2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng
2.1.1.4. Lối nói vòng thay cho các danh từ chỉ đối tƣợng
Trong tƣ liệu khảo sát, có 8 phát ngôn có lối nói vòng thay cho danh từ chỉ đối tƣợng, chiếm 27,58% trong tổng số phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ thống kê đƣợc.
VD 6: “Con này, hễ đã lên tiếng thì y như có kẻ gian vào nhà. Nó chồm hẳn
lên mặt mà cắn, thằng trộm nào vô phúc vào nhà này thì hẳn là mất chỗ đội
nón”. (Truyện “Răng con chó của nhà tư sản”, tr. 20)
Trong phát ngôn trên, ngƣời nói đã dùng cụm từ lối nói vòng là chỗ đội nón
để thay chi từ đầu. Với cách nói này, ngƣời nói không chỉ chỉ ra đƣợc bộ phận cơ thể mà con chó có thể cắn, còn nêu ra công dụng của bộ phận đó, qua đó khoe khoang sự lợi hại của con chó đồng thời ngầm thể hiện ý đe doạ ngƣời khác. Những điều này nếu dùng từ đầu thì không thể diễn tả hết đƣợc.
VD 7: – Ông cấm mày nói.
Cấm thế nào được? Tôi chỉ bán cho ông cái phiến thịt của tôi chứ có bán đâu
cái tự do?
(Truyện “Đàn bà là giống yếu”, tr. 196)
Ngƣời nói đã sử dụng cụm từ phiến thịt để chỉ tấm thân mình. Cách lối nói vòng này nhằm thể hiện sự coi thƣờng với chồng, rằng chỉ có quyền với phiến thịt một vật vô tri, dung tục chứ chẳng phải là ngƣời vợ. Đồng thời cũng tỏ ý mỉa mai cái quyền làm chồng, quyền sở hữu thứ vô tri của ngƣời chồng chứ không phải vị thế của ngƣời chồng trong mắt ngƣời vợ. Với cách lối nói vòng nhƣ vậy, sắc thái biểu cảm của phát ngôn đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, ngụ ý của ngƣời nói cũng đƣợc thể hiện mạnh mẽ hơn.