5. Cấu trúc của luận văn
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị âm tính
3.2.2 Miêu tả nét hành động, tâm lý đặc thù
Các nhân vật nghịch dị âm tính trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn cũng được khắc họa qua hành động và tâm lý. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nhấn mạnh vào một nét đặc trưng nào đó, chứ không miêu tả nhân vật qua một chuỗi các hành động hay xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật, hoặc xây dựng chiều sâu tâm lý như là một thứ tính cách “kiểu người điên”, “kiểu AQ” như các nhân vật ở cấp độ dương tính.
Cũng như các nhân vật nghịch dị dương tính, các nhân vật nghịch dị âm tính của Nam Cao được chú trọng miêu tả về hành động hơn các nhân vật nghịch dị âm tính của Lỗ Tấn. Tuy nhiên, điểm chung của hai tác giả đó là chỉ miêu tả một vài nét hành động, tâm lý đặc thù của nhân vật.
Nhân vật Dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thể hiện sự nhẫn nhục, chịu đựng như một thứ tâm lý nô lệ qua hành động khóc – hành động này được nhà văn nhấn mạnh rất nhiều lần: “Dì Hảo chẳng nói gì. Dì
nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt”. “Dì khóc ngấm ngầm khi chúng cười vui, dì nhịn quắt ruột khi chúng ăn phung phí”. “Dì Hảo cắn chặt răng lại để cho khỏi khóc. Nhưng cứ khóc”
[22, tr. 126].
Cũng giống như Dì Hảo, nhân vật Nhu trong Ở hiền là nhân vật mà sự nghịch dị thể hiện ở việc nhẫn nhịn quá mức so với sự bình thường. Nếu các
nhân vật khác, sự nghịch dị thể hiện ở hành động ăn uống, đánh lộn, cãi vã thì ngược lại, cái sự kì lạ, dị thường của Nhu chính là ở việc không làm gì hay không phản ứng gì. Anh trai Nhu túng tiền chơi bời, Nhu chỉ “lặng im dấm
dúi cho”; Em Nhu trộm thóc đi gửi, Nhu biết nhưng “không giữ, cũng không mách mẹ”; người ở ăn quá cơm, Nhu “cũng ngơ đi”…Đến việc đi lấy chồng,
mặc dù trong lòng không ưng nhưng Nhu cũng chỉ để trong lòng chứ cũng chẳng hé răng nửa lời, chồng đưa vợ lẽ về Nhu cũng nhìn chúng vui vẻ…Tóm lại thì Nhu cũng như Dì Hảo, họ đều là những người phụ nữ đáng thương mà sự cam chịu, nhẫn nhục đã ăn sâu vào con người họ, và đó dường như đã trở thành một thứ tâm lý nô lệ.
Cũng là việc miếng ăn bị đẩy lên đến mức thách thức lương tâm, nhân cách con người, người bà trong truyện Một bữa no hay người cha trong Trẻ
con không được ăn thịt chó cũng mất dần đi lòng tự trọng, tự ái của con người
khi đứng trước miếng ăn. Hành động ăn uống chè chén no say như chết đói, ăn hết cả phần của vợ con của người cha vô lương tâm hay hành động đi tìm một bữa no bất chấp bị chửi mắng, khinh rẻ của người khác của bà cụ đã gần đất xa trời chứng tỏ rằng phải vượt qua cái đói để giữ gìn nhân phẩm quả là chuyện quá khó khăn với tất cả chứ không chỉ riêng ai.
Hành động, tâm lý mâu thuẫn, đối lập của người bà trong Nhìn người ta
sung sướng cũng thể hiện tâm lý ích kỉ của con người, bà ghen với chính con
gái mình vì nó hạnh phúc hơn bà, bà mong cháu trai mình lập gia đình, tìm mọi cách để mối duyên cháu với cô bé gần nhà, thế nhưng khi nhìn thấy hai cháu yêu thương, quan tâm nhau thì thay vì hạnh phúc bà lại bực tức, quát nạt, sa sầm mặt mày.
Đối với những nhân vật trí thức như Hộ, Điền,…diễn biến tâm trạng của họ có phần phức tạp hơn và cũng mang những đặc trưng riêng do đặc trưng của nhân vật. Những nhân vật này thường có những dằn vặt về tinh thần. Hộ dằn vặt vì làm trái với lương tâm của một nhà văn chân chính, với
“quy tắc tình thương” mà anh đã đặt ra. “Khốn nạn! khốn nạn thay cho hắn!
