5. Cấu trúc của luận văn
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị dƣơng tính
3.1.2 Chuỗi hành độn gở nhân vật của Nam Cao
Hành động là yếu tố thể hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng, với môi trường sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của mình, Nam Cao và Lỗ Tấn cũng miêu tả hành động của nhân vật để từ đó nhân vật tự bộc lộ tính cách. Tuy nhiên nếu so sánh nhân vật của hai tác giả thì các nhân vật của Nam Cao được chú ý trong việc miêu tả hành động hơn.
Trong truyện ngắn của Nam Cao, các nhân vật nghịch dị dương tính được khắc qua qua một loạt các hành động. Chuỗi hành động này vừa thể hiện cá tính vừa thể hiện sự phát triển trong tính cách của nhân vật. Có những nhân vật tính cách được khắc họa bằng những hành động dồn dập, tiên tiếp.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã để nhân vật bộc lộ sự tha hóa của mình qua một loạt các hành động, từ việc rạch mặt ăn vạ: “Chí Phèo lăn
lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét…” [22,
tr. 80] đến việc đốt nhà, đâm thuê, chém mướn, ăn cướp…Hành động của Chí Phèo vừa thể hiện sự lưu manh, sự tha hóa về nhân tính vừa thể hiện sự bế tắc,
cùng quẫn khi bị từ chối quyền làm người. Cũng như Chí Phèo, sự nghịch dị của nhân vật Trương Rự trong truyện ngắn Nửa đêm được khắc họa qua một loạt hành động, từ việc ăn uống thường ngày: “xồng xộc chạy vào, ngồi sụp
xuốn, rót rượu ra bát uống” đến việc đánh vợ: “đấm, đạp, tát túi bụi trên đầu, mặt, bụng, lưng…Hắn cào, hắn cấu, hắn bóp cổ, và lay, và lắc, đấm bằng tay, đá bằng chân…” [22, tr. 133]. Rõ ràng, chuỗi hành động của Chí Phèo và
Trương Rự vừa có vai trò khắc họa tính cách, vừa thể hiện quá trình phát triển tâm lý của hai nhân vật.
Nhân vật Thị Nở cũng được khắc họa ấn tượng qua hành động với Chí Phèo sau khi quay về gặp bà cô: “Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi…Thị
giẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng…Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị chống tay vào hang, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn những lời bà cô” [22, tr. 111]. Hành động của
Thị Nở thể hiện đúng tâm lý ngô nghê của một con người gàn dở.
Một loạt các hành động đáng xấu hổ, tham lam, tùy tiện của anh cu Lộ trong Tưu cách mõ cũng góp phần lớn trong việc thể hiện sự tha hóa, dị dạng về nhân cách của người nông dân vốn hiền lành, chất phác này. Nào là việc đi ăn xin mà đúng ra là ăn cướp: “mồm hắn nói, tay hắn lượm” [22, tr. 282], ăn tham đúng hiệu một thằng mõ: “Hắn uống rượu, hắn rung đùi, hắn nhai nhồm
nhoàm và vênh vênh nhìn người ta” [22, tr. 289], đã thế ăn xong hắn còn xin
phần đem về, mỗi dịp cưới hỏi lễ tết hắn lại được dịp để ăn, để xin, để gói phần, và vì vậy mà khi cả làng mất mùa đói kém thì nhà anh mõ vẫn chẳng khi nào lo bị đói.
Hành động của mụ Lợi khi chứng kiến cái chết của nhân tình cho thấy sự đau đớn khôn cùng của một người đàn bà xấu xí, ngốc nghếch và vô tâm. Gã nhân tình của mụ treo cổ chết khi mụ đang ngủ ngon lành với những tiếng gáy, mặc kệ sáng hôm sau có xảy ra cơ sự gì: “Và khi trông thấy tình nhân, mụ rú
lên. Mụ vật vã người, khóc rống như một con chó chưa quen xích. Tội nghiệp cho con người quá ù nì!” [22, tr. 363].
Như vậy, trong sáng tác của Nam Cao, chất nghịch dị của nhân vật được thể hiện rõ qua một chuỗi các hành động. Như đã phân tích ở chương trên, sự tha hóa về ngoại hình, tính cách của các nhân vật của Nam Cao như là một hệ quả, một sự phản ứng lại hiện thực xã hội – sự nghèo đói và bất công. Do đó, các nhân vật này đi theo quá trình nghịch dị từ ngoại hình – hành động và tính cách. Xây dựng nhân vật với các chuỗi hành động là điều hoàn toàn phù hợp đối với trường hợp của Nam Cao.
Khác với Nam Cao, trong các nhân vật nghịch dị dương tính của Lỗ Tấn, chỉ có nhân vật AQ được khắc họa chi tiết qua hành động, còn nhân vật người điên trong truyện Nhật kí người điên và Cây trường minh đăng hầu như không được khắc họa qua hành động mà chủ yếu qua tâm lý, suy nghĩ.
Trong AQ chính truyện, tính cách nhân vật AQ cũng bộc lộ qua hành
động. Tuy nhiên, các hành động của AQ thiên về tính chất kể chuyện nên hầu như không có các tính từ chỉ về sự nghịch dị của hành động đó. Nói cách khác thì AQ chủ yếu được người kể chuyện kể lại đã làm những gì, chứ không miêu tả chi tiết đã làm hành động ấy như thế nào. AQ lườm nguýt, chửi rủa, đánh nhau với bọn vô công rồi nghề ở làng Mùi, với Vương Râu xồm, với cu Don bởi toàn những lí do không đáng. Đánh nhau với bọn vô công rồi nghề chỉ vì chúng “phạm phải húy” của AQ. Vương Râu xồm bắt được nhiều rận hơn, AQ kiếm cớ gây sự rồi đánh nhau, bị thua thì giở giọng cầu hòa. Chửi thằng Tây giả vì ghét cái mác học trường Tây và du học Nhật của hắn, bị đánh AQ không dám đánh trả, cũng không dám nhận là mình đã chửi rồi “cho
thế là xong hẳn đi một chuyện, và y cảm thấy trong người nhẹ nhõm”. Với kẻ
mạnh hơn, không đánh lại được, AQ khi thì tự tát vào mặt mình và coi đó là đánh kẻ thù, khi thì cho rằng “nó đánh mình khác gì nó đánh bố nó” rồi đắc thắng trong tưởng tượng.
Qua những hành động ấy, ta thấy AQ hiện lên như một cái ung nhọt của xã hội với rất nhiều thói xấu của một con người bị tha hóa về phẩm chất. Đó
là thói kỵ húy, côn đồ, khinh thường và chuyên bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nhưng lại nhu nhược và nhẫn nhục, cúi đầu trước kẻ mạnh hơn; đặc biệt “phép thắng lợi tinh thần” là một căn bệnh phổ biến của người dân Trung Hoa, nó đã trở thành căn bệnh quốc dân.
Nếu như các nhân vật nghịch dị dương tính của Nam Cao đều được khắc họa qua một loạt các hành động thì các nhân vật nghịch dị trong tác phẩm của Lỗ Tấn không được chú trọng khắc họa về điểm này. Trong số đó, chỉ có nhân vật AQ là được chú ý miêu tả hành động, còn nhân vật người điên trong truyện Nhật kí người điên và Cây trường minh đăng hầu như không được khắc họa qua hành động mà chủ yếu qua tâm lý, suy nghĩ. Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên hiện lên qua những dòng suy nghĩ, những cảm giác, tâm trạng của anh ta khi thấy đâu đâu cũng hiện lên việc ăn thịt người. Cả tác phẩm hầu như là những lời tự thuật về suy nghĩ, cảm nhận của người điên chứ không có đoạn văn nào miêu tả hành động của nhân vật này.
Người điên trong Cây trường minh đăng cũng hầu như không được miêu tả về hành động. Phần lớn dung lượng của tác phẩm là sự lo lắng và tìm cách đối phó với người điên của mọi người trong thôn Cát Quang. Trong cả truyện, người điên chỉ được miêu tả duy nhất một hành động: “Hắn ta quay lại nhìn
bọn họ, nói trầm tĩnh: Thế thì sẽ liều cách khác” [12, tr. 269].
Như vậy, nhân vật nghịch dị dương tính của Nam Cao rất được chú trọng trong việc miêu tả hành động, ngược lại các nhân vật của Lỗ Tấn lại ít được khắc họa hoặc khắc họa rất mờ nhạt.