các cấp đối với công tác giáo dục trẻ em
Đảng và Nhà nước không ngừng thực hiện các chính sách xã hội nói chung và các chủ trương, chính sách về trẻ em nói riêng. Rà soát để hoàn chỉnh và xây
dựng mới các chính sách liên quan đến trẻ em, chú trọng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, các chính sách thực hiện công bằng trong công tác tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục trẻ em. Xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch hành động vì trẻ em ở các cấp, đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và khắc phục những tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục trẻ em.
Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở, lãnh đạo sự phối hợp của các ban ngành, của các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị kinh tế ở địa phương trong công tác giáo dục trẻ em. Nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần phải giải quyết tận gốc những nguyên nhân sâu xa tác động đến trẻ như: Tình trạng kinh tế gia đình khó khăn, gia đình ly hôn, bố mẹ đối xử thô bạo với con cái, gia đình có người mắc vào các tệ nạn xã hội hay sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương, sự thiếu quan tâm của nhà trường, sự đua đòi của một số trẻ em hư. Đặc biệt là các chính sách hạn chế sự phân hóa giàu- nghèo giữa thành thị và nông thôn, chủ động mở các chiến dịch truyền thông lồng ghép với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến các xã, thôn xóm; Phối hợp hoạt động của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em với ban tuyên giáo tỉnh ủy và ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.
Công tác giáo dục trẻ phải thể hiện được tính đa ngành, liên ngành dựa trên các mục tiêu chung vì sự phát triển của trẻ em, những vấn đề của trẻ em phải được đặt ở tầm vĩ mô, vừa có sự phối hợp liên ngành, vừa có sự phân công, chuyên môn hóa, vừa có sự quản lý thống nhất, tập trung, vừa có sự phân cấp trách nhiệm và sự quản lý theo ngành. Mặt khác phải chú ý tạo dựng cơ sở vật chất cơ bản, cần thiết cho trẻ như chỗ ở, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi, thư viện, phòng đọc, sách
vở, báo chí, phim ảnh. Đồng thời tổ chức, hướng dẫn nhân dân tham gia các phong trào cụ thể như: Tháng hành động vì trẻ em, ngày tiêm chủng mở rộng cho trẻ, nuôi con theo khoa học, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tìm hiểu Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ.
Ngoài ra còn phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền của trẻ em, kiểm tra quá trình chỉ đạo của cấp trên, kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các gia đình và từng địa phương như việc sử dụng lao động trẻ em, việc thu học phí và các khoản đóng góp của trẻ, quyền học tập, quyền tham gia của trẻ,.... Đồng thời chú ý xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho sự phát triển của trẻ, tổ chức các hoạt động cho trẻ có ý thức chủ động, tự giác và hình thành nhu cầu rèn luyện, trau dồi về thể chất, tri thức, đạo đức, thẩm mĩ.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái Bình hiện nay