5. Cấu trúc của luận văn
1.3 Văn chƣơng vị nhân sinh và lựa chọn gần gũi trong biểu đạt về cá
cái nghịch dị
1.3.1.Văn chương vị nhân sinh: điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn
Nam Cao và Lỗ Tấn đều chủ trương văn chương phải vì con người, vì sự tiến bộ của xã hội nhưng không phải ngay từ đầu, hai ông đã xác định ngay được điều ấy mà cả hai phải qua quá trình “tìm đường”.
Nam Cao bước chân vào nghiệp văn với các sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn để sau đó mất một khoảng thời gian nhất định ông mới xác định được quan niệm và con đường nghệ thuật mình theo đuổi. Với Lỗ Tấn, trước khi đến với nghề văn, ông từng trải qua nhiều ngành nghề khác nhau
được căn bệnh về thể xác chứ chẳng thể chữa được căn bệnh về tinh thần. Mà muốn xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn thì điều cốt yếu là thoát khỏi cái “liệt căn tính quốc dân” đã tồn tại bao lâu nay ở dân tộc Trung Hoa.
Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn vị nhân sinh, nhưng nếu ở Nam Cao ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm thể hiện ở sự tha hóa, mòn mỏi thì trong tác phẩm của Lỗ Tấn, ý nghĩa nhân sinh lại được thể hiện ở việc chỉ ra căn bệnh quốc dân, thức tỉnh ý thức dân tộc.
Nhìn chung thì vấn đề con người bị tha hóa đã được các nhà văn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945 đưa vào tác phẩm của mình một cách sinh động với những cách tiếp cận khác nhau. Người nông dân trong quan niệm của Nam Cao trước hết là những nạn nhân của hoàn cảnh, đó là sự đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội… Có thể nói cái đói, cái nghèo đã khiến những con người xưa nay vốn chất phát, hiền lành bỗng trở nên biến chất, tha hóa, đánh mất danh dự, lòng tự trọng tối thiểu của một con người. Đó là hình ảnh người bà tội nghiệp, đáng thương trong Một bữa no, chỉ vì
quá đói mà phải lặn lội đến tận nhà bà phó Thụ - nhà mà đứa cháu bà đang đi ở cho người ta vừa là để thăm cháu, vừa để kiếm một bữa cơm, nhưng mục đích chính của bà là đi tìm miếng ăn hay chỉ vì tính tham ăn, thèm ăn, thiếu ăn mà người bố trong Trẻ con không biết ăn thịt chó nhẫn tâm ăn hết phần
của vợ con mình, đó là anh cu Lộ trong Tư cách mỏ đã hi sinh danh dự, lòng tự trọng của mình để đổi lấy việc được ăn ngon, ăn đủ, ăn không bỏ xót khi có cơ hội…
Truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng, bốn phần đã có hết ba phần nói về chuyện miếng ăn, chuyện sinh tồn, hơn là chuyện “sống”, phần còn lại Nam Cao dành để nói về vấn đề nhân phẩm, nhân cách của con người, trong đó nhà văn đi sâu vào khai thác, khám phá, lật xới tấn bi kịch tinh thần của con người. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, đó là bi kịch giằng xé tâm hồn, là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa sự sống và cái chết,
giữa sự sống với đức hi sinh cao cả của Lão Hạc trong những truyện ngắn cùng tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao lại đề cập nhiều đến thế chuyện miếng ăn, chuyện cái nghèo hèn trong tác phẩm của mình, như chúng ta đã biết làng Vũ Đại quê ông là một bức tranh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam thời kì trước 1945. Ở đó xuất hiện biết bao gia đình, bao số phận cơ cực, tủi hờn, sống một cuộc sống mà sự sống cận kề với cái chết, danh dự, lòng tự trọng của con người lại đem ra so sánh với chuyện miếng ăn. Ranh giới giữa chúng thật mong manh, thường đặt con người vào những sự lựa chọn, miếng ăn hay là danh dự (Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mỏ,
Một bữa no…), nhân phẩm hay là cái chết (Chí Phèo, Lão Hạc…). Hơn thế
nữa, nhà văn còn đi sâu phân tích tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức như Hộ, Điền, Thứ... Bi kịch vì số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo xung quanh, bi kịch vì cuộc đời vô vị, không lối thoát của mình, vì một xã hội đầy bất công ngang trái và bế tắc. Nam Cao đã đề cập đến những bi kịch ấy một cách rất nhẹ nhàng và càng từng trải, càng có ý thức về ý nghĩa của thì người ta càng thấy ghê rợn, đó là bi kịch sống mòn. Những người tri thức trong sáng tác của Nam Cao luôn muốn sống một đời sống xứng đáng, có ích, xây dựng được một sự nghiệp nhưng cuối cùng họ chẳng làm được gì, suốt đời vẫn cứ quanh quẩn với cuộc sống tẻ nhạt, đáng xấu hổ. Họ không làm được gì bởi điều kiện xã hội và hơn cả là do thụ động, do ngại đổi thay và sợ hãi. Do đó họ chết mòn, “sống mòn”, sống cuộc sống “đời
thừa”. Đúng như Nam Cao nhận xét họ sẽ “mốc lên, rỉ đi, mục ra”, họ sẽ
“chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”.
Nếu quan niệm vị nhân sinh ở Nam Cao thể hiện ở cuộc sống tha hóa, mòn mỏi của con người thì trong tác phẩm của Lỗ Tấn, ông lại tập trung thể hiện căn tính nô lệ, phép thắng lợi tinh thần và những thói hư tật xấu của người dân.
Chúng ta thấy rằng Lỗ Tấn viết truyện ngắn nói riêng, sáng tác văn chương nói chung không phải vì mục đích làm nghệ thuật mà là để cải tạo quốc dân tính.
Đó là căn tính nô lệ của người dân thể hiện qua sự u mê, thiếu hiểu biết, cam chịu…những căn bệnh đã ăn sâu bám rễ vào biết bao thế hệ trở thành cái xấu xa trong căn tính dân tộc. Với Nhật kí người điên, Lỗ Tấn muốn đánh
thẳng vào lễ giáo đạo đức phong kiến, một thứ lễ giáo “ăn thịt người”. Nhà văn thông qua diễn biến tâm lí của một người bị cho là điên để tố cáo lễ giáo, đạo đức và chế độ phong kiến. Qua con mắt của người điên, mối quan hệ giữa con người với con người được khắc họa rõ nét, người với người như lang sói, con người luôn sống trong sự lo sợ, đề phòng. Lỗ Tấn đã chỉ ra nguyên nhân của cuộc sống tăm tối ấy, đó không chỉ là gông xiềng thống trị cụ thể mà còn là sự ràng buộc tinh thần bắt nguồn từ lễ giáo và đạo đức phong kiến. Nhân vật AQ trong AQ chính truyện rất điển hình như nhân vật Đông ki sốt của Cervantes. Theo Đặng Thai Mai thì “tâm lí tự cao tự đại với phép thắng lợi
tinh thần đó của AQ, nhưng nó cũng là tâm lí của giai tầng thống trị phong kiến hồi đó”. Dụng ý của Lỗ Tấn không phải “vạch áo cho người xem lưng”
mà là phô bày cho người trong nước biết những sự xấu xa của xã hội Trung Quốc để buộc họ phải tìm phương chạy chữa.
Bên cạnh đó, Lỗ Tấn cũng viết về sự u mê, cam chịu, thiếu hiểu biết của những người nông dân nghèo khổ. Họ vừa đáng thương và cũng vừa đáng trách. Chị Tường Lâm trong Lễ cầu phúc muốn làm một người nô lệ bình thường cũng không được.Hai người chồng chị đều không may qua đời, con trai bị sói ăn, gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà, chị bơ vơ, không nơi nương tựa. Thế nhưng khi gặp “tôi”, chị Tường Lâm không hề xin tiền, cũng không hề xin gì cả, chỉ dứt khoát hỏi xem người chết rồi có còn linh hồn hay không. Thì ra sau tất cả, không chỉ đói khát, giá lạnh làm chị khổ sở mà cái làm chị khổ hơn đó là nỗi khổ về tinh thần, là nỗi lo sợ bị trừng phạt, bị đọa đày luôn thường trực trong suy nghĩ của chị.
Nếu số phận chị Tường Lâm là “muốn làm nô lệ mà không được” thì số phận Nhuận Thổ trong Cố hương có thể nói là “tạm được làm nô lệ”. Trong kí
ức của “tôi”, Nhuận Thổ hiện lên như một hiệp si tí hon giữa cánh đồng tươi mát với đức tính dung cảm, chân thành, vị tha và sự hồn nhiên.Thế nhưng “qua hai mươi năm đày đọa của quan lại, thuế má, lính tráng, cường hào”, Nhuận Thổ biến thành một con người gỗ không hồn. Hình ảnh tươi mát ngày xưa đã mất hẳn, họa chăng chỉ còn phảng phất lại ở Thủy Sinh, con Nhuận Thổ. Điều khiến “tôi” đau khổ nhất chính là anh ta biết khổ nhưng không biết do đâu mà khổ. Theo anh ta, khổ là do mất quy củ và anh ta muốn kéo con cháu trở về với quy củ.
