Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 42 - 46)

2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng

2.2. Kết quả phân loại lối nói vòng dựa vào tính dẫn dắt và hiệu quả đạt đƣợc

2.2.1.1. Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn

Lối nói vòng đạt đích hoàn toàn là lối nói vòng mà khi ngƣời nói nói ra điều này đồng thời hoàn thành việc dẫn dắt ngƣời nghe tiếp nhận đƣợc một điều khác cụ thể, trực tiếp. Ở lối nói vòng này, ngƣời nói đã hoàn thành vai trò dẫn dắt và thực hiện đƣợc đồng thời cả ba đích: Đích nhận thức, đích truyền cảm và đích hành động.

VD 17: – Anh định bán bao nhiêu, nói cho thực. - Bẩm tuỳ ông bà chi.

Ông Nghị thấy bác Lan lưỡng lự, không muốn nói giá, thì đương ngồi xổm ở trước cái thúng, bỗng ông đứng phắt dậy:

- Đáng lẽ anh cho không tôi, tôi cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho anh. Nhưng thôi, việc phúc đức, tôi cho anh ba hào, cầm lấy!

- Thưa ông...

- Tôi không nói lôi thôi. Ông với ênh gì! Tôi không quen mặc cả. Ba hào không bán thì thôi.

(Truyện “Hai thằng khốn nạn”, tr. 37)

Trong phát ngôn trên hội tụ đủ 3 yếu tố tạo thành lối nói vòng, đó là:

Điều này: Khẳng định cho không đứa trẻ cũng không lấy vì mất công nuôi nó, nhƣng vì làm phúc vẫn sẽ trả 3 hào.

Điều khác: Thuyết phục ngƣời nghe đồng ý bán với giá 3 hào.

Dẫn dắt: đầu tiên ông Nghị khẳng định rằng đáng lẽ anh cho không tôi, tôi

cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho anh nhằm để đối phƣơng thấy mình

cũng chả thiết tha gì chuyện mua đứa bé, qua đó tạo đƣợc ƣu thế trong việc trả giá đứa trẻ tiếp theo, sau đó ông lại khéo xoa dịu tâm lý bác Lan bằng cách khẳng định sẽ làm phúc, nghĩa là sẽ mua và nuôi đứa bé con bác, điều này một lần nữa lại khiến tâm lý của bác Lan bị áp đảo còn ông Nghị lại chiếm ƣu thế trong phiên mặc cả này. Sau cùng ông trả giả rẻ mạt chỉ với 3 hào và không quên khẳng định mình không muốn mặc cả nữa, bán hay không thì tuỳ. Khẳng định này nhƣ cắt đứt ý định muốn xin thêm chút tiền của bác Lan ngay từ khi mới nhen nhóm. Việc dẫn dắt tâm lý ngƣời nghe từ việc bị từ chối, tới việc sẽ mua coi như làm phúc, khiến cho ngƣời nghe hiểu một điều rằng, giá mà ông Nghị trả là giá mua làm phúc, chứ ông không thiết tha mua, khiến bác Lan rơi vào tình thế khó xử khi muốn đứa con gái đƣợc trả giá cao hơn. Việc dẫn dắt này với mục đích đƣa ra thông điệp là thuyết phục bác Lan bán con với giá 3 hào - một giá đƣợc cho là hời rồi. Và ngƣời nghe có thể hiểu ngay đƣợc thông điệp này mà không cần phải suy luận thêm qua một tầng nghĩa khác. Chính bởi vậy, phát ngôn trên đƣợc xếp vào loại lối nói vòng đạt đích hoàn toàn.

VD 18: Một bà trạc độ ngót ba mươi, mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng, bỏ giọt xuống tận bụng, đứng ở đầu hè:

- Anh có đi giờ không? - Bà đi mấy giờ?

- Một giờ.

- Xin bà sáu hào. - Sao anh lấy đắt thế?

- Thưa bà, xe ngày tết mà, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, mà bà trả rẻ thế. Con kéo một chuyến rồi cũng đi trả xe, về ăn Tết đây!

(Truyện “Người ngựa, ngựa người” – tr.54)

Trong phát ngôn trên thể hiện rất rõ 3 yếu tố tạo thành lối nói vòng, đó là: Điều này: xe ngày tết mà, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, kéo một chuyến rồi cũng đi trả xe và về ăn Tết.

Điều khác: Thuyết phục khách chấp nhận giá đắt này và đi xe của mình.