Bởi chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!”; Điền
băn khoăn vì không được tự do sáng tác bởi chuyện cơm áo, gạo tiền luôn chi phối anh.“Điền phải tạm quên đi cái mộng văn chương để kiếm tiền. Điền
đi dạy”. Nhân vật tôi trong “Mua nhà” cũng có tâm trạng trăn trở khi đã mua
nhà của bạn mình – anh Kim. “Tôi ác quá ! Tôi ác quá ! Tôi phải thú với tôi
nhiều rồi. Phải, tôi ác quá! Anh Kim nhỉ. Rồi đây hối hận sẽ tỏa một bóng đen vào cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tắc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá! Nhưng mà thôi anh Kim ạ! Nghĩ ngợi làm gì nữa. Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở . Đâu phải tôi muốn tệ. Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắc khe vậy? giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!...” [22, tr. ]. Đứng trước hai sự lựa chọn: một là
mua nhà của người bạn với giá rẻ trong lúc anh ta túng quẫn vì nợ tiền đánh bạc, hai là để gia đình mình phải sống cảnh màn trời chiếu đất vì căn nhà tre đã bị bão làm đổ. Và cuối cùng thực tế cuộc sống đã khiến anh phải lựa chọn phương an thứ nhất, mặc dù sau đó anh phải sống trong những trăn trở, dày vò. Đã không ít lần nhân vật tôi tự vấn với chính mình để rồi tự mình rút ra những chiêm nghiệm “Hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp. Người này co thì
người kia bị hở”.
Ta thấy những nhân vật như Hộ, Điền hay nhân vật “tôi” trong Mua nhà đang bắt đầu thể hiện sự tha hóa trong suy nghĩ của họ.
Cũng giống như Nam Cao, các nhân vật nghịch dị âm tính của Lỗ Tấn cũng được xây dựng bằng những nét hành động, tâm lý đặc thù. Trong truyện
Ly hôn, hành động, tâm lý của cô Ái trước và sau khi gặp quan phụ mẫu cho
thấy tâm lý run sợ, dễ thỏa hiệp trước cường quyền của cô. Khi đi kiện người chồng phụ bạc, cô Ái quyết liệt chống trả đến cùng, “vẻ giận dữ, ngửng đầu
lên nói” . Nhưng khi đến công đường, “cô Ái không dám nhìn, chỉ liếc qua”,
đến khi “cô ta rùng mình một cái, vội dừng lại, không nói được nữa, vì cô ta
thấy con mắt cụ lớn Thất trợn tròn…”. Hành động của cô Ái rõ ràng có sự đối
lập, nếu trước cô hăng hái quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng với một ý chí sắt đá thì khi đứng trước thế lực của quan lớn cô lại run sợ, trở nên nhỏ bé và chấp nhận số phận.
Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc cũng vậy, thím chống đối quyết liệt, thậm chí tìm đến cái chết khi bị mẹ chồng gả bán, nhưng không chống lại được thì thím cũng cam chịu chấp nhận cuộc sống đó. Cả thím Tường Lâm và Cô Ái đều có tính cách mạnh mẽ, có sự phản kháng bởi họ ý thức được bản thân và quyền lợi của mình nhưng họ không triệt để, dễ thỏa hiệp trước thế lực mạnh. Sự ngu muội, u mê của nhân vật Thím Tường Lâm được thể hiện rõ qua tâm lý sợ hãi về kiếp sau và hành động dành dụm toàn bộ tiền làm bậc chùa với mong muốn được siêu thoát sau khi chết. Tâm lý, tính cách nhân vật này được thể hiện rõ qua câu hỏi được lặp đi lặp lại với nhân vật “tôi”: “Con
người ta chết rồi thì còn có linh hồn nữa không ông?” [12, tr. 208].