Căn bệnh của những người trí thức cũng được Lỗ Tấn mổ xẻ, phơi bày một cách rõ nét. Đó là sự thủ cựu, gàn dở, tâm lý dao động, thỏa hiệp.
Khổng Ất Kỉ trong truyện ngắn cùng tên là loại nho sĩ cuối mùa, suốt đời ôm mộng cử nghiệp, tự biến mình thành con mọt sách. Quan niệm thủ cựu, gàn dở của sĩ phu phong kiến “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (trăm nghề đều hèn hạ, chỉ có sách, đèn là cao quý) đầu độc anh ta, biến anh ta thành kẻ cô độc, không giúp ích được gì cho xã hội mà còn bị xã hội bỏ rơi. Trần Sĩ Thành trong Luồng ánh sáng cũng tương tự như Khổng Ất Kỉ. Có chăng là vì anh ta sinh trưởng muộn hơn, trào lưu xã hội thay đổi, do dó anh ta phải thừa nhận sự thất bại của tư tưởng công danh phú quý. Điều hi vọng duy nhất của anh ta đó là sự cầu may. Lỗ Tấn đã không ngần ngại phê phán cái gàn dở, thủ cựu của những người trí thức phong kiến. Bên cạnh đó, ông cũng đả kích không thương tiếc loại người văn dốt võ dát, tâm địa đầy rẫy những thèm muốn hèn hạ nhưng mồm thì luôn nói đạo đức như Tứ Minh trong Miếng xà phòng hay Cao Cán Đình trong Cao phu tử.
Lã Vi Phủ (Trên gác quán rượu) và Ngụy Liên Thù (Con người cô độc) là những trí thức xuất hiện vào thời Cách mạng Tân Hợi, ít nhiều tiếp thu tư tưởng dân chủ của cách mạng tư sản đứng lên chống phong kiến, cải cách xã hội. Tuy nhiên cuối cùng họ lại dao động, thỏa hiệp và đầu hàng. Lã Vi Phủ cảm thấy đau khổ nhưng vẫn làm những việc vô nghĩa, Ngụy Liên Thù thì quay
lưng hẳn lại với cuộc đời. Anh “làm những việc trước kia mình ghét, cự tuyệt
những việc trước kia mình sùng bái, chủ trương”. Những trí thức như vậy như
con ruồi bị khua động, liệng một vòng rồi cuối cùng lại quay về chỗ cũ.
Tú Quân và Quyên Sinh (Tiếc thương những ngày đã mất) là trí thức xuất hiện sau thời Ngũ Tứ. Vấn đề mà họ quan tâm là giải phóng cá tính và tự do hôn nhân tuy nhiên nếu lý tưởng mà tách rời hoàn cảnh xã hội thì sớm hay muộn cũng sẽ đổ vỡ.
Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn lớn hướng đến nghệ thuật vị nhân sinh, do sự quy định của hoàn cảnh xã hội nên sáng tác của hai tác giả có sự khác nhau về nội dung, nếu ở Nam Cao đó là sự tha hóa, mòn mỏi thì ở Lỗ Tấn đó là liệt căn tính quốc dân thể hiện chủ yếu qua sự u mê và chủ nghĩa AQ của người dân.
1.3.2.Cái nghịch dị như một lựa chọn tương đồng trong biểu đạt 1.3.2.1 Giới thuyết về khái niệm “nhân vật nghịch dị” 1.3.2.1 Giới thuyết về khái niệm “nhân vật nghịch dị”
Về khái niệm nhân vật nghịch dị thì trong lịch sử văn học, nghịch dị có lúc được xem là thủ pháp của cái hài, khi được xem là mức độ sắc sảo của sự châm biếm, khi thì được quan tâm ở tính táo bạo của hình tượng huyễn tưởng. Nghịch dị là kiểu hình tượng đã có từ xa xưa trong các hệ thần thoại, cổ ngữ của mọi dân tộc nhưng khi ấy nghịch dị chưa được xem là “thủ pháp nghệ thuật”.Việc miêu tả những nhân sư, quái vật, nhân mã là dựa trên niềm tin rằng những nhân vật này có thực.
