Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội, tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở Thái Bình hiện nay (Trang 99 - 104)

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình

3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội, tạo

môi trƣờng thống nhất cho việc giáo dục trẻ em

Theo C.Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [5, tr.11]. Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Cuộc sống của con người chịu sự chi phối bởi môi trường tự nhiên

và xã hội mà con người sống trong đó. Gia đình là một trong ba môi trường xã hội hóa trẻ em, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗicon người. Thông qua gia đình mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện cả về mặt tự nhiên và xã hội. Gia đình không chỉ sinh ra con người, thực hiện các chức năng chăm sóc, hoàn thiện thể lực cho trẻ em mà còn là một trường học đầu đời cho mỗi đứa trẻ phát triển, hoàn thiện yếu tố xã hội trong con người: dạy trẻ em cách ăn mặc, giao tiếp, tiếp thu văn hóa công cộng. Gia đình là nơi giúp các cá nhân có cơ sở để tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực xã hội, vững tin bước sang một môi trường xã hội hóa cao hơn. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn lực về đức- trí- thể- mĩ cho trẻ phải chú ý nâng cao vị trí, vai trò, chức năng, phương pháp giáo dục gia đình trong việc xã hội hóa trẻ em; đồng thời phải kết hợp hài hòa các môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ em, bởi đây là ba môi trường có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trẻ.

Khi so sánh giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội thì điều đáng chú ý là tính đa dạng và nhiều chiều của nó. Gia đình vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (Ông hoặc bà, cha, mẹ với con, cháu), vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết gắn bó với nhau, tác động đến từng cá nhân thông qua lối sống, nếp sống, văn hóa gia đình. Giáo dục gia đình khác hẳn giáo dục nhà trường ở sự đa dạng của thầy dạy về giới tính, lứa tuổi, cá tính, công việc, tính đa dạng trong kiến thức cung cấp cho trẻ như: kinh nghiệm làm ăn, cách cư xử, sự hiểu biết về xã hội, cách tổ chức đời sống gia đình,... tính đa dạng về phương pháp giáo dục: Không chỉ bằng truyền đạt một chiều mà thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, ít lý thuyết mà chủ yếu bằng việc làm cụ thể.

Tuy nhiên, giáo dục trẻ nói riêng và giáo dục con người nói chung là sự nghiệp của toàn xã hội. Mỗi lực lượng giáo dục có những đặc điểm và những sức mạnh riêng, những nội dung và phương pháp giáo dục riêng, có khả năng tác động bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc giáo dục trẻ nhằm đạt mục tiêu chung. Do đó,

để bảo đảm công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả, trước hết các gia đình phải thực hiện tốt những việc sau đây:

Thứ nhất, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục trẻ. Từ đó phát huy thế mạnh của gia đình để giúp trẻ được phát triển hài hòa, toàn diện hơn.

Trước hết các bậc cha mẹ và các thành viên trong gia đình như ông bà, anh chị của trẻ phải nắm được tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ và cá tính riêng của mỗi trẻ trong gia đình. Trong những năm đầu tiên trẻ rất nhạy cảm, dễ tiếp thu những gì chúng nghe thấy, dễ đón nhận những lời chỉ bảo mà chúng chưa đủ lý trí phán đoán có lợi hay có hại cho tương lai. Tất cả những điều đó dần ăn sâu vào tiềm thức, góp phần tạo nên cá tính tốt hay xấu tùy theo tính chất những điều người lớn dạy bảo. Nếu cha mẹ trẻ không chú ý đến vấn đề này thì đứa trẻ sẽ bị hư, gây ảnh hưởng không tốt cho gia đình và xã hội.

Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên cho thấy: Đa số người chưa thành niên phạm tội thường rơi vào hoàn cảnh cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con, phó mặc cho nhà trường và xã hội theo kiểu “trời sinh voi trời sinh cỏ”; giữa cha mẹ hoặc giữa các thành viên trong gia đình còn có mâu thuẫn về việc đối xử với con em, đánh đập, chửi mắng con; đối xử thiên lệch giữa các con, có trình độ hiểu biết kém; cha mẹ không thông cảm với những nhu cầu chính đáng của con về vui chơi, giải trí; cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình có lối sống không lành mạnh, vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc quan hệ vợ chồng không tốt đẹp, đáng chê trách.

Để trẻ em trở thành người con ngoan, sống có ích cho xã hội, không tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, các gia đình phải phấn đấu theo các tiêu chí sau:

+ Gia đình phải có đầy đủ cả cha và mẹ, trong đó các thành viên luôn yêu thương, kính trọng nhau.

+ Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải là tấm gương sáng, mẫu mực cho con cháu noi theo về đạo đức, ý chí, nghị lực trong cuộc sống, học tập và lao động.

+ Các thành viên trong gia đình trẻ phải hiểu và nắm được những đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ em, từ đó có phương pháp giáo dục cho phù hợp.

+ Có bầu không khí tâm lý, đạo đức, phong cách sinh hoạt, lối sống lành mạnh.

Thứ hai, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải có ý thức phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ em

Nhiệm vụ của gia đình là nuôi dưỡng và giúp trẻ phát triển tốt hơn về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, để trở thành những công dân tốt, sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên, trẻ không chỉ được gia đình nuôi dưỡng và dạy bảo mà còn phải đến trường học tập kiến thức khoa học. Do đó, trong hệ thống giáo dục ở nước ta, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục trẻ, để trẻ được phát triển toàn diện một cách khoa học, có mục đích và tiến trình rõ ràng. Mặt khác, trẻ không thể trưởng thành một công dân tốt nếu không được sự đầu tư của gia đình. Gia đình cần tạo điều kiện học tập (phòng học hoặc góc học tập, chỗ ngồi, chỗ để sách vở, thời gian học bài, sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách nâng cao,...) quan tâm thường xuyên đến việc học tập của các em, giúp các em rèn luyện học tập, sinh hoạt, ứng xử. Khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Cha mẹ phải thường xuyên liên lạc, duy trì mối quan hệ với các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm lớp của trẻ để nắm rõ tâm tư nguyện vọng của trẻ và kịp thời giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn và vươn lên trong học tập, sinh hoạt tập thể.

Những thông tin trao đổi hai chiều thường xuyên giữa gia đình với nhà trường và nhà trường với gia đình sẽ giúp cho cả hai có những thông tin cần thiết về trẻ, từ đó có các biện pháp tác động phù hợp, kịp thời. Các bậc cha mẹ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng nhau giúp trẻ tiến bộ, nhất là khi các em có những biểu hiện bất thường hoặc là học sinh cá biệt.

Thứ ba, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải có ý thức phối hợp với xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ

Sự phát triển của trẻ em không thể tách khỏi môi trường xã hội mà các em đang sống. Ngoài thời gian học ở trường lớp, phần lớn trẻ em sinh hoạt ở gia đình, địa bàn dân cư. Do đó môi trường xã hội lành mạnh là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho trẻ được phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, có cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo tính bền vững của công tác giáo dục trẻ. Vì vậy cha mẹ và các thành viên trong gia đình còn phải có ý thức phối hợp với xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

Giáo dục trẻ em tại địa bàn dân cư là một quá trình tổ chức, khai thác mọi tiềm năng cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em có điều kiện phát triển tiềm năng về trí lực, thể lực, tâm lực và nhân cách. Sự chưa ổn định và thiếu bền vững về nhân cách của trẻ là đặc điểm quan trọng để Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các cấp ngành, các tổ chức xã hội giúp đỡ các em phát triển các tố chất, phẩm chất cần thiết để hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, gia đình phải có phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội... ở địa bàn dân cư, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh. Trường hợp các em vi phạm pháp luật, gia đình phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giáo dục các em sửa chữa khuyết điểm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, phải nhận thức rõ rằng khi trẻ được học tập vui chơi, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi sẽ phát huy được tính thông minh, sáng tạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng sống và khả năng tự điều chỉnh hành vi, ngăn ngừa ảnh hưởng của các văn hóa phẩm đồi trụy, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, nạn xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động của trẻ em.

Xây dựng và củng cố gia đình mới tiến bộ, hạnh phúc là nhiệm vụ của mỗi công dân, mỗi lực lượng và tổ chức xã hội. Cho nên ở những góc độ khác nhau Nhà nước và các tổ chức xã hội cần phối hợp và tham gia xây dựng gia đình mới, trong đó Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên, Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngành văn hóa và giáo dục là những đơn vị, tổ chức có trách nhiệm chăm lo một cách khoa học và thường xuyên. Tuy nhiên, nói như vậy

không có nghĩa là cha mẹ phó mặc con cái cho nhà trường, khoán trắng cho đoàn hội, mà với vai trò quan trọng của mình, gia đình không chỉ là cơ sở giáo dục con người biệt lập mà còn là một bộ phận giáo dục thuộc hệ thống giáo dục chung của xã hội, là một trong ba môi trường quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người toàn diện. Gia đình phải phối hợp chặt chẽ các môi trường đó, thiết lập mối quan hệ trong giáo dục con với tinh thần chủ động sát sao, nhằm mục đích thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở Thái Bình hiện nay (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)