Nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng bằng danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 57)

2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng

3.1. Nghĩa hàm ẩn qua lối nói vòng bằng danh ngữ

Kết quả thống kê cho thấy, trong dữ liệu thống kê có 29 phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ. Nghĩa hàm ẩn đƣợc thể hiện trong các phát ngôn trên đều là nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa.

VD 25: – Lọ thuốc thôi thai. Nguyệt uống nó vào cho cái thai ra, thế là mất tích.

- Eo ơi! Anh nói mà tôi ghê cả mình! Nếu anh cố tình giết cả hai mẹ con tôi, thì đây này, tôi liều chết ngay trước mặt anh, cho anh trông thấy. Anh buông tôi ra. Trời ơi! Ngờ đâu hồ Hoàn Kiếm này chỉ là mồ hồng nhan! Nàng giật tay ra, chạy lại mé đầu cầu. Phong vội chạy theo, níu vạt áo lại:

Ấy chết! Chớ chớ! Tôi thử Nguyệt đấy mà! (“Oẳn tà rằn”, tr.26)

Xét về lối nói vòng: Trong phát ngôn trên, lối nòng vòng đƣợc sử dụng là lối nói vòng bằng ