5. Cấu trúc của luận văn
2.2 Nhân vật nghịch dị dạng âm tính
Nếu các biểu hiện ở nhân vật nghịch dị dương tính được thể hiện ra với mức độ bất thường, dị thường, thì các biểu hiện của nhân vật nghịch dị âm tính chỉ là mức độ khác thường, đôi khi dễ hòa tan vào cái bình thường. Nhân vật nghịch dị âm tính là những nhân vật mà chất nghịch dị khoác cái áo thông thường, hòa tan vào cái thường ngày nên khó nhận ra hơn, mức độ nghịch dị cũng thấp hơn dạng trên. Ở những nhân vật này, thường là những nhu cầu như ăn uống, hưởng thụ được đẩy lên tới mức thử thách lương tâm hoặc đó là sự chịu đựng được đẩy lên quá mức như là một thứ tâm lý nô lệ trong truyện ngắn của Nam Cao hoặc đó là nhân vật đám đông u mê trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong truyện ngắn của Nam Cao, đó là các nhân vật Đức trong Nửa
đêm, người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó, nhân vật dì Hảo trong Dì Hảo, bà lão trong Một bữa no, , Nhu trong Ở hiền, bà của Ngạn trong Nhìn người ta sung sướng, Tri trong Cái mặt không chơi được, Hài trong Quên điều độ...
Đức – con trai của Thiên Lôi cũng được xây dựng bằng thủ pháp nghịch dị nhưng mức độ nghịch dị thấp hơn nhân vật Thiên Lôi. Đức cũng được xây
dựng nghịch dị cả về ngoại hình và tính cách: “Hắn lớn lắm nhưng vẫn lặng lẽ,
ngờ nghệch và hay thở dài. Mắt hắn lờ đờ tựa mắt trâu. Lúc nào hắn cũng có vẻ ngậm một nỗi buồn xa xôi, vương lại từ kiếp trước” [12, tr. 141]…Có thể
nói Đức là nhân vật được xây dựng trái nghịch với nhân vật Thiên Lôi, nếu cha hắn ngoại hình gớm ghiếc bao nhiêu, tính cách hung ác bao nhiêu thì ngược lại, hắn lại hiền lành và ngờ nghệch bấy nhiêu. Cuộc sống của hắn tuy bị hủy hoại bởi tai tiếng bởi người cha đã chết nhưng đến khi bị dồn đến cùng đường thì hắn cũng chẳng thể làm hại ai mà chỉ đọa đày bản thân đến phát điên.
Trong Trẻ con không được ăn thịt chó miếng ăn được đẩy lên đến mức
thách thức và cuối cùng thì nó đã chiến thắng cái thằng người. Chỉ vì một bữa rượu thịt chó mà khiến hắn khốn khổ, nước dãi chảy ra mà đầu óc cứ vẩn vơ nghĩ mãi đến sắc vàng bóng của thịt chó thui và men rượu: “nước dãi từ từ
dâng lên miệng hắn. Rượu… thịt chó!... Rượu…thịt chó!...Trước mắt hắn lại lập lòe hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt nước dãi ừng ực” [22, tr.
214]. Sự thèm ăn khiến hắn cau có, khó chịu, hắn chửi càn, hắn chửi quân hàng bưởi không chịu đến mua để hắn có dăm đồng mà tiêu, rồi hắn chửi vợ hắn – “con mèo mù” bưởi chín gần rụng mà chưa chịu bán. Miếng ăn khiến hắn trở lên trơ trẽn, hắn bán non mươi gốc chuối cho người ta rồi lại bán cho người khác để thu hai lần tiền dù số tiền thu được cũng chẳng nhiều nhặn gì chỉ ngót hai đồng bạc. Sự thèm ăn khiến mặt hắn dày ra để thêm lần nữa đến mua chịu của bà bán thịt chó dù hắn đã chịu nhiều lần và hắn biết lần này đến hắn sẽ bị một trận mắng cho ngấm vào thân.
Cái sự đáng khinh, đáng trách của hắn không chỉ dừng lại ở cái việc lười làm mà chăm ăn, mà đáng khinh là ở việc hắn ăn mà không nghĩ gì đến vợ đến con, hắn chỉ ăn cho sướng cái mồm và để có bữa ra oai với đám bạn nhậu. Không có tiền mua thịt chó hắn bèn giết luôn con chó vện ở nhà. Hắn mời bọn bạn rượu đến nhắm cùng, sai vợ đi đong chịu gạo, mua chịu rượu…Khốn nạn nhất là cái cảnh mấy ông bợm rượu dọn mâm cao cỗ đầy ngồi nhắm và tán
phét với nhau trên nhà còn mấy mẹ con khốn khổ nọ chui lủi dưới bếp đợi miếng ăn thừa của cha chúng. Ấy thế mà cha chúng cùng đám bạn rượu đó lại nỡ lòng ăn hết không chừa một miếng, tiếng khóc của những đứa trẻ khiến người ta thấy rõ cái khốn nạn của người cha.
