1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay
2.2. 1– Nội dung thông tin tài chính công trên Thời báo Tài chínhViệt Nam
2.2.2 Nội dung thông tin tài chính công trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính và
Nội dung tài chính công của ấn phẩm Sài Gòn Đầu tư Tài chính tập trung ở 2 trang Tài chính - Ngân hàng (8 - 9), và nằm rải rác ở các trang 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, với lượng tin, bài không cố định mà tùy thuộc vào vấn đề thời sự. Số lượng tin mỗi số báo khoảng trên dưới 10 tin.
Chuyên mục “Tiêu điểm” nằm trang 3 là những bài bình luận, chuyên luận về chính sách vĩ mô. Trang 4 có chuyên mục “Góc nhìn”; trang 5 có chuyên
mục “Nhịp cầu bạn đọc” và chuyên mục “Giá cả thị trường”. Những chuyên mục này là “đất” để chuyển tải các bài bình luận, các sự kiện vấn đề về nhiều nội dung, trong đó có nội dung tài chính công.
Nội dung tài chính công ở chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ khá ít. Chuyên trang này chủ yếu tập trung vào nội dung hướng dẫn, tư vấn đầu tư vào các lĩnh vực, và hoạt động ngân hàng, chứng khoán.
Về nội dung thu ngân sách, trọng tâm thông tin của tờ báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính là về những tác động của chính sách thuế, phí vào cuộc sống. Dẫn chứng, ở trang 5 (số Thứ hai 14/5/2012) báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính có đăng tại chuyên mục “Nhịp cầu bạn đọc” bài báo mang tên: “Phí bảo trì đường bộ hay thuế”; “Giải cứu doanh nghiệp: Giảm giá, kích cầu tiêu dùng” (trang 6, 7)…
Trong nội dung bài “Hỗ trợ xuất phát từ thực tế” (trang 18, số Thứ hai 14/5/2012), sau khi nêu lên những khó khăn nhiều bề của ngành Nhựa đang gặp phải, đã đưa ra 1 kết luận khá nặng nề rằng “luật thuế bao bì bức tử DN nhựa”. Theo phân tích của tác giải bài viết thì: “Quy định từ việc đánh thuế túi nilon không thân thiện với môi trường sản xuất trong nước cao nên một số đối tác đã không tiếp tục sử dụng bao bì của các nhà sản xuất trong nước mà chuyển sang nhập khẩu. Điều này khiến cho các DN nhựa tiến thoái lưỡng nan: Tăng giá thì mất khách, mà giữ giá thì cầm chắc lỗ…”. Những phân tích cụ thể như trên đã
có tác động trực tiếp, tức thời đến cơ quan Thuế, Bộ Tài chính để nhanh chóng có sự phản hồi, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Với bài “Phí bảo trì đường bộ hay thuế”, sau khi phân tích về mức phí đường bộ cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các DN vận tải, bài báo kiến nghị: “Cần công khai kinh phí sửa chữa, đầu tư và chất lượng công trình để giảm chi phí của Nhà nước và tính mức thu phí hợp lý”.
“Giảm, giãn thuế, hạ lãi suất tác dụng đến đâu?” là câu hỏi đặt ra trong
bài báo“Giải cứu doanh nghiệp: Giảm giá, kích cầu tiêu dùng”. Bài báo đã nêu ra một sự bất hợp lý, đó là “nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp cho rằng,
việc gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thậm chí nếu có giảm 30% cũng chỉ lợi cho các DN làm ăn có lãi, còn các DN đang mấp mé phá sản không được hưởng gì. Vì DN làm ăn không có lợi nhuận lấy gì đóng thuế thu nhập DN để được hưởng việc giảm này?... Cái DN hiện cần là giải pháp kích tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho, giúp bảo toàn vốn chủ sở hữu, từ đó mới mạnh dạn mở rộng sản xuất”
Chính sách tiền tệ phải linh hoạt và nới lỏng hơn, đồng thời thắt chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát nhưng vẫn hỗ trợ DN nhằm tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý - đó là quan điểm của PGS - TS Trần Hoàng Ngân, được thể hiện qua bài báo “Vực dậy kinh tế suy giảm: Nới tiền tệ, thắt tài khóa” (17/5/2012) trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính. Theo quan điểm của ông Trần Hoàng Ngân: “Cần kéo lãi suất giảm sâu hơn, cung tiền bơm ra nhiều hơn, giúp
DN tiếp cận vốn trên 2 thị trường: Thị trường tiền tệ thông qua việc vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DN”.
Số báo Thứ hai (22/10/2012) trên báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính có bài: “Định hướng mục tiêu phát triển: Cần đổi mới tư duy, tầm nhìn”. Đây là bài viết chuyển tải những đường hướng chính sách được Kỳ họp Quốc hội khóa XIII đưa ra xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4. Bài viết đưa ra nhận định của TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội: “Để đảm bảo có
nền tài chính lành mạnh, là một “mạch máu” nuôi dưỡng nền kinh tế, trước hết phải “chữa bệnh” về máu, tức bảo đảm cho hệ thống ngân hàng lành mạnh. Đặc biệt, công tác đánh giá tài sản, đánh giá nợ xấu, đánh giá tín dụng cho vay, các khế ước cho vay… là những vấn đề cần đặc biệt lưu ý.” Nhận định này có
tính cảnh báo cao, phân tích sâu và trúng, trong thực trạng ngân hàng đang có nhiều vấn đề “khó giải” như nợ xấu, sở hữu chéo hiện nay.
Số báo ra ngày Thứ năm (17/1/2013), tại chuyên mục Nhịp cầu bạn đọc, Sài Gòn Đầu tư Tài chính với bài viết: “Xác định tiêu chí để áp thuế” đã đưa ra những đóng góp đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng do Bộ Tài chính soạn thảo. Một trong những kiến nghị là cần có quy định rõ ràng hơn trong việc xác định các loại thuế suất, bởi hiện còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong vấn đề này…
Qua khảo sát cho thấy, báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ Báo Lao động phản ánh về lĩnh vực tài chính công với số lượng tin, bài không nhiều bằng TBTCVN. Ấn phẩm Sài Gòn Đầu tư Tài chính có chú ý đưa một số bài, tin, chủ yếu về chính sách tài khóa, các luật thuế. Hoạt động hải quan, kho bạc hầu như vắng bóng. Chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ báo Lao động chủ yếu tập trung vào vấn đề đầu tư và các thị trường tài chính, bất động sản, giá cả…
Điểm ưu việt hơn của báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính, là lựa chọn những tiêu điểm đang là vấn đề thời sự nóng hổi, sát sườn với đời sống dân sinh để thực hiện, nên được người đọc đón nhận. Tính phản biện của báo khá cao, tác động nhanh đến việc hồi đáp, giải thích và điều chỉnh chính sách. Việc triển khai bài viết cũng khá sắc sảo, gây được tiếng vang trong dư luận, do có những cây
bút có bề dày của Sài Gòn Giải Phóng thực hiện. Trong khi TBTCVN chạy theo phản ánh “diện”, thì Sài Gòn Đầu tư Tài chính chú tâm vào “điểm”. Hạn chế của TBTCVN cũng là hạn chế chung của các báo ngành, với tiêu chí là phản ánh đầy đủ, toàn diện các mặt hoạt động của ngành nên khó thuyết phục được bạn đọc ngoài ngành.
- Đánh giá về thông tin tài chính công trên TBTCVN, Sài Gòn Đầu tư Tài chính vàchuyên trang Đầu tư - Tiền tệ
+ Thông tin toàn diện, đầy đủ về các chính sách và hoạt động quản lý, điều hành, thực thi tài chính
Thông tin tài chính công chính là ưu thế có tính đặc thù của Thời báo Tài chính Việt Nam. Với vai trò, chức năng của tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, việc cung cấp thông tin nhanh nhất, cụ thể, chính xác nhất cho báo đương nhiên là nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính; đồng thời, việc đưa tin, bài về chính sách tài chính, về quản lý, thực hành công tác tài chính cũng chính là nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của tờ báo thuộc sự quản lý của ngành. Như vậy, với nguồn thông tin dồi dào, tin cậy, lĩnh vực tài chính công là điểm mạnh của Thời báo Tài chính, xét về số lượng tin bài và diện phản ánh có thể nói là đứng đầu các báo tại Việt Nam.
Với thế mạnh của mình, TBTCVN đã kiến tạo được các loạt bài viết theo chủ đề, nên đạt được cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông tin. Nội dung thông tin về thuế, hải quan, kho bạc luôn dày dặn. Từ những thông tin này, người đọc rất dễ dàng hình dung được những công việc cụ thể của các đơn vị, hình dung được hoạt động thu, chi ngân sách một cách tổng thể.
