1 Thời báo Tài chínhViệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 31 - 34)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.1. 1 Thời báo Tài chínhViệt

Thời báo Tài chính Việt Nam có quy mô tương đối lớn. Hiện TBTCVN có trụ sở Tòa soạn ở 34 Tuệ Tĩnh - Hà Nội. Chi nhánh tại 138 Nguyễn Thị Minh Khai - TP. Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Bắc miền Trung tại số 3 - Đại lộ Lê Nin - Nghệ An.

Tổ chức bộ máy: Gồm 1 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập với 6 phòng, ban: Phòng Thư ký Tòa soạn, Phòng Phóng viên Kinh tế, Phòng Phóng viên Thị trường - Doanh nghiệp, Phòng Báo Điện tử, Phòng Trị sự, Phòng Phát hành - Quảng cáo và Tổ chức sự kiện, Phòng Bạn đọc.

Thời báo Tài chính Việt Nam xuất bản số đầu tiên vào ngày 2/9/1993. Số lượng phát hành chưa lớn: 1,2 vạn bản/số. Hiện TBTCVN có 3 ấn phẩm: Tuần báo phát hành tuần 3 số (vào các ngày thứ 2, 4, 6), Đặc san hàng tháng và Báo Điện tử. Trong phạm vi luận văn này, người viết khảo sát trên tờ tuần báo (16 trang/kỳ).

Tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, đồng thời là diễn đàn của toàn dân, của mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế. Tờ báo đã và đang hướng tới đối tượng bạn đọc đông đảo là đội ngũ cán bộ tài chính, doanh nghiệp và những ai quan tâm đến hoạt động kinh tế - tài chính. Thời báo Tài chính Việt Nam vừa mới cho ra đời báo mạng điện tử và trong thời gian tới hướng đến phát triển thành nhật báo.

Là “người phát ngôn” của ngành Tài chính nên thông tin về tài chính là thông tin chủ đạo trên TBTCVN. Có thể tạm phân chia những nội dung chính trong lĩnh vực tài chính được Thời báo Tài chính Việt Nam tập trung phản ánh, đó là: Lĩnh vực tài chính công (chính sách tài chính, thuế, hải quan, tài chính đối ngoại, quản lý kho quỹ); Chứng khoán (chính sách về chứng khoán và hoạt động của thị trường chứng khoán); Tiền tệ - ngân hàng (lãi suất, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ…); Bất động sản (quản lý đất đai, diễn biến thị trường nhà đất…)…

Những năm gần đây, đặc biệt là từ 2009, tờ báo được trình bày theo xu hướng hiện đại. Tờ báo hiện nay gồm 16 trang, được tổ chức các chuyên trang sau:

Trang 1, 2, 3: Thời sự

Trang 4, 5: Tài chính và Hội nhập Trang 6, 7: Kinh tế - Phát triển Trang 8, 9: Chứng khoán - Tiền tệ Trang 10, 11: Văn hóa - Xã hội

Trang 12, 13: Doanh nghiệp và Doanh nhân Trang 14: Chuyên đề

Trang 15: Thời sự Quốc tế Trang 16: Quảng cáo

2.1.2. Giới thiệu khái quát về Sài Gòn Đầu tư Tài chính

Sài Gòn Đầu tư Tài chính là ấn phẩm của Báo Sài Gòn Giải phóng, phát hành Thứ Hai và Thứ Năm hàng tuần, gồm 24 trang, in màu toàn bộ. Trụ sở báo tại 49 Võ Văn Kiệt, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Cơ cấu trang mục gồm có trang 1 rút những tin, bài chính; trang 2, 23, 24 đăng quảng cáo. Trang 3 bao gồm mục lục và bài “Tiêu điểm”. Trang 4 - 5 là các tin tức. Trang 6 - 7 mang tên “Chủ điểm - Sự kiện”. Trang 8 - 9 là Tài chính - Ngân hàng. Trang 10 - 11 là Chứng khoán - Cơ hội đầu tư. Trang 12 - 13 - 14 - 15: Thông tin thị trường - dịch vụ - doanh nghiệp. Trang 16 - 17: Xây dựng - Bất động sản. Trang 18 - 19: Doanh nghiệp - Phát triển. Trang 20 - 21: Nhìn ra thế giới. Trang 22: Phóng sự - Ghi chép.

