Lối nói vòng thay cho danh từ chỉ sự việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 39 - 40)

2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng

2.1.1.7. Lối nói vòng thay cho danh từ chỉ sự việc

Trong tƣ liệu khảo sát, có 3 phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ, chiếm 10,34% trong tổng số phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ thống kê đƣợc.

VD 11: Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra.

- Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không?

- Này, năm nay tôi mới mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai, thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu bây giờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này!

- Đừng thề độc, lỡ chết thì oan!

- À, anh nhiếc tôi mãi. Thôi đồ bạc tình. (“Oẳn tà roằn”, tr.26)

Phát ngôn trên đã sử dụng cụm từ tiếng khỉ gió để thay cho sự việc là tội lăng

nhăng. Với cách nói này, ngƣời nói vừa thể hiện bản thân là ngƣời có giáo

dục khi không muốn dùng thẳng cụm từ lăng nhăng, vừa thể hiện ý chí chê trách việc lăng nhăng ấy nên mới gọi là tiếng khỉ gió. Từ đó, góp phần khẳng định mình là con nhà gia giáo nên không thể làm việc gì trái đạo đức. Ngoài ra, cách nói tiếng khỉ gió còn mang lại sắc thái biểu cảm đặc biệt, thể hiện sự nhũng nhẽo, giận hờn, trách khéo của một ngƣời con gái gia giáo, qua đó gửi tới thông điệp cho ngƣời nghe rằng: tôi là ngƣời gia giáo, anh không nên nghi oan cho tôi thế, phải tin rằng tôi đang có con với anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)