3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình
3.2.3. Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, quê hƣơng, đất nƣớc
phẩm chất tốt.
Mỗi môi trường phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để có phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp. Nhà trường, đoàn đội hay các tổ chức xã hội khác không thể thay thế gia đình được, nhưng cũng cần phải quan tâm, phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục trẻ. Gia đình, nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội liên kết hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những nhân tố này có quan hệ trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của trẻ em và là lực lượng thực hiện, phổ biến tốt các quyền của trẻ em.
3.2.3. Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, quê hƣơng, đất nƣớc cho trẻ em trẻ em
*) Giáo dục truyền thống quê hương, đất nước
Có thể nói: Lịch sử không phải cái gì khác, là sự thay thế liên tục của các thế hệ. Thực vậy, thế hệ những người đang đứng ở các vị trí quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay, nhiều lắm cũng chỉ có thể xây nền, đắp móng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng , văn minh” phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ tuổi hôm nay đang ngồi trên ghế nhà trường gánh vác và đảm nhận. Do đó, để lớp trẻ hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang ấy, chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục cho trẻ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường; đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan, yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo.... Đây là một vấn đề có tính cấp thiết trong thời đại hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài phải
được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mọi bước tiến của cách mạng. Nó không những có tác dụng phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ mà còn tạo ra một sức mạnh to lớn, một lợi ích trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Giáo dục truyền thống dân tộc cho trẻ em hiện nay nhằm xây dựng ở trẻ lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong đó gia đình luôn đóng vai trò trực tiếp và quan trọng. Vì vậy, công tác giáo dục truyền thống dân tộc là một phần không thể thiếu để phát triển thế hệ trẻ yêu nước, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, có tinh thần dân tộc, có lập trường vững vàng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không bị các thế lực thù địch lôi kéo và lợi dụng.
Nhất là trong bối cảnh đất nước đang tham gia hội nhập sâu rộng về mọi mặt với các nước trên thế giới thì việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung cho thế hệ trẻ càng có vai trò hết sức quan trọng. Song, trong các nhà trường vẫn đang tồn tại một tình trạng đáng buồn là có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ của chúng ta nhận thức hết sức nông cạn và hời hợt đối với truyền thống lịch sử của dân tộc ta. Trước hết phải khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam có một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách. Những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì quê hương, đất nước. Trong số đó có rất nhiều tấm gương trẻ tuổi: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu… Thời gian qua, dư luận đã rất xúc động khi đọc các cuốn sách: “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Họ thực sự là những tấm gương sinh động của tinh thần kiên cường bất khuất và lý tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. Để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, lớp lớp cha anh đi trước đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương
máu và nước mắt. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta rất đáng tự hào, đáng tiếc là có một bộ phận giới trẻ còn tỏ ra thờ ơ, hờ hững với quá khứ hào hùng đó. Đáng buồn hơn khi kết quả thi môn lịch sử trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm qua bộc lộ nhiều mảng tối trong chất lượng dạy và học môn lịch sử nói riêng và công tác giáo dục truyền thống quê hương, đất nước nói chung, khiến dư luận xã hội hết sức quan ngại! Trong khi đó, các em lại thuộc lòng tên hàng loạt những diễn viên Hàn Quốc, các cầu thủ bóng đá của nước ngoài, tên các trò chơi điện tử đang thịnh hành hay những ngày lễ kỷ niệm được du nhập từ phương Tây.
Mặc dù vậy, không ít gia đình nhận thức chưa đúng về vai trò của mình trong giáo dục truyền thống yêu nước cho trẻ trong gia đình, xem đó là trách nhiệm của nhà trường, xã hội, của các tổ chức đoàn thể, họ tỏ ra thờ ơ hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục chung của toàn xã hội, đến việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Trong khi, chính gia đình lại có vai trò rất lớn trong giáo dục trẻ, nhất là trong giáo dục các sự kiện lịch sử của quê hương, đất nước, gương các anh hùng, liệt sỹ, anh hùng dân tộc, giải đáp thắc mắc của trẻ khi trẻ có nhu cầu tìm hiểu về các lễ hội của địa phương, các ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc, vv…Từ đó trang bị cho trẻ lòng tự hào dân tộc, gắn bó với quê hương và thấy tự hào về những thắng lợi lẫy lừng của dân tộc ta, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.