2.1.3. Giới thiệu khái quát về Chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ của Báo Lao động

Trụ sở chính báo Lao động tại số 51, phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Lao động được đánh giá là một trong những tờ báo tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực.

Từ năm 1990, Báo có 8 trang với gần 50 chuyên mục, phản ánh đầy đủ các mặt đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn quốc bằng phong cách riêng của

tờ báo giai cấp công nhân. Báo ra 3 số/tuần, đã phần nào nhanh chóng cung cấp tin tức cho bạn đọc. Đầu tư - Tiền tệ là chuyên trang của Báo Lao động.

Chuyên trang này có chuyên mục Thị trường chứng khoán, chuyên mục Doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những bài viết về thị trường bất động sản; giá cả của các mặt hàng tiêu dùng và đồ gia dụng; tin kinh tế thế giới…

2.2 – Nội dung thông tin tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư – Tiền tệ báo Lao động

Qua khảo sát tin, bài về lĩnh vực tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam (trong thời gian 1 năm, từ 3/2012 - 3/2013 bao gồm 157 số báo); dẫn chứng, chứng minh về chất lượng nội dung thông tin tài chính của TBTCVN, có sự tham khảo, so sánh, đối chiếu với ấn phẩm Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ, từ đó giúp nhận diện được thành công và hạn chế của thông tin lĩnh vực này trên các ấn phẩm báo chí, tác động đến việc xây dựng và thực thi các chính sách tài chính vào đời sống và công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính của TBTCVN từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Mỗi số báo Thời báo Tài chính Việt

Nam có 16 trang, trong đó có 10 trang (từ trang 1 đến trang 9 và thêm trang 14) có nội dung chủ đạo thuộc lĩnh vực tài chính.

Với 10 trang có nội dung tài chính nói trên, trung bình mỗi số có 8 bài, 30 tin, trên tổng số 12 bài, 45 tin của cả số báo. Như vậy với 157 số báo, lượng tin bài thuộc lĩnh vực tài chính có khoảng trên dưới 1.250 bài và 4.700 tin, trên tổng số khoảng 1.880 bài và hơn 7.000 tin được đăng tải trong thời gian 1 năm. (Xem

bảng 2.1)

Mỗi số báo, trang 1, 2, 3 là hoạt động nổi bật của Nhà nước và của ngành về tài chính nói chung; trang 4 luôn là trang về các hoạt động của ngành Thuế; thêm vào đó, tin về hoạt động của ngành Thuế có thể nằm thêm ở các trang 2,3,5. Lĩnh vực Hải quan có thể coi là nội dung được phản ánh đậm nét, chỉ sau lĩnh vực Thuế. Tin, bài về Hải quan luôn nằm ở trang 5, đôi khi vào trang 2,3 và 4. Trang 6, 7, 8, 9 cũng có khoảng 80% là nội dung tài chính, cụ thể là các hoạt động quản lý tại ngành Kho bạc, ngành Dự trữ, các vụ, cục thuộc Bộ, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam, chứng khoán, ngân hàng... Tại trang 14, mỗi tuần dành 1 trang cho lĩnh vực bảo hiểm.

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Sài Gòn Đầu tư

Tài chính ra 1 tuần 2 số báo, mỗi số gồm 24 trang, với trung bình 10 bài và 50 tin/số.

Bên cạnh những nội dung về tài chính có điểm song trùng với Thời báo Tài chính Việt Nam như những chính sách mới về thuế, phí; các sự kiện, tin “nóng” về lĩnh vực thuế, hải quan, vay nợ nước ngoài, chứng khoán, bất động sản, tiền tệ, vàng, diễn biến thị trường giá cả…, Sài Gòn Đầu tư Tài chính còn đưa nhiều thông tin về đầu tư, xây dựng, các thị trường dịch vụ, tài chính quốc tế, thông tin doanh nghiệp và những thông tin mang tính chỉ dẫn…

Trong 1 số báo, số lượng tin về tài chính khoảng 25 tin, số lượng bài về lĩnh vực này khoảng 5 bài. Như vậy trong 1 năm đăng khoảng 2.500 tin và 500 bài viết về lĩnh vực tài chính trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính, trên tổng số khoảng 5.000 tin và 1.000 bài viết trên toàn số báo cả năm về nhiều lĩnh vực. (Xem bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)