Theo Lại Nguyên Ân trong Từ điển Văn học thì nghịch dị “chỉ một kiểu
tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào tính huyễn tưởng, vào tính trào phúng, tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyền hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi cái hài, cái giống thực và cái biếm họa”.
Nhân vật méo mó, dị dạng trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn đã xuất hiện trong khá nhiều bài viết của khá nhiều tác giả, trong những bài viết
chuyên sâu và đôi khi chỉ được nhắc đến thoáng qua. Trong quá trình tổng hợp tài liệu chúng tôi nhận thấy rằng thuật ngữ được các nhà nghiên cứu sử dụng chưa có sự thống nhất, và nội hàm ý nghĩa của thuật ngữ cũng chỉ mang tính tương đối.
Một số tác giả như Hà Minh Đức, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Minh Châu, Trần Thị Việt Trung gọi hệ thống nhân vật xấu xí, méo mó, tha hóa trong sáng tác của Nam Cao là thế giới “nhân vật dị dạng”.
Hà Minh Đức trong bài viết Nam Cao vẫn ở giữa chúng ta có nhận định rằng “trong thế giới các nhân vật của Nam Cao có cả những mẫu người dị
dạng, dị hình như Lang Rận, Thị Nở, Trương Rự…Họ bị mất dần nhân tính và càng ngày như càng xa lạ với mọi người”. Hà Minh Đức cũng khẳng định
rằng khi miêu tả những nhân vật này Nam Cao không hề rơi vào tự nhiên chủ nghĩa mà thực ra đó là một dụng ý nghệ thuật. Những nhân vật dị dạng, xấu xí là sản phẩm của xã hội cũ, hoàn cảnh đã đẩy họ vào chốn tối tăm, u mê và “kéo dài cuộc sống nửa vật nửa người”.
Trong bài viết Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao
Trần Thị Việt Trung cũng đồng quan điểm với Hà Minh Đức khi cho rằng việc xuất hiện các nhân vật dị dạng về hình dạng, tâm hồn trong sáng tác của Nam Cao nhằm mục đích phê phán, tố cáo hiện thực xã hội trước cách mạng tháng tám. ..
Lê Nguyên Cẩn trong Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn cũng chỉ ra rằng trong sáng tác của Lỗ Tấn có một hệ thống những nhân
vật “dị dạng”, “khuyết tật” về ngoại hình và tính cách.
Bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu khác như Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Phan Văn Tường lại dùng thuật ngữ “nghịch dị” khi nói về dạng nhân vật này.
Nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng việc xuất hiện hàng loạt các nhân vật mang đậm tính nghịch dị trong sáng tác của Nam Cao là do sự quy định của
hoàn cảnh xã hội: “Đối với Nam Cao phải chăng, trong đời sống, như đời
sống xã hội Việt Nam hồi tiền cách mạng, cái bình thường và nghịch dị thường là rất gắn liền với nhau, đến mức cái nghịch dị cũng thành bình thường – nó nói một trạng thái không bình thường của xã hội. Như vậy nếu có một sự tô đậm chất nghịch dị, chất oái ăm và trái khoáy trong văn Nam Cao thì đó không phải là điều thiếu sót hay đáng tiếc, mà là một đặc điểm đáng lưu ý, do những quy định của hoàn cảnh và do sự tìm tòi để đáp ứng các yêu cầu của hoàn cảnh” (trong Nam Cao nhìn từ cuối thế kỷ).
Trong luận án tiến sĩ Phong cách nghệ thuật Nam Cao Phan Văn Tường cho rằng Nam Cao “có biệt tài miêu tả nhân vật bằng cái nhìn nghịch dị, một
cách “tạo hình thức mới cho cái nhìn”. Vương Trí Nhàn trong bài viết Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao giải thích rằng ông
dùng thuật ngữ nghịch dị với ý nghĩa là trái với cái thông thường. Theo ông thuật ngữ này cũng chưa hẳn hoàn toàn hợp lý nhưng nếu dùng từ “quái dị”, “kì dị” thì cũng chưa thỏa đáng vì truyện Nam Cao không có tính chất kỳ quái, hoang đường kiểu như Hoffmann hay Liêu Trai chí dị.
Như vậy, rõ ràng là các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng có một hệ thống nhân vật “méo mó” “xệch xạc” (chữ dùng của Nam Cao), dị hình dị dạng và tha hóa về đạo đức trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn. Tuy nhiên việc lựa chọn một thuật ngữ để định danh dạng nhân vật này còn chưa