Nhân vật Hài trong Quên điều độ cũng là nhân vật mà tính nghịch dị gắn liền với miếng ăn.Sự nghèo khiến anh ta phải tiết kiệm nhưng anh vì không muốn công nhận sự nghèo túng của mình anh ta nghĩ rằng mình đang sống điều độ: chỉ ăn rau mà rau cũng ăn có chừng, uống nước lã đun sôi, không rượu, thuốc, không đi xem hát, xem chớp bóng, không đi xe đi bộ để thể dục…Sự vệ sinh rẻ hợp với người không có tiền như hắn. Thế nhưng khi có cơ hội thì cái sự thích hưởng thụ trong người hắn lập tức trỗi dậy. Ấy là khi gặp lại Thư – người bạn cũ bốc chốc phát tài lại hào phóng. Hài thấy vui vẻ khi được uống bia, uống rượu vang, được ăn ở cái bàn to ngay giữa quán, được đi xem hát và khi tỉnh lại thấy một cô gái đang nằm cạnh. Hài bắt nhịp nhanh với cuộc sống xa hoa và hẹn Thư lại đi. Trước đó, hắn chỉ sợ Thư thất hẹn, sợ Thư không đến thì hắn sẽ không được hưởng không những cuộc vui kia nữa vì hắn đâu có tiền. Tâm lý háo hức và lo sợ của hắn khi chờ đợi Thư đã tố cáo sự giả dối, thói AQ của Hài khi tự đề ra cho mình cuộc sống điều độ. Suy cho cùng thì sự thanh cao chỉ là để tự lừa dối bản thân, con người ai cũng thèm khát sự giàu có và hưởng thụ.
Cũng là về miếng ăn nhưng bà cụ trong Một bữa no lại khiến người ta thương nhiều hơn là giận. Vẫn là cái cảnh nghèo khó khốn cùng ở nông thôn như ta vẫn thấy trong các sáng tác của Nam Cao, một ba cụ đã già cả, lại ốm yếu nhưng không có gì để trông cậy tuổi già. Cơn ốm kéo đến khiến tiền hết, sức khỏe cạn kiệt không còn gì để ăn, đi xin người ta cũng chỉ cho được một vài lần, bà cụ gần chết đói. Cứ tưởng trời đã triệt đường sống của bà nhưng trong lúc bức bách bà nhớ ra mình vẫn còn đứa cháu gái đã cho đi ở từ lúc mười hai. Thế là bà lấy cớ đến thăm nó để kiếm của bà phó Thụ bữa cơm. Cái
đói khiến bà bỏ ngoài hết sự hắt hủi, khinh miệt, thái độ khó chịu của bà phó để vét nốt chút cơm thừa đến khi nồi nhẵn bóng. Và sau bữa đó, bà “chết no”, một cái chết quằn quại, đau đớn. “Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra.
Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch…bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ.Rồi bà tả…Ruột bà đau quằn quằn. Ăn một tý già vào cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết” [22, tr. 250].
Cái chết của bà lão trong Một bữa no là một cái chết đặc biệt, khác người vì trước giờ người ta thường chết vì đói rét, bệnh tật chứ chẳng mấy khi nghe có người chết no. Chính vì sự ấy mà cái chết của bà đã trở thành bài học để bà phó Thụ giáo huấn lũ con gái, con nuôi: “Người ta đói đến đâu cũng không
thể chết chứ no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!”. Bà lão
trong tác phẩm này vừa khiến người ta chê trách vì miếng ăn mà có thể bỏ qua sĩ diện trở lên trơ trẽn nhưng người ta thương nhiều hơn là giận vì suy cho cùng đứng trước sự sống và cái chết bao giờ người ta cũng tìm mọi cách để tồn tại. Nếu được lựa chọn giữa sống và chết bao giờ người ta cũng chọn sự sống dù cuộc sống ấy có khốn khổ, tủi nhục thế nào.Bà lão trong Một bữa
no cũng lại là một nhân vật bị hoàn cảnh xô đẩy đến mức trở lên nghịch dị. Miếng ăn ở đây lại được đẩy lên trở thành thách thức nhân phẩm, nhân cách của con người.
