tiết kiệm của Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào quỹ bảo trợ trẻ em. Kêu gọi các nhà nghiên cứu thực hành ứng dụng khoa học công nghệ y học, giáo dục để nâng cao chất lượng sức khỏe, trình độ hiểu biết cho trẻ và gia đình trẻ, giúp trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, trưởng thành những công dân hữu ích cho đất nước.
3.1.5. Giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội mà trƣớc hết là của gia đình gia đình
Quan điểm này chỉ rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đồng thời nói lên tính xã hội rộng lớn của việc giáo dục trẻ, mà trước tiên là gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ ngay từ khi mới chào đời, cho đến khi trưởng thành gia đình đó vẫn ngự trị trong tim mỗi người và đều có ảnh hưởng, tác động nhất định trong cuộc sống sau này của mỗi thành viên. Vì vậy trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, các thành viên trong gia đình biết chia sẻ trách nhiệm, tình thương với nhau. Do đó, mọi thiết chế và tổ chức trong xã hội cần tôn trọng và ủng hộ những cố gắng của các bậc phụ huynh và của gia đình để trẻ được sống trong gia đình, đồng thời ra sức ngăn ngừa việc tách trẻ rời khỏi sự giáo dục của gia đình, nhất là việc tách rời cha mẹ trẻ. Khi trẻ buộc phải tách khỏi hoặc rời xa gia đình vì lý do bất khả kháng hoặc vì lợi ích tốt hơn cho bản
thân trẻ thì gia đình và xã hội cần phải quan tâm, sắp xếp để trẻ có được sự giáo dục thay thế thích hợp để trẻ vẫn có cảm giác được sống trong tổ ấm gia đình và coi đó là gia đình của mình. Không để trẻ lang thang, sống buông thả, thiếu mái ấm và tình thương, vì như vậy trẻ rất dễ hư hỏng và sa ngã, tạo gánh nặng và áp lực cho cả xã hội.
Giữa gia đình và xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau vì nhiều gia đình cộng lại tạo thành xã hội, gia đình là hạt nhân của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Nếu nền tảng gia đình bị lung lay thì xã hội cũng khó có thể phát triển nhanh và bền vững được, càng khó có thể tạo nên thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước giàu mạnh được, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức xây dựng đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Là tổ chức chính trị lãnh đạo toàn xã hội- Đảng ta có trách nhiệm đề ra và lãnh đạo việc thực hiện các đường lối và chính sách lớn về phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự nghiệp giáo dục trẻ em. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội của Đảng thông qua việc đề ra, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, quan điểm và những chính sách lớn ở các cấp, các ngành, đặc biệt là lãnh đạo thông qua hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và sự gương mẫu của từng đảng viên. Hầu hết các Văn kiện đại hội Đảng cũng như các kỳ họp của Ban chấp hành trung ương về những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đều đề cập đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ chính trị và Ban bí thư trung ương đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để định hướng và lãnh đạo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với trẻ em.
Vai trò quản lý của Nhà nước là quản lý thông qua hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế xã hội, đặc biệt là các chính sách về dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và của ngành, của địa phương. Nhà nước có
trách nhiệm chỉ đạo và tham gia vào việc vận động xã hội, lồng ghép và phối hợp liên ngành, huy động các nguồn lực, các phong trào của nhân dân hướng vào việc thực hiện chiến lược về chăm sóc giáo dục trẻ em, đồng thời thực hiện những cam kết với quốc tế mà Chính phủ đã ký kết.
Các ngành, đoàn thể có trách nhiệm tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách nhằm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trẻ, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. Mỗi ngành, đoàn thể có trách nhiệm đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chức năng và tôn chỉ mục đích hoạt động cuả mình, đồng thời theo chương trình, kế hoạch hành động, theo các dự án vì trẻ em của Ủy ban bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Mà các cơ quan là thành viên đã có cam kết phối hợp xây dựng và thực hiện.
Sự tham gia của cộng đồng là là yếu tố quan trọng đối với kết quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì đó là địa bàn mà trẻ em sinh ra và lớn lên, nơi gần gũi và hiểu trẻ em nhất, đồng thời là môi trường quan trọng nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của trẻ. Việc xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ hiện nay đang trở thành yêu cầu quan trọng, nhằm xây dựng hạnh phúc cho trẻ em, cho từng gia đình cũng như từng cộng đồng và toàn xã hội. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trước hết cần phải đổi mới phương pháp và tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chủ động và tự giác vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em,thực hiện phối hợp liên ngành, lồng ghép công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trong các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, bồi dưỡng kiến thức và năng lực giáo dục trẻ em cho các gia đình và cộng đồng, đồng thời mở rộng các hoạt động nhân đạo vì trẻ em, phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.