Lĩnh vực Thuế và Hải quan đã được TBTCVN phản ánh ở nhiều góc độ, chủ yếu tập trung vào những nội dung về chính sách; những hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngành Thuế, Hải quan; tiến độ thu từng tháng, từng quý, năm… đã nêu bật được những nỗ lực của ngành Thuế, Hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.
Với tên gọi: “Tài chính và hội nhập”, trang 4, 5 của TBTCVN nhằm chuyển tải ý nghĩa đây là 2 trang mang hơi thở của đời sống ngành Tài chính, tác động vào đời sống xã hội, chứ không dừng ở mục đích “minh họa chính sách”. Nội dung chủ yếu của là những bài viết về những vấn đề cốt yếu của thuế, hải quan, chuyển tải ý tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, ghi nhận, cổ vũ hoạt động của ngành Thuế, Hải quan và ngành Tài chính cả nước, đồng thời định hướng dư
luận, tạo sự đồng thuận của dư luận đối với những vấn đề tài chính nhạy cảm. Trang 4 thiết kế cột tin “Nhịp sống tài chính” gồm các tin ngắn về hoạt động của các đơn vị trong ngành; phần tin này còn được bố trí thêm ở trang 5. Trang 5 luôn có chuyên mục: “Hỏi - đáp chính sách Thuế”, là nơi giải đáp những thắc mắc từ phía người dân và DN về chính sách và những trường hợp vướng mắc cụ thể…
Qua khảo sát cho thấy, Thời báo Tài chính Việt Nam từ 3/2012-3/2013 đăng 168 bài và khoảng 800 tin về thuế; 123 bài và khoảng 600 tin về hải quan. Kết quả, các chính sách về thuế và hải quan được cập nhật kịp thời và được đi sâu giải thích, phân tích cho bạn đọc hiểu và thực hiện. Hoạt động của ngành Thuế, Hải quan cũng được phản ánh khá đầy đủ: Hoạt động hành thu, truy thu thuế nợ đọng; chống chuyển giá, cải cách hành chính, giải đáp chính sách cho doanh nghiệp…
+ TBTCVN còn hạn chế về thông tin phản hồi, trái chiều, dự báo, trong khi với Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư – Tiền tệ lại là thế mạnh
TBTCVN là tờ báo có số lượng tin, bài nhiều nhất về nội dung này và phản ánh cụ thể, đầy đủ nhất hoạt động của ngành, tuy nhiên, còn phụ thuộc nhiều vào các văn bản chính sách, tài liệu tổng kết, mà thiếu thực tế. Các phóng viên thực hiện bài viết chỉ mới chú trọng việc lấy thông tin từ các hội nghị, từ Bộ Tài chính, từ Tổng cục Thuế, và việc đi xuống các đội thuế, chi cục, cục thuế mới chỉ thực hiện ở địa bàn Hà Nội là chính. Cũng như vậy, thông tin về Hải quan được lấy từ nguồn Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan là chủ yếu; mỗi năm, phóng viên đi công tác một số lần, theo đoàn của Tổng cục hoặc chủ động đi cá nhân… Việc đi cơ sở tập trung ở các đô thị lớn và một vài cửa khẩu phía Bắc nên chưa có tính toàn diện, thiếu hơi thở của nhịp sống tài chính thực tế. Đây là điểm yếu mà TBTCVN đang trên đà khắc phục để phát triển.
Cũng chính vì hạn chế nêu trên, nên việc thực hiện phóng sự điều tra có tính phát hiện còn rất hiếm hoi. Những bài ghi chép, phóng sự, điều tra, nêu ý kiến từ phía DN và người dân về chính sách thuế, về hoạt động thu thuế ở nhiều chiều chưa thực hiện được. Dòng thông tin phản hồi từ phía đối tượng chịu thuế như các doanh nghiệp, tiểu thương, hộ dân… còn thưa thớt, thiếu vắng.
Tác động của các chính sách tài chính và hoạt động thu, chi ngân sách tới xã hội, cộng đồng còn chưa được đề cập rõ ràng, đầy đủ. Hơn nữa, khi chính sách đi vào thực thi gặp vướng mắc, TBTCVN còn ngại động chạm, các bài viết của báo Tài chính thiếu sự sắc bén, nhanh nhạy, chậm phản hồi. Trước những
hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở một vài cá nhân, đơn vị của ngành, báo chưa kịp thời lên tiếng, chưa dám đi thẳng vào vấn đề, đưa ra những nhận định trái chiều, trực diện như một số báo khác. Sức mạnh của thông tin phản hồi chưa thể hiện rõ bằng một số báo kinh tế có chuyên trang về kinh tế, tài chính, trong đó có