Vai trò của lối nói vòng trong việc biểu đạt nghĩa hàm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 30 - 34)

1.3.3.1 .Tiêu chí phân loại lối nói vòng

1.3.3.3. Vai trò của lối nói vòng trong việc biểu đạt nghĩa hàm ẩn

ẩn

Nhƣ đã trình bày ở trên, lối nói vòng đƣợc thực hiện nhằm gửi tới ngƣời nghe một thông điệp khác nữa ngoài thông điệp trên bề mặt. Đây cũng chính là mục đích mà hàm ý muốn hƣớng đến. Cái ngụ ý ấy có thể đƣợc thể hiện qua nhiều cách khác nhau, trong đó, lối nói vòng là một trong những cách thƣờng đƣợc dùng trong phát ngôn. Hay nói cách khác, lối nói vòng là một phƣơng thức để biểu đạt hoặc giúp cho việc biểu đạt hàm ý.

- Đối với lối nói vòng bằng danh ngữ, lối nói vòng nhằm nhấn mạnh một sự vật sự việc nào đó, qua đó ngầm thể hiện thái độ và ý chí mà ngƣời nói muốn gửi tới ngƣời nghe.

VD: Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra.

- Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không?

- Này, năm nay tôi mới mƣời tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai,

thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ƣớc, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chƣa là vợ anh, nhƣng cũng nhƣ là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu bây giờ tôi loan chung phƣợng chạ thì đây này, tôi sẽ chết nhƣ thế này này!

- Đừng thề độc, lỡ chết thì oan!

- À, anh nhiếc tôi mãi. Thôi đồ bạc tình. (“Oẳn tà roằn”, tr.26)

Trong phát ngôn trên, ta thấy có một số lối nói vòng bằng ngữ nhƣ sau: tiếng

khỉ gió ấy. Dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ của phát ngôn ta hiểu đƣợc, tiếng khỉ

gió ấy là để chỉ tội lăng nhăng. Ngƣời nói không nói thẳng là tội lăng nhăng

mà cố tình dùng cách lối nói vòng vo là tiếng khỉ gió ấy nhằm thể hiện rằng mình là con nhà gia giáo nên rất ngại nói đến cụm từ lăng nhăng kia, đồng thời cũng nhƣ thể hiện sự trách móc ngƣời đối thoại vì đổ cho mình cái tội đó. Với lối nói vòng bằng ngữ ấy đã góp phần thể hiện hàm ý của phát ngôn đó là thuyết phục đối phƣơng phải tin mình là ngƣời trong sạch.

- Ngoài ra, nhƣ đã nói ở trên, nghĩa hàm ẩn có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách khác nhau nhƣ phƣơng thức vi phạm quy tắc hội thoại, vi phạm nguyên tắc lịch sự hội thoại.

Tức là:

Vi phạm quy tắc chiếu vật

Nghĩa tƣờng minh --- Nghĩa hàm ẩn Vi phạm quy tắc hội thoại và nguyên tắc lịch sự hội thoại

Trong khi đó, lối nói vòng đƣợc hiểu là dẫn dắt để ngƣời nghe từ điều này có thể hiểu đƣợc điều khác ngầm ẩn trong đó:

Dẫn dắt

Nhƣ vậy, cả lối nói vòng và cách nói hàm ẩn đều có một mục đích chung là làm cho ngƣời nghe hiểu đƣợc một ý nghĩa khác nữa ngoài ý nghĩa hiển hiện trên bề mặt phát ngôn, tức là đều đi từ cái này đến cái khác, hay từ nghĩa tƣờng minh sang nghĩa hàm ẩn. Theo đó, điều này là những nội dung hiển hiện trên phát ngôn, chính là nghĩa tƣờng minh. Còn điều khác là nội dung mà ngƣời nói muốn ngầm gửi gắm tới ngƣời nghe, đó cũng chính là nghĩa hàm ẩn. Và lối nói vòng chính là một trong những cách thức để biểu đạt nghĩa hàm ẩn. Với cách lối nói vòng vèo, có thể phƣơng châm về lƣợng, về chất,… đã bị vi phạm. Nói cách khác, lối nói vòng chính là cách thức để biểu đạt nghĩa hàm ẩn qua việc phá vỡ quy tắc cộng tác hội thoại và lịch sự hội thoại. Và nghĩa hàm ẩn chính là cái điều khác mà người nói muốn truyền đạt tới người nghe

nhằm gây ra một giá trị ngôn trung nào đó.

VD: – Bà ấy ở đây ngày nào tôi ê chệ ngày đó. Đấy cậu xem, hôm qua đấy, một suýt nữa mà bà ấy vào cửa trƣớc, thì hoạ có mặt mình là mặt mo. Cậu chỉ nói dối tôi. Cậu đuổi bà ấy, sao bà ấy còn đấy?

- Tôi không đuổi thì tôi chết! Mợ cứ chửi thằng nào nói dối. Chẳng tin mợ hỏi thằng bếp mà xem…

- Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi cho ngƣời ta nhẹ nợ!

(Truyện “Báo hiểu: trả nghĩa mẹ”, tr. 127)

- Xét về mặt nghĩa hàm ẩn: Phát ngôn trên đã thể hiện nghĩa hàm ẩn qua việc vi phạm phƣơng châm chất (không đuổi thì chết: đây là việc mà không chắc sẽ xảy ra, không dễ dàng chết nhƣ vậy) và phƣơng châm lƣợng (chỉ cần khẳng định đã đuổi là đƣợc, song phát ngôn đƣa quá nhiều thông tin: khẳng định không đuổi sẽ chết, hãy đi hỏi nhân chứng, hãy chửi ngƣời nói dối nhằm tăng sức thuyết phục cho khẳng định của mình) trong quy tác công tác hội thoại và quy tắc chỉ xuất chiếu vật: thằng nào nói dối = chỉ người khác ngoài mình,

nhằm thể hiện một ý hàm ẩn là: thuyết phục đối phƣơng rằng mình thực sự đã đuổi mẹ đi rồi.

- Xét về lối nói vòng: Phát ngôn trên thoả mãn 3 điều cần của lối nói vòng đó là:

Điều này: Khẳng định không đuổi thì chết, bảo đối phƣơng chửi thằng nói dối và đi hỏi nhân chứng khác.

Điều khác: Thuyết phục đối phƣơng tin mình.

Dẫn dắt: Khẳng định không đuổi thì chết -> Cho phép đối phƣơng chửi ngƣời nói dối để khẳng định mình không nói dối -> cho phép đối phƣơng hỏi ngƣời làm chứng để khẳng định sự vô tội của mình -> thuyết phục đối phƣơng tin là đã đuổi bà mẹ đi.

Qua ví dụ trên cho thấy điều khác mà ngƣời nói muốn biểu đạt qua lối nói vòng cũng chính là cái ý hàm ẩn mà ngƣời nói muốn truyền đạt tới ngƣời nghe. Qua việc lối nói vòng vèo, các quy tắc cộng tác hội thoại, quy tắc chiếu vật chỉ xuất bị vi phạm nhằm một mục đích là truyền tải một thông điệp khác với thông điệp trên bề mặt phát ngôn tới ngƣời nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)