Hay như chỉ với một hành động nhỏ của nhân vật Khổng Ất Kỷ trong truyện ngắn cùng tên cũng mang lại ý nghĩa rất lớn: “Bác ta nói chuyện với ai,
mở miệng ra là chi hồ giả dã làm cho người ta chẳng hiểu gì hết”. Hành động
ấy đã làm cho nhân vật nổi lên là một con người lạc lõng, gàn dở, là một con người đại diện cho những tàn dư của nền học vấn cũ, lỗi thời. Những tư tưởng cũ đã ngự trị trong tiềm thức của Khổng Ất Kỷ đến nỗi cứ mỗi lần mở miệng ra là “chi hồ giả dã”, ngay cái tên ông ta cũng cho thấy ông là một tín đồ sùng đạo Khổng. “Vì bác ta họ Khổng nên người ta mới lấy ba chữ Khổng Ất Kỷ
trong cái câu khó hiểu: Thượng đại nhân Khổng Ất Kỷ in son trên các thiếp đồ mà đặt biệt hiệu cho” [12, tr. 32].
Lỗ Tấn cũng dùng những hành động, tâm lý đặc trưng để miêu tả sự điên cuồng, bế tắc của Trần Sĩ Thành khi thi trượt: “ông ta nhảy bổ vào như một
con sư tử…ông ta chạy bổ vào sau cánh cửa, tay sờ lấy cái cuốc, nhưng đụng phải một vật gì đen đen…Ông xắn tay áo, moi lớp cát thì lòi ra một lớp đất đen…” [12, tr. 173].
Tự cao tự đại trên một sự hiểu biết kém cỏi của bản thân đã khắc họa đầy đủ tâm lý, tính cách của một người tri thức như Cao Cán Đình. Là một kẻ có học vấn tầm thường, nhưng Cao Cán Đình lại không ý thức được điều đó, ông ta tự ví mình ngang với đại văn hào Nga MaximGorki và tự đổi tên mình thành Cao Nhĩ Sở. Từ khi nhận được giấy của trường nữ học Hiền Lương mời ông ta đến giảng bài, ông ta luôn sống trong tâm trạng lo lắng, bồn chồn. Khi phải dạy phần mình không thành thạo, “ông ta thở dài oán giận”, sắp lên lớp nhưng chưa chuẩn bị bài đầy đủ nên “ông ta lo lắng, trông đau khổ hết sức”. Bước vào lớp thì “tim đập thình thịch...Lúc đầu tai ông ta còn nghe rõ những điều
miệng ông ta nói, nhưng dần dần thì không nghe rõ nữa thậm chí không biết mình đang nói gì?” [12, tr. 297]. Xấu hổ, dốt nát, yếu kém về năng lực nên lúc
nào Cao Cán Đình cũng mang trong mình cảm giác bị người khác cười chê, nhạo báng: “ông ta vẫn phảng phất nghe tiếng cười. Điều đó làm cho ông ta
càng giận dữ và càng làm cho ông ta quyết tâm từ chức” [12, tr. 299].
Rõ ràng, chỉ với những hành động nhỏ, những nét tâm lý đặc trưng đã giúp Lỗ Tấn phơi bày đầy đủ những thói hư tật xấu của đủ hạng người trong xã hội.
Như vậy, ta thấy rõ ràng rằng cả Nam Cao và Lỗ Tấn đều khá chú trọng đến việc miêu tả tâm lý nhân vật, nếu như các nhân vật nghịch dị của Nam Cao phần lớn đều được miêu tả ngoại hình và hành động thì nhân vật nghịch dị trong truyện của LỗTấn phần lớn ít được chú ý thể hiện ngoại hình và hành động mà chủ yếu được khắc họa ở tính cách và tâm lý.
TIỂU KẾT
Qua việc phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của hai tác giả Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong cách thức tạo nên sự nghịch dị của nhân vật. Với các nhân vật của Nam Cao, ông chú trọng đến việc miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật nhưng tác giả Lỗ Tấn thì không chú trọng điều này. Do đó, sự khác thường, bất thường trong các nhân vật của Nam Cao thường dễ nhận thấy hơn so với các nhân vật của Lỗ Tấn.
Thứ hai là sự khác biệt giữa việc xây dựng hai kiểu nhân vật nghịch dị: dương tính và âm tính. Nhân vật nghịch dị dương tính của Nam Cao được khắc họa chủ yếu ở việc đặc tả về ngoại hình, qua một chuỗi các hành động tô đậm thêm tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó, nhân vật nghịch dị dương tính của Lỗ Tấn được xây dựng chiều sâu tâm lý như là một thứ tính cách “kiểu người điên”, “kiểu AQ”.
Nhân vật nghịch dị âm tính trong sáng tác của hai tác giả đều được khắc họa bằng những điểm nhấn về ngoại hình và những nét hành động, tâm lý tiêu biểu. Tuy nhiên, nhìn chung thì những nhân vật của Nam Cao vẫn được khắc họa chi tiết về ngoại hình hơn các nhân vật của Lỗ Tấn. Các nhân vật của Lỗ Tấn, dù là nghịch dị dương tính hay âm tính thì vẫn chủ yếu được khai thác về mặt suy nghĩ, tính cách.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn có khá nhiều điểm tương đồng. Thứ nhất, đó là việc chú trọng miêu tả tâm lý nhân vật, với Nam Cao đó là những dằng xé, quằn quại trong bi kịch “tha hóa”, “sống mòn”, còn với Lỗ Tấn, đó là những thói quen, tính cách của người dân mà theo ông cần cải tạo mới mong dân tộc phát triển. Độc thoại nội tâm được sử dụng khá nhiều để thể hiện tâm lý nhân vật.
KẾT LUẬN
Nam Cao và Lỗ Tấn là hai nhà văn lớn có đóng góp quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc của hai nền văn học Việt Nam và Trung Quốc. Nếu như Lỗ Tấn là người mở đầu cho nền văn học hiện đại Trung Quốc thì Nam Cao lại xuất hiện ở chặng cuối cùng, giai đoạn hoàn tất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn xuôi tự sự của hai ông, cụ thể là thể loại truyện ngắn ngoài những nét tương đồng còn có nhiều nét riêng khác nhau thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo riêng của hai ông.
Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc, đồng thời cũng là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, văn chương vị nhân sinh chính là điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn lớn của hai dân tộc khác nhau này. Nam Cao hiểu và cảm thông sâu sắc với tấn bi kịch của người tri thức tiểu tư sản ôm ấp hoài bão, khát vọng cao xa nhưng luôn phải đối diện với hiện thực phũ phàng, với cái đói nghèo “áo cơm ghì sát đất”, cuộc sống của họ mỗi ngày dường như đang “mốc lên, rỉ đi, mòn ra”. Ông cũng xót thương những người nông dân dưới đáy xã hội, họ không chỉ khổ về vật chất mà còn khổ về tinh thần, luôn trăn trở, day dứt đi tìm ra nguyên nhân gây lên bi kịch tha hóa của mình. Vấn đề Nam Cao day dứt, trăn trở nhất chính là vấn đề tinh thần dân chủ, ý thức cá nhân, nhân cách, nhân phẩm và ý nghĩa của sự sống. Với Lỗ Tấn,trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước lúc bấy giờ, vấn đề dân tộc là vấn đề ông quan tâm nhất, nhà văn mổ xẻ, phơi bày mọi thói hư tật xấu của người dân Trung Hoa, những căn bệnh có thể xếp vào “liệt căn tính quốc dân” nhằm hướng tới sự thức tỉnh tinh thần dân tộc – một dân tộc đang u mê, trì trệ thậm chí là trì độn. Như vậy, nếu như Nam Cao nói đến nhân cách gắn liền với ý thức cá nhân thì Lỗ Tấn lại nói đến nhân cách gắn chặt với vấn đề dân tộc, quốc dân tính.
Khảo sát truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn chúng tôi nhận thấy cả hai tác giả đều xây dựng nên các nhân vật nghịch dị. Theo cách phân loại của luận văn, các nhân vật nghịch dị trong sáng tác của hai ông bao gồm hai dạng là nghịch dị dương tính và nghịch dị âm tính. Nếu như trong sáng tác của Nam Cao, các nhân vật nghịch dị dương tính xuất hiện khá nhiều thì ngược lại trong sáng tác của Lỗ Tấn lại chủ yếu là nhân vật nghịch dị âm tính. Trong truyện ngắn của Nam Cao, nhân vật người nông dân thường được xây dựng nghịch dị cả về ngoại hình, tính cách và đa dạng từ nghịch dị dương tính đến âm tính, những người tri thức thường chỉ bắt đầu có sự tha hóa trong suy nghĩ và thuộc dạng nghịch dị âm tính. Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, hầu hết các nhân vật chỉ được xây dựng nghịch dị về mặt tính cách, tâm hồn và chủ yếu thuộc dạng nghịch dị âm tính.
Hệ thống các nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn. Các nhân