Miêu tả ngoại hình bằng điểm nhấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 77 - 80)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị âm tính

3.2.1 Miêu tả ngoại hình bằng điểm nhấn

Nếu như những nhân vật nghịch dị dương tính được các tác giả khắc họa nổi bật về ngoại hình thì ngược lại, các nhân vật nghịch dị âm tính lại được khắc họa mờ nhạt hơn. Phần lớn các nhân vật của Nam Cao và Lỗ Tấn chỉ được miêu tả ngoại hình bằng một vài điểm nhấn.

Trong tác phẩm của Nam Cao, có những nhân vật hiện lên xấu xí, dị hợm nhưng người đọc lại cảm thấy họ thật đáng thương, đó là Nhi trong Nửa

đêm, là cô Tư Bình trong Cái mặt không chơi được... Những người phụ nữ

ấy cũng xấu không khác gì thị Nở nhưng tính cách hiền lành, chân phác, chân thực, nhịn nhục, chịu đựng đã phần nào khỏa lấp những khiếm khuyết về ngoại hình. Điểm nhấn của nhân vật Nhi nằm ở nước da trắng như lợn cạo, cái mặt phè, mũi to. Hay nhân vật Tư Bình trong Cái mặt không chơi được, tác giả lựa chọn chi tiết về đôi mắt, cái mũi, cái miệng để tả.

Tác giả miêu tả nhân vật Nhi: “Nhưng nó trắng lắm, trắng như con lợn

cạo. Người nó phục phịch quá…Bàn chân to và đầy hùm hụp, nhấc được lên kể đã là khó nhọc. Cái mặt thì chỉ thịt rồi lại thịt, nẫn lên những thịt. Hai má phị, cái mũi to mà lỗ thì lại nhỏ, gần như đặc, mắt không còn chỗ để phô

ra…” [22, tr. 143]. Cô Tư Bình trong Cái mặt không chơi được cũng được

miêu tả là một cô gái xấu xí đến tận độ nhưng vẻ xấu xí lại hoàn toàn khác với Thị Nở, với Nhi: “Đôi mắt xếch quá. Cái mũi lại to, còn cái miệng thì lại

cứ dẩu ra đằng trước…Đã thế người lại cứ thưỡn thườn thườn. Uốn éo chẳng ra uốn éo. Cứng nhắc chẳng ra cứng nhắc” [22, tr. 25].

Rõ ràng, nếu so sánh với nhân vật Thị Nở, thì số chữ Nam Cao dành để miêu tả nhân vật Nhi hay cô Tư Bình là ít hơn hẳn. Nếu Thị Nở được miêu tả kĩ từng chi tiết trên khuôn mặt như chiều dài, chiều rộng của má, cái mũi, cái môi, đôi mắt, nước da, thậm chí ngay cả hàm răng cũng được tả kĩ: “Đã thế

những cái răng rất to lại chìa ra; ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu”. Bên cạnh đó, như phân tích trên đây nhân vật Nhi

chỉ được tả ở một vài chi tiết như: nước da, khuôn mặt, cái mũi hay nhân vật Tư Bình cũng chỉ được miêu tả các chi tiết đôi mắt, cái mũi, cái miệng.

Qua việc so sánh mức độ đậm – nhạt trong việc miêu tả ngoại hình của các nhân vật trên, ta thấy rõ ràng có sự khác biệt trong việc miêu tả nhân vật nghịch dị dương tính và âm tính của Nam Cao. Nếu các nhân vật nghịch dị dương tính thường được tả chi tiết thì các nhân vật nghịch dị âm tính chỉ được tả một vài đặc điểm nổi bật.

Có những nhân vật Nam Cao không tả chi tiết, cụ thể nhưng người đọc vẫn hình dung được sự khác lạ của con người ấy. Nhân vật Tri trong Cái mặt

không chơi được có một khuôn mặt phải nói rằng khó tả, “cái mặt tôi lạnh

như nước đá và ngượng ngịu và vô duyên, và lố bịch và đủ hết” [22, tr. 20].

Nam Cao miêu tả nhân vật đến tột cùng của sự xấu xí, ghê tởm như vậy là để thấy được sự tàn phá của xã hôi lúc bấy giờ đối với cuộc sống con người. Vì thế miêu tả ngoại hình của nhân vật cũng là dịp để Nam Cao gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình.

Nam Cao thường có xu hướng đặc tả chân dung nhân vật, nhưng ở các nhân vật nghịch dị âm tính, Nam Cao chỉ điểm qua một vài đặc điểm chứ không miêu tả kĩ như ở các nhân vật nghịch dị dương tính. Có một số nhân vật nghịch dị âm tính, tác giả không miêu tả ngoại hình như: người cha trong

Trẻ con không được ăn thịt chó, bà lão trong Một miếng no, Nhu trong hiền, Dì Hảo trong Dì Hảo...

Nếu Nam Cao thường tả khá kĩ khuôn mặt của nhân vật để làm nổi bật sự dị hình dị dạng của nhân vật thì Lỗ Tấn lại thường làm mờ khuôn mặt của nhân

vật. Trong Thuốc có “một người mặt thịt ngang phè”, “một ông râu hoa râm”, trong Cây trường minh đăng xuất hiện “một anh mặt lưỡi cày”, “một anh đầu

vuông”, “một anh trán rộng”, người điên cũng “mặt vuông vàng khè”, trong Li hôn xuất hiện một ông “mặt vàng như vỏ cua”…Trong Nhật kí người điên nhân

vật lại được khắc họa bởi sắc mặt: mặt tái mét, mặt cứ tái đi, mặt anh ta tái xanh, mặt ông ta xanh đi, mặt vẫn xanh lè…Trong Khổng Ất kỷ thì xuất hiện mặt tai tái, mặt tái mét…sắc mặt này đặc trưng cho những con người cùng khốn, sống trong sự lo âu, sợ hãi. Sắc mặt này thường được diễn tả đi kèm với con mắt: con mắt quái gở, đôi mắt quỷ sứ, con mắt trở nên hung dữ…

Bên cạnh việc giới thiệu nhân vật bằng vẻ mặt, ánh mắt tác giả còn tạo ra một cách giới thiệu khác. Chẳng hạn các nhân vật bác Cả Khang, lão Nghĩa trong thuốc không được giới thiệu bằng tên ngay từ khi mới xuất hiện mà người kể chuyện giới thiệu bằng những đặc điểm nổi bật trên cơ thể của mỗi nhân vật kèm với hành động đi kèm của nhân vật ấy. Bác Cả Khang được giới thiệu: người có mặt thịt ngang phè vừa bước vào quán đã nói oang oang và càng lúc càng nói to. Lão Nghĩa mắt cá chép thì lân la đến hỏi dò…Cách miêu tả này giúp người đọc nắm bắt được cả ngoại hình và đoán được phần nào tính cách của nhân vật.

Một chi tiết rất quan trọng được Lỗ Tấn chú ý khi miêu tả nhân vật đó là cái sẹo. Lê Nguyên Cẩn từng nhận xét rằng: “thế giới nhân vật dị dạng của

ông là thế giới nhân vật sẹo”. Thật vậy, sẹo trong tác phẩm của Lỗ Tấn đã trở

thành một tên gọi để định danh nhân vật như cu Sẹo trong Cây trường minh

đăng. Sẹo là kết quả của sự phản kháng để bảo vệ phẩm tiết như cái sẹo của

thím Tường Lâm, nhân vật Khổng Ất Kỷ cũng có “vài vết sẹo” giữa trán như là minh chứng của mỗi lần ăn trộm bị bắt. Ở mức độ hài hước, đó là cái sẹo trên đầu nhà vua trong Luyện kiếm hay cái sẹo của anh chàng bị lính ném trúng trong Trị thủy…Tiêu biểu nhất đó là cái sẹo của nhân vật AQ, một “đám

Như vậy, ở các nhân vật nghịch dị âm tính, Nam Cao và Lỗ Tấn chỉ miêu tả qua những điểm nhấn về ngoại hình. Tuy rằng, các nhân vật của Nam Cao dù là dương tính hay âm tính cũng đều được chú ý miêu tả hơn. Ở Lỗ Tấn, ông đã sử dụng ý thức truyền thống của dân tộc Trung Hoa: đề cao vẻ mặt, “ý thức về sự mất mặt” để xây dựng nhân vật của mình nhằm thức tỉnh dân tộc, thức tỉnh quốc dân tính trong mỗi người dân Trung Hoa nhằm cứu vớt họ khỏi cảnh u mê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 77 - 80)