Đặc điểm và cơ chế biểu hiện của lối nói vòng bằng danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 40 - 42)

2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng

2.1.2. Đặc điểm và cơ chế biểu hiện của lối nói vòng bằng danh ngữ

Bởi lối nói vòng này đƣợc sinh ra nhờ vào phép thế danh ngữ đồng sở chỉ, nên đặc điểm của nó là luôn có cùng sở chỉ với danh từ gốc. Và cơ chế biểu hiện của nó là:

- Vị từ trong cụm lối nói vòng có quan hệ phái sinh ngữ nghĩa với danh từ gốc, cho nên ngƣời ta có thể suy ra đƣợc danh từ gốc là từ nào và nhờ vậy mà xác định đúng sở chỉ của cụm lối nói vòng.

Trở lại VD 2 trên đây: “Nhƣng mƣa, giá, rét có hề chi đến bữa tiệc giỗ ông cụ đẻ ra ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô “con cọp”. với cụm từ lối nói vòng : “ông cụ đẻ ra ông chủ hiệu” ngƣời ta có thể suy ra đƣợc danh từ gốc là từ “cha” bởi từ cha là danh từ có quan hệ phái sinh ngữ nghĩa với vị từ “đẻ” [cha-đẻ-con]. Lối nói vòng này nhấn mạnh vào vị từ tức nhấn mạnh vai trò, công dụng của chủ thể, đối tƣợng.

- Cụm lối nói vòng chính là ý nghĩa của các danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc, qua đó biết đƣợc danh từ gốc và sở chỉ của cụm từ lối nói vòng.

VD 12: Phải, bà cụ sinh ra ông chủ mới tạ thế hồi đêm. (Truyện “Báo hiếu:

trả nghĩa mẹ, tr.128). (bà cụ sinh ra ông chủ = mẹ ông chủ). Lối nói này cung

cấp cho ngƣời ta thêm những thông tin khác nhƣ: ngƣời đó không những đã có chồng có con, thậm chí biết rõ hơn đó là con trai....

- Từ nghĩa của cụm lối nói vòng (danh từ phái sinh) suy ra vị từ và từ đó suy ra tên của ngƣời (danh từ gốc).

VD 14: “Tác giả Nho giáo” (người) sáng tác ra tác phẩm Nho giáo và đó là Trần Trọng Kim.

- Cụm lối nói vòng mang những đặc trƣng tiêu biểu của địa danh vì thế có thể suy ra từ gốc và sở chỉ của nó.

VD 15: Tôi không về đâu cả. Sống gửi thác về, mả tôi đây rồi!

- Anh van Nguyệt, nếu anh không giữ được lời hứa, xin nguyện trời tru đất diệt! Em cứ về, cứ yên lòng...

Nàng lau mắt, khẽ gượng đứng dậy, gọi xe về nhà. (“Oẳn tà rằn”, tr.27)

Cụm lối nói vòng: mả tôi, mả là địa danh chỉ nơi chôn ngƣời chết, qua đó có thể suy ra động từ gốc là chết, tự tử,… Theo đó, mả tôi đƣợc hiểu là sẽ đi tự tử.

- Cụm lối nói vòng là ý nghĩa hoặc kết quả của một hành động nào đó, từ đó có thể suy ra động từ gốc.

VD 16: Cậu buông tôi ra, tôi xin gửi thân tôi cho ông Hà Bá dưới sông này! Cụm lối nói vòng gửi thân cho ông Hà Bá là kết quả của việc tự tử dƣới sông, nên ta có thể suy ra động từ gốc là tự tử, trẫm mình,…

Những đặc điểm và cơ chế biểu hiện của lối nói vòng bằng danh ngữ kể trên đƣợc rút ra qua các ví dụ thống kê, và một lần nữa khẳng định kết luận của tác giả Nguyễn Hữu Chƣơng là đúng và tƣơng đồng với kết luận của ngƣời viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)