Trong những truyện ngắn của Nam Cao có những nhân vật mà tính nghịch dị chỉ là những cái thường ngày được đẩy lên một chút.Chẳng hạn như Tri trong Cái mặt không chơi được, nhân vật mang hình bóng của chính tác
giả. Tri là chàng thanh niên có ăn học, biết lễ nghĩa chỉ là cái mặt của anh ta quá đặc biệt. Cái mặt ấy tác giả không tả nó là xấu, cũng không phải cái mặt ranh mãnh của những kẻ hay lừa lọc, càng không phải cái mặt hung hãn của một tay thích đánh đấm. Nói chung thì cái mặt ấy rất khó tả và khó gọi tên, đó là cái mặt “lạnh như nước đá và ngượng nghịu và vô duyên, và lố bịch và đủ
hết”. Cái mặt của Tri khiến anh ta bị mọi người ghét và xa lánh một cách vô
cớ, đến cả người ghét cũng không biết tại sao mình ghét. Họ chỉ biết rằng cái mặt của Tri “làm sao ấy”. Cái mặt mà đến những người con gái xấu xí chẳng ai yêu mến cũng không thèm đếm xỉa. Hồi làm ở Sài Gòn, Tri từng có ý định ngỏ lời với cô tư Bình nhưng thất bại, mặc dù cô ấy cũng chẳng lấy gì làm đẹp: “Mặt thiếu vẻ dịu dàng. Đôi mắt xếch quá.Cái mũi lại to, còn cái miệng
thì lại cứ dầu ra đằng trước. Tai hại nữa là cô lại có một chiếc răng bọc vàng. Đã thế người trông lại thưỡn thườn thườn Uốn éo chẳng ra uốn éo. Cứng nhắc chẳng ra cứng nhắc” [23, tr. 25]. Xung quanh chúng ta không hiếm
người có gương mặt xấu xí nhưng trong truyện của Nam Cao cái dị thường ấy đã được đẩy lên ở mức độ cao hơn trở thành cái kì quặc. Tuy nhiên nó vẫn có gì đó quen thuộc, hiển hiện trong những cái thường ngày.
Trong truyện ngắn của Nam Cao, còn một dạng nhân vật nữa cũng được xếp vào nhân vật nghịch dị, đó là những nhân vật mà sự chịu đựng được đẩy lên quá mức như một thứ tâm lý nô lệ.Tiêu biểu cho dạng nhân vật này chính là nhân vật Nhu trong Ở hiền. Nhu hiền từ cái tên đến tính cách, ngay từ khi mới sinh Nhu đã hiền, cô không bao giờ khóc, cứ bú no rồi đặt đâu thì đặt, cho ăn gì thì ăn, lớn lên cũng chẳng bao giờ tranh cãi, giành giật với anh chị em hay với ai bao giờ. Thêm vào đó là sự thật thà, chăm chỉ, quanh năm ngày tháng chỉ biết làm lụng. Ai bắt nạt cũng chỉ im lặng chịu đựng chẳng bao giờ hé ra nửa lời. Chuyện lấy chồng cũng vậy, Nhu lấy chồng vì mọi người muốn Nhu lấy, chồng ăn chơi phá của Nhu cũng im lặng, chồng muốn lấy vợ hai Nhu cũng im lặng điểm tay vào tờ giấy hôn thư. Bị vợ hai đày đọa coi Nhu như trò chơi Nhu cũng không hề phản kháng. Cuộc sống quá khốn khổ, tủi cực Nhu bỏ về nhà mẹ đẻ rồi lại ngoan ngoan về lại nhà chồng tiếp tục cuộc sống cũ. Cuộc sống của Nhu chỉ gói gọn ở nước mắt. Sự ở hiền không được đáp lại bằng việc gặp lành. Phản kháng yếu ớt của Nhu chỉ dừng lại ở việc về
nhà đẻ rồi lại ngoan ngoan về lại nhà chồng như con ruồi bay đi vòng ngắn rồi lại đậu vào chỗ cũ.
Sự ganh ghét trong Nhìn người ta sung sướng lại trở thành cái sự kì quặc bởi con người vốn có tính ghen ghét, đố kỵ nhưng ở đây lại là mẹ ghen ghét với con, bà ghen ghét với cháu. Bà cụ trong tác phẩm do từ nhỏ đã phải chịu nhiều tủi cực, cả đời vất vả chồng lại bỏ đi nên sau này, khi đứa con gái duy nhất của bà có cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm, có của ăn của để thì bà khó chịu, bà ghen với chính con gái bà, bà đâm ra lẩn thẩn, bà trách chúng sống bạc, bà thấy chúng sướng quá, chẳng khi nào bà quên được những tháng ngày tủi khổ và người chồng phụ bạc. Bà thương cô bé hàng xóm vì nó khổ giống bà, bà tìm đủ dịp để ép cháu trai bà cưới Duyên nhưng khi chúng yêu nhau thật thì bà lại ghét chúng, bà ghét vì chúng yêu thương nhau, ghét vì cháu bà hứa sẽ dẫn con bé ra Hà Nội, hứa sẽ cho con bé cuộc sống sung sướng.
