Miêu tả ngoại hình đa dạn gở nhân vật của Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 66 - 71)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị dƣơng tính

3.1.1 Miêu tả ngoại hình đa dạn gở nhân vật của Nam Cao

Các nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn đều được xây dựng qua ngoại hình, hành động và tâm lý. Nếu Lỗ Tấn thường ít

chú trọng đến ngoại hình nhân vật, hoặc nếu có miêu tả thì chỉ chú trọng đến một vài điểm tiêu biểu, thì Nam Cao lại đặc biệt quan tâm tới miêu tả ngoại hình nhân vật. Sự đa dạng trong cách thức miêu tả của Nam Cao thể hiện ở hai cấp độ. Thứ nhất, đó là sự đa dạng trong miêu tả ngoại hình của từng nhân vật cụ thể. Thứ hai, đó là sự đa dạng trong cách miêu tả ngoại hình của các nhân vật khác nhau, không nhân vật nào có vẻ ngoài giống nhân vật nào.

Ngoại hình của nhân vật là một khái niệm để chỉ những biểu hiện về dáng vẻ bề ngoài của nhân vật như: hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, ánh mắt… Đó là những yếu tố có thể nói lên tính cách nhân vật.Về việc miêu tả ngoại hình, nếu Nam Cao nghiêng về đặc tả chân dung những nhân vật nghịch dị thì ở Lỗ Tấn lại nghiêng về thủ pháp bạch miêu, vẽ rồng điểm mắt, chỉ tả một số ít chi tiết. Đôi mắt, vẻ mặt và cái sẹo xuất hiện nhiều lần khi tả một nhân vật và xuất hiện ở nhiều nhân vật khác nhau.

Nam Cao miêu tả ngoại hình của các nhân vật nghịch dị rất phong phú, đa dạng. Ngoại hình nhân vật có tính nghịch dị thể hiện ở hầu hết các hạng người trong sáng tác của Nam Cao nhưng tiêu biểu vẫn là những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, Trạch Văn Đoành, Trương Rự,…Ngoại hình cũng như tính cách của họ đều không bình thường, có phần quái dị, gớm giếc nhưng lại rất sống động, chân thật. Đó là những con người thật của xã hội bấy giờ, mà ít nhà văn nào đưa vào trong sáng tác của mình.

Chẳng hạn, khi miêu tả về nhân vật Chí Phèo, nhà văn viết: “Cái đầu

trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực xăm đầy những hình ông tướng cầm chùy trông gớm chết”

[22, tr. 78]. Những chi tiết cái đầu, cái răng, cái mặt, hai mắt và ngực được tả bằng những tính từ đặc trưng, ít gặp: trọc lóc, trắng hớn, cơng cơng, trông gớm chết. Ta thấy, việc miêu tả ngoại hình của Chí Phèo không chỉ tập trung vào khuôn mặt mà còn tập trung ở các dấu hiệu về ngoại hình nói chung. Mỗi một sự miêu tả đều được gắn với các tính từ ít phổ biến để tạo ra vẻ dị

thường ở nhân vật. Đây là cách miêu tả trực tiếp, mang tính chân thực. Khác với Thị Nở, Nam Cao lại miêu tả một cách ngoa dụ, có phần hơi thái quá mà nhiều người cho rằng Nam Cao đã đứng ở ngưỡng cửa của chủ nghĩa tự nhiên: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến

nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bôi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu xám lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại cứ chìa ra; ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu” [22, tr. 99]. Nếu

như ở Chí Phèo, Nam Cao không đặc tả khuôn mặt, chỉ thông tin đến người đọc đó là một khuôn mặt chằng chịt sẹo vì những lần rạch mặt ăn vạ thì ở Thị Nở, Nam Cao lại tả chi tiết khuôn mặt. Mỗi một sự miêu tả hầu như đều gắn với một sự so sánh để làm nổi bật lên cái xấu xí, dị thường của người đàn bà này. Cách miêu tả của Nam cao hết sức phong phú, đa dạng, mỗi chi tiết trên khuôn mặt của Thị Nở đều được so sánh, đặc tả kĩ lưỡng để toát lên cái sự xấu xí đến mức “ma chê quỷ hờn” của nhân vật này.

Chẳng hạn như Lang Rận, nhà văn miêu tả nhân vật đặc biệt này: “Mặt

gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần kín hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè…Cái mặt ấy dẫu cho mỗi ngày rửa ba lượt xà phòng, bà cựu trông thấy vẫn còn buồn mửa…Mặt anh mốc meo lên. Còn quần áo thì gố ghỉnh, thì đầy dỉ, đứng cách ba thước còn ngửi thấy mùi chua, mà rách rưới, mà mất cúc, mà sứt chỉ, mà lôi thôi lếch thếch…Rận lắm hơn giòi.

Chúng bò lỏm ngỏm ở trên cổ, ở hai vai, ở dưới lưng”[22, tr. 353]. Ở nhân

vật Lang Rận, Nam Cao cũng miêu tả chi tiết các đặc điểm trên khuôn mặt. Mỗi đặc điểm của nhân vật như cái mặt, da, cái trán, đôi mắt…được gắn với một tính từ ít phổ biến: nặng chình chĩnh, ngắn ngủn, híp lại, nở cong…Vẫn với lối so sánh thường thấy trong việc miêu tả nhân vật của Nam Cao, mỗi chi tiết đều được làm cho sống động, góp phần làm nổi bật vẻ ngoài khác lạ của các nhân vật này. Bên cạnh đó, Nam Cao cũng miêu tả những đặc điểm khác của nhân vật như: mùi cơ thể, quần áo, thậm chí là rận trên người của ông Lang.

Khuôn mặt của ông Thiên Lôi cũng được miêu tả không kém sinh động so với các nhân vật khác: “Da đen như cột nhà cháy, mặt rỗ tổ ong, trán thấp

và bóp lại ở hai bên, tóc cờm cợp dở ngắn dở dài, mắt ti hí nhưng sáng như mắt vọ, đã thế còn được đôi lông mày rậm và dựng đứng như hai con sâu róm nằm trên trợ lực; tất cả những cái ấy vào hùa với cái mũi ngắn và to hếch lên như mũi hổ phù, đôi lưỡng quyền cao trên bờ những cái má trũng như hai cái hố, những cái xương hàm nổi bật lên…” [22, tr. 128].

Nam Cao miêu tả những nhân vật dị dạng về ngoại hình rất phong phú và đa dạng, không lặp lại mà mỗi người mỗi vẻ. Đây cũng là lí do tại sao các nhân vật dương tính trong sáng tác của Nam Cao lại nhiều đến vậy. Hầu hết các nhân vật đều được miêu tả ở cái mặt. Nhưng mỗi nhân vật là một vẻ mặt dị thường theo kiểu khác nhau. Cùng là miêu tả đôi mắt, nhưng Chí Phèo có

“mắt gườm gườm”, đôi mắt của Lang Rận thì “híp lại như mắt lợn sề”, đôi

mắt của Thiên Lôi thì “mắt ti hí nhưng sáng như mắt vọ”...Cùng là tả về cái mũi, nhưng cái mũi của Thị Nở “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như

vỏ cam sành”, Lang Rận thì “lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè,

Trương Rự thì có “cái mũi ngắn và to hếch lên như mũi hổ phù”… Hai má

của Thị Nở thì không được “phinh phính” như mặt lợn, mặt của Lang Rận thì mốc meo, chình chĩnh như mặt người phù, ông Thiên Lôi thì “đôi lưỡng

quyền cao trên bờ những cái má trũng như hai cái hố”…Như vậy, rõ ràng

Nam Cao miêu tả ngoại hình các nhân vật nghịch dị hết sức phong phú, đa dạng. Cùng là một đặc điểm nào đó, nhưng ở mỗi nhân vật là một cách miêu tả, một cách so sánh riêng làm nổi bật lên đặc trưng của từng nhân vật. Mỗi nhân vật là một cá thể độc đáo không ai giống ai. Những chi tiết Nam Cao lựa chọn đều có dụng ý, nó chính là đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện ra bên ngoài.

Qua một vài ví dụ tiêu biểu trên, chúng ta có thể thấy rõ Nam Cao chú trọng đến việc miêu tả ngoại hình của nhân vật thế nào. Mỗi nhân vật nghịch dị được khắc họa cụ thể, chi tiết và vô cùng sống động. Mỗi nhân vật có một vẻ mặt, một ánh mắt, một đặc điểm đặc trưng không lặp lại. Điều này góp phần làm cho hệ thống các nhân vật nghịch dị dương tính của Nam Cao trở nên phong phú, đa dạng.

Nếu như các nhân vật của Nam Cao được chú ý khắc họa về ngoại hình thì ở Lỗ Tấn, nhân vật không được khắc họa chi tiết, ngay cả những nhân vật nghịch dị dương tính thì Lỗ Tấn cũng chỉ điểm qua một vài đặc điểm nổi bật. Ta thấy hình ảnh AQ trong AQ chính truyện, nhà văn không dùng nhiều câu

chữ để miêu tả ngoại hình nhân vật này, “ngay trên đầu có một đám sẹo to

tướng chẳng biết từ bao giờ” [12, tr. 101] và một chiếc đuôi sam là toàn bộ

những gì người đọc biết về bề ngoài AQ khi đọc truyện. Nhưng hai cái sở hữu bất li thân ấy xuất hiện trong nhiều hành trạng của AQ, bởi cái sẹo mà “y

kiêng tuyệt không dùng đến tiếng “sẹo” và cả những tiếng âm gần giống âm “sẹo”… Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải húy là AQ nổi giận” [12, tr. 112], còn chiếc đuôi sam vàng hoe xuất hiện mỗi khi AQ đánh nhau, người ta thường nắm nó mà dúi đầu AQ vào tường.

Nhân vật người điên trong Cây trường minh đăng lại được Lỗ Tấn khắc

họa chủ yếu ở đôi mắt: “Trông hắn ta vẫn như mọi hôm: mặt vuông vàng khè,

rậm, ánh lên hơi khang khác, nhìn ai là cứ nhìn chằm chặp, không chớp, mà lại có vẻ đau xót, giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi” [12, tr. 272].

Trên đây là một số ví dụ cụ thể cho thấy sự đa dạng, phong phú của Nam Cao khi miêu tả ngoại hình các nhân vật nghịch dị. Có thể nói, Nam Cao đã dùng bút pháp đặc tả để xây dựng ngoại hình những nhân vật nghịch dị. Đây là cái đầu tiên đập vào mắt người đọc, báo hiệu cho họ sự kì quặc, quái lạ của nhân vật.

Như vậy, ta thấy rõ ràng trong việc miêu tả ngoại hình của các nhân vật nghịch dị dương tính, Nam Cao miêu tả chi tiết hơn Lỗ Tấn rất nhiều. Nếu như Nam Cao miêu tả kĩ từng chi tiết trên khuôn mặt của nhân vật thì Lỗ Tấn lại chỉ điểm qua một vài điểm tiêu biểu. Nói cách khác, nếu như Nam Cao có thiên hướng đặc tả chân dung nhân vật thì Lỗ Tấn lại thiên về “vẽ rồng điểm mắt”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 66 - 71)