Dẫn dắt: Khẳng định xe ngày tết, mà ngày tết thì thông lệ giá cả sẽ tăng lên, nên việc giá xe cao hơn là có thể hiểu đƣợc, câu khẳng định này nhằm xoa dịu tâm lý của khách hàng, khiến khách dễ dàng chấp nhận hơn với việc giá xe đắt hơn ngày thƣờng. Sau đó, anh xe đƣa thêm thông tin là hiện không còn ai

kéo nữa, nhằm mục đích đánh vào tâm lý của khách hàng về sự khó khăn khi

tìm đƣợc xe khác giờ này, điều này một lần nữa khiến cho tâm lý của khách hàng ngày càng dễ dàng chấp nhận giá xe cao kia hơn. Cuối cùng, để tăng tối đa khả năng thuyết phục ngƣời khách, anh xe đƣa ra một lời khẳng định: bản thân cũng kéo nốt cho khách này rồi về, nhằm đe doạ khéo khách hàng rằng không có lựa chọn nào khác đâu. Những dẫn dắt tâm lý khách hàng dần dần từng bƣớc, đƣa khách hàng tiến gần tới một thông điệp là: hãy chấp nhận giá đó đi, vì khách không còn lựa chọn nào khác đâu. Và thông điệp này ngƣời nghe có thể hiểu một cách trực tiếp mà không cần phải suy ý thêm nữa. Vì

vậy, lối nói vòng sử dụng trong phát ngôn trên cũng là lối nói vòng đạt đích hoàn toàn.

Có thể thấy qua hai ví dụ trên, từng ý từng ý dẫn dắt đều hƣớng một cách khá trực tiếp tới thông điệp mà ngƣời nói muốn chuyển tải. Mỗi một ý trong quá trình dẫn dắt dƣờng nhƣ chính là cái lôgic suy luận mà ngƣời nghe sẽ thực hiện, có điều những suy luận này do chính ngƣời nói giúp ngƣời nghe thực hiện. Bởi lẽ đó, khi phát ngôn kết thúc, khi ngƣời nói dừng nói thì thông điệp gần nhƣ đã đƣợc truyền tới ngƣời nghe một cách hoàn chỉnh nhất, đầy đủ nhất. Ngƣời nghe trong quá trình nghe chính là quá trình suy luận để hiểu đƣợc phát ngôn, nên khi nghe xong cũng là lúc hiểu ngay đƣợc thông điệp cuối cùng của ngƣời nói.

Trở lại VD17, để thuyết phục bác Lan bán đứa con gái dứt ruột đẻ ra với giá rẻ mạt, ông Nghị đã khéo léo dẫn dắt tâm lý của bác Lan đi đến một suy nghĩ rằng, đó là sự lựa chọn duy nhất. Diễn biến suy nghĩ của bác Lan đi từ việc ông Nghị khẳng định không muốn mua đứa trẻ, nghĩa là bác không thể bán con, không thể có tiền nuôi gia đình, đó là một tâm lý lo sợ việc đang định làm không thực hiện đƣợc. Tuy nhiên ngay sau, đó ông Nghị lại nói sẽ mua để làm phúc, điều này khiến bác Lan cảm thấy có chút hi vọng bán đƣợc con. Tâm lý chuyển biến từ thất vọng sang hi vọng sẽ khiến bác Lan dễ dàng chấp nhận một điều kiện nào đó kèm theo. Và điều kiện đó là giá bán con quá rẻ. Ngay khi trong suy nghĩ bác Lan đang có chút băn khoăn bởi giá rẻ quá, thì ông Nghị khiến bác không thể nghĩ ngợi hay băn khoăn thêm với một quyết định là không quen mặc cả, bán hay không thì tuỳ. Câu nói cuối cùng này cũng nhƣ lời chặn mọi tuy duy khác của bác Lan, khiến bác nhận thấy mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài với bán đứa con với giá rẻ mạt mà ông Nghị vừa đƣa ra. Dòng suy nghĩ của bác Lan chính là dòng định hƣớng trong phát ngôn của ông Nghị - ngƣời nói; kết quả chắp nối của các phát ngôn

trực tiếp sẽ tạo ra suy nghĩ cuối cùng hoặc quyết định cuối cùng của ngƣời nghe. Nói cách khác, đích truyền cảm, đích hành động và đích nhận thức đều đã đƣợc thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)