Nam Cao rất tinh tế khi đánh trúng tâm lý của con người. Bà cụ trong
Nhìn người ta sung sướng cũng giống như người vợ của ông giáo trong tác
phẩm Lão Hạc, vì khổ nên không thể thương người khác, thấy khó chịu khi người ta không khổ. Tuy nhiên ở đây, sự ghen ghét, tị nạnh được đẩy lên quá mức khi để những người thân ruột thịt ghen tỵ với hạnh phúc của con cháu.
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, nhân vật nghịch dị âm tính là nhân vật đám đông u mê: đám đông trong Thị chúng, vợ chồng lão Hoa Thuyên, bác
Cả Khang, người râu hoa râm, Năm gù…trong Thuốc, người dân ở làng
Mùi,thím Tường Lâm vàngười dân trong truyện trong Lễ cầu phúc, chị Tư
Thiền và những người hàng xóm trong Ngày mai…. Ở những nhân vật này, chất nghịch dị được thể hiện ở cấp độ nhạt hơn so với kiểu nhân vật người điên và nhân vật AQ, họ là những con người mê muội, mê tín, cổ hủ không tiếp thu cái mới.
Trong Thị chúng, tác giả không tập trung vào đối tượng nào cụ thể mà ông miêu tả đủ mọi loại người, hạng người, từ anh phu xe, em bé mập mạp, tuần cảnh sát, vú em, ông áo xanh, ông đội mũ cói...Tất cả họ đều đổ ra đường để thỏa mãn trí tò mò của mình: xem cảnh sát dắt một người đi “thị chúng”. Họ chen lấn, xô đẩy, chửi bới nhau để xem với một cặp mắt tò mò, lạnh lùng, không một chút thương xót, cảm thông. Tất cả như mất đi phần nhân tính của mình.
Vợ chồng lão Hoa Thuyên, bác Cả Khang, người râu hoa râm, Năm gù…trong Thuốc là những con người mê muội, tin rằng máu người có thể chữa bệnh lao.Họ xô nhau đi xem chặt đầu để mà lấy máu, tranh nhau mua máu người chiến sĩ tử tù để chữa bệnh, mặc dù chữa vẫn chữa, người chết vẫn chết nhưng họ vẫn cứ cố tin vào phương thuốc chữa bệnh dùng máu người đó.Thím Tường Lâm và những người xung quanh thím chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo đức, lễ giáo phong kiến cho nên họ cho rằng người phụ nữ tái giá sau khi chồng chết (dù bị ép buộc) thật là một cái tội lớn đáng khinh bỉ. Thím Tường Lâm khi sắp chết vẫn còn cố dành dụm mấy đồng bạc để đưa vào chùa làm bậc cửa mới an lòng mà hễ gặp ai cũng hỏi liệu sau khi chết có địa ngục hay không. Tâm lý nô lệ, sự u mê đã ngấm vào máu của người dân Trung Hoa không biết từ bao đời nay khó mà lay chuyển được. Chị Tư Thiền cũng vì sự u mê, tin vào mấy thứ thuốc lang băm truyền tai mà không cứu chữa được cho đứa con của mình, trong khi đó những người hàng xóm không hề thương xót cho cảnh gia đình chị và nỗi đau mất con của người mẹ, chỉ chăm chăm lo lấy tiền để làm ma…
Khổng Ất Kỷ trong truyện ngắn cùng tên cũng là môt nhân vật mang trong mình chủ nghĩa AQ tuy rằng mờ nhạt hơn nhân vật AQ trong AQ chính truyện. Khổng Ất Kỷ là tri thức có ăn học nhưng thi mãi không đỗ. Y lại cậy biết vài ba chữ đi đâu cũng “chi hồ giả dã” như mình giỏi giang lắm. Cũng do có học, biết được vài ba chữ nên y không chịu làm những việc gọi là tay chân vì những việc ấy không phải của người có học, chép sách thuê cũng lười nhác nhưng lại thích
ăn ngon, nghiện rượu. Không có tiền mua rượu, y sẵn sang ăn cắp, bị người ta bắt được y chẳng lấy gì làm xấu hổ mà vẫn bao biện: “Lấy sách không phải là ăn
cắp! Có biết chữ mới lấy sách chứ? Thế mà bảo là ăn cắp được à?”. Cái dị của
nhân vật này chính là ở chỗ học đã không giỏi giang lại thích khoe khoang, thích ăn ngon nhưng lại nhác làm, lại đề ra những cái lý luận dởm ai nghe cũng thấy