Độc thoại nội tâ mở nhân vật của LỗTấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 74 - 77)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị dƣơng tính

3.1.3 Độc thoại nội tâ mở nhân vật của LỗTấn

Nếu nhân vật nghịch dị dương tính của Nam Cao được làm nổi bật chủ yếu qua miêu tả ngoại hình và hành động thì ngược lại, nhân vật nghịch dị dương tính của Lỗ Tấn rất ít được khai thác ở hai yếu tố đó. Thay vào đó, Lỗ Tấn chủ yếu xây dựng sự nghịch dị của nhân vật về mặt tính cách, tâm hồn. Do đó, độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng khá nhiều.

Độc thoại nội tâm là một thủ pháp rất cơ bản để thể hiện tâm lí nhân vật cho nên khái niệm này không chỉ được các nhà văn mà còn được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật

nói với chính mình, thể hiện tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [29, tr. 108].

Lỗ Tấn rất chú ý đến việc miêu tả nội tâm nhân vật, do đó, độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng rất nhiều. Số lần độc thoại nội tâm được sử dụng trong Nhật ký người điên với mức độ dày đặc. Chẳng hạn khi thấy lũ trẻ bàn tán thì người điên nghĩ bụng: “Không hiểu chúng nó thù gì mình mà

cũng lại như thế...Mình không nhịn được, nói to: “Cái gì nào? Nói đi”, thì chúng bỏ chạy” [12, tr. 16]. Hay khi bắt gặp những người trên phố, thấy họ

nhìn mình với ánh mắt lạ thì “Mình nghĩ không rõ mình với ông Triệu, cả với

những người gặp trên đường, có thù oán gì. Chỉ hai mươi năm trước đây mình có giẫm lên cuốn sổ ghi nợ mấy mươi đời của cụ Cố Cữu. Cụ ta rất không bằng lòng. Ông Triệu tuy không quen biết gì cụ Cố Cữu, nhưng nhất định có nghe phong thanh, rồi bất bình thay, rủ cả những người gặp trên đường kia oán mình, chống lại mình?” [12, tr. 17]. Những suy đoán ngây

ngô thể hiện sự hỗn loạn về mặt tư duy lôgic ở đây phản ánh trạng thái tâm lí của một người điên. Nhưng chi tiết “giẫm lên cuốn sổ ghi nợ mấy mươi đời

của cụ Cố Cữu” lại là lời nói ám chỉ, ngầm thể hiện một hành động phản

nghịch bởi anh ta đã khám phá ra bản chất đích thực của lễ giáo phong kiến đó là chế độ “ăn thịt người”: “Việc gì cũng phải suy nghĩ mới vỡ lẽ. Cổ lai,

việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ “nhân, nghĩa, đạo đức” viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng ba chữ “ăn thịt người” [12, tr. 19]. Cách nói của

người điên ở đây chứa đựng rõ thái độ xem thường, khinh bỉ đối với những gì mà đạo đức phong kiến xem là thiêng liêng, cao cả nhất.

Trong ý nghĩ bệnh hoạn của người điên cả xã hội Trung Quốc bấy giờ là phường “ăn thịt lẫn nhau”: Họ đã ăn được thịt người thì vị tất lại không ăn được thịt mình. Rõ ràng câu nói: “ăn thịt mày một miếng” của người đàn bà nọ, tiếng cười của những người mặt tái mét, răng nhọn hoắt kia, và mẩu chuyện người tá điền hôm trước đều là những ám hiệu cả... Người điên đớn đau, quằn quại khi phải sống giữa bầy người ác độc. Đau đớn hơn, anh ta hoài nghi cả chính bản thân mình cùng nằm trong đám người đó: “Vị tất vô ý mình

đã chẳng ăn một vài miếng...” [12 tr. 29]. Nhưng anh ta tin tưởng vào thế hệ

trẻ thơ: “Chắc cũng còn những đứa trẻ chưa từng ăn thịt người? Hãy cứu lấy

các em” [12, tr. 29].

AQ chính truyện có tới 29 lần AQ tự độc thoại nội tâm. Chẳng hạn, khi

thấy con cái nhà cụ cố họ Triệu, họ Tiền thành đạt thì AQ nghĩ bụng: “Con tớ

ngày sau lại không làm nên to bằng năm bằng mười lũ ấy à!” [12, tr. 100];

Thấy trên huyện gọi cái ghế dài là “tràng kỷ” hay rán cá bỏ thêm hành thái nhỏ vào thì AQ cho rằng “Gọi thế là sai! Là đáng cười” [12,tr. 101]; Rồi khi bị người ta đánh, AQ lại nghĩ: “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật

thời buổi này hết chỗ nói” [12, tr. 103]; Khi không vẽ được vòng tròn y nghĩ

bụng: “Con tớ ngày sau hẳn là vẽ được tròn trình hơn tớ bây giờ” [12, tr. 152]; Màn “Đại đoàn viên”, khi biết mình bị đem đi chém đầu, AQ nghĩ:

“Người ta sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có thể có một lần bị chặt đầu” [12, tr. 154]. Những suy nghĩ của AQ cho ta thấy được căn bệnh thắng lợi tinh thần luôn ngự trị trong y.

Như vậy, Lỗ Tấn đã rất thành công trong việc sử dụng độc thoại nội tâm để khắc họa suy nghĩ, tâm lý của nhân vật.

Qua việc phân tích trên, có thể thấy rằng, trong hệ thống nhân vật nghịch dị dương tính, nhân vật của Nam Cao được xây dựng chi tiết về ngoại hình với sự phong phú, đa dạng không lặp lại ở mỗi người và một loạt các hành động đặc trưng cho tính cách của nhân vật đó. Trong khi đó nhân vật

nghịch dị của Lỗ Tấn (ngoại trừ nhân vật AQ), rất ít được miêu tả về ngoại hình và hành động. Thay vào đó, Lỗ Tấn chú trọng khắc họa tính cách của nhân vật. Và một trong những biện pháp được tác giả sử dụng nhiều đó là độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn từ góc nhìn so sánh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)