Với tính cách là những sự vật, hiện tượng đã xảy ra và tồn tại khách quan trong quá khứ, gia đình có ưu thế trong giáo dục trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức đa dạng như miêu tả, kể chuyện, trực quan, đóng vai… đặc biệt là có nhiều người lớn cùng tham gia trò chuyện, giáo dục trẻ với cách sử dụng lời nói sinh động giàu hình ảnh, vừa mang tính giáo dục, vừa mang yếu tố tình cảm đặc thù- tình cảm ruột thịt cùng huyết thống , nhất là khi trẻ được giáo dục trong không gian gia đình gần gũi, mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức thoải mái hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Chính từ thực trạng đó, hơn lúc nào hết mỗi người lớn chúng ta phải nhận thấy việc giáo dục truyền thống quê hương, đất nước là công việc của toàn Đảng, toàn dân. Công việc này cần được tiến hành đồng bộ ở gia đình, nhà trường và xã hội, ở tất cả các tổ chức đoàn thể. Đồng thời, cần được quán triệt sâu sắc ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các cấp các ngành.
Giáo dục truyền thống là công việc phức tạp, cần được triển khai bằng những hoạt động cụ thể với nhiều hình thức phong phú, đa dạng theo phương châm từng bước xã hội hóa thông qua việc tổ chức các ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc như: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/2, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3,…; các lễ hội của địa phương, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước: “ Đền ơn đáp nghĩa”, “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Thắp nến tri ân các liệt sĩ”, thăm viếng và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sỹ trên địa bàn trẻ sinh sống,vv.… Giáo dục truyền thống quê hương, đất nước cần bắt đầu ngay từ chính việc tìm hiểu lịch sử làng,xã, trường học, nơi trẻ được sinh sống và học tập. Cần tạo điều kiện cho trẻ nhận ra giá trị đích thực và sức sống vững chắc của văn hóa truyền thống. Trong rất nhiều các hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến sự chăm lo cho các đối tượng người có công với cách mạng, điển hình là chương trình góp công góp sức để xây dựng nhà ở cho các gia đình chính sách. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục truyền thống.
Giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ. Nhất là trong bối cảnh quê hương, đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của khoa học công nghệ, của lối sống buông thả, các luồng văn hóa phẩm độc hại cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của các lực lượng giáo dục đã làm cho một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ nông cạn và thờ ơ với các giá trị truyền
thống của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, gây nguy hại cho xã hội và tương lai của dân tộc.
Thực chất công tác giáo dục truyền thống quê hương là sự bồi đắp, hun đúc những tư tưởng, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã được hình thành trong các mối quan hệ lịch sử- xã hội. Giáo dục truyền thống quý báu cho trẻ chính là đem đến cho các em những di sản văn hóa của dân tộc, của quê hương đã được đúc kết từ bao thế hệ ông cha, những sản phẩm tinh thần vô giá đã được gạn lọc, chắt chiu qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại. Đó cũng là tiền đề quan trọng để giúp thế hệ trẻ có thể nhanh chóng tiếp thu những cái mới mẻ, cái hiện đại, làm cơ sở khoa học cho quá trình rèn luyện, phấn đấu trở thành con người hữu ích cho xã hội.
*) Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt; được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ cho trẻ đó là sự truyền thụ và lĩnh hội những giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau trong mỗi gia đình; là sự giáo dục không có lớp học cụ thể, không thành chương trình, kế hoạch rõ ràng nhưng nội dung và hình thức dạy luôn luôn phong phú, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của trẻ và được trẻ lĩnh hội một cách tự nhiên, tình cảm, thoải mái, phù hợp với cá tính của từng trẻ.
Thực tế cho thấy, con người ai cũng bắt đầu từ gia đình và cha mẹ là người đầu tiên biến trẻ từ một thực thể sinh vật thành thực thể xã hội. Với chức năng giáo dục, gia đình đã trở thành môi trường gần gũi nhất, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng mỗi người, là nơi con người sinh ra và hình thành nền tảng nhân cách. Gia đình giáo dục cho mỗi người ngay từ khi còn nhỏ những tình cảm hết sức cụ thể về truyền thống gia đình, dòng họ như truyền thống yêu nước, thương người, kính trên nhường dưới, cần cù, sáng tạo, vượt khó,vv… thông qua những hành động cụ thể, những tấm gương cụ thể trong gia đình, dòng họ. Đó là nền tảng gia đình giúp trẻ phát triển, hoàn thiện mọi mặt khi bước vào thực tiễn xã hội, là hành trang tinh thần
giúp các em vững bước ở tương lai và ra sức phấn đấu làm rạng danh gia tộc, dòng họ.
Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trẻ trưởng thành. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình luôn có nhiều ý nghĩa và mạng lại niềm tự hào lớn đối với mỗi người. Và để công tác giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ cho trẻ đạt hiệu quả cao thì trước hết các bậc cha mẹ phải là tấm gương sáng mẫu mực cho trẻ học hỏi, phải nhận thức rõ: Việc nuôi dạy con không phải là gánh nặng mà chính là một phần thưởng đối với những người làm cha làm mẹ. Những gì chúng ta nuôi dạy con mình không bao giờ là lãng phí cả. Gia đình chính là cánh cửa đầu tiên mở ra cuộc sống đa dạng và rộng lớn hơn đối với trẻ. Những buồn vui, thăng trầm, thành công hay thất bại của gia đình sẽ luôn in sâu vào ký ức của mỗi người con. Chính những ký ức mà cha mẹ tạo ra cho con trẻ trong ngày hôm nay sẽ theo trẻ suốt thời gian dài và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống mai sau của trẻ. Từ đó cha mẹ có trách nhiệm trọng việc giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của gia đình, yêu gia đình, khuyến khích trẻ luôn có lòng tự trọng, giữ gìn nề nếp tốt đẹp của gia đình (uống nước nhớ nguồn; đói cho sạch, rách cho thơm; kính trên nhường dưới; tương thân tương ái; đoàn kết …), kể cho trẻ nghe về những thành tích, những điểm nổi bật trong truyền thống gia đình mình như: ông bà đã vất vả như thế nào để nuôi dưỡng bố, mẹ nên người; cha mẹ đã trải qua khó khăn như thế nào để có cuộc sống ngày hôm nay; niềm tự hào, hãnh diện của dòng họ về sự học hành giỏi giang, sự thành đạt của cô hoặc chú, bác; hành trình của gia đình khi di cư từ quê lên thành phố hoặc lý do bố mẹ không muốn rời bỏ mảnh đất tổ tiên để lại,vv … Từ đó sẽ giúp trẻ nhận thức được lịch sử gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ, biết quý trọng thành quả mà tổ tiên đã gây dựng, thấy gắn bó nhiều hơn với gia đình và tạo động lực để trẻ luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời trẻ sẽ ý thức được mình là một thành viên và cũng như những thành viên khác trong dòng họ, mình cần phải góp sức làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn, dòng họ được vẻ vang hơn.
Tuy nhiên trong quá trình giáo dục trẻ, các bậc cha mẹ nên kết hợp giá trị của gia đình với những chuẩn mực chung của xã hội và lồng ghép vào đó những bài học thực sự có ý nghĩa đối với con trẻ. Hãy dành thời gian chia sẻ, giải thích cho trẻ về những giá trị chuẩn mực của gia đình và xã hội, giúp trẻ có những nhận thức bước đầu về một con người hữu ích đối với gia đình và xã hội mình đang sống. Đồng thời cho trẻ em thấy rằng: Gia đình không chỉ mạng lại tình yêu thương, niềm tin, hy vọng mà còn là trường học hữu ích để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống rộng lớn hơn.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em cho thấy vai trò quan trọng của gia đình. Trong đó, giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước là một nội dung không thể thiếu. Dẫu biết rằng, hiệu quả của quá trình giáo dục truyền thống đó đạt được ở mức độ nào luôn phải đặt trong mối quan hệ với các lực lượng, các tổ chức xã hội. Việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ còn giúp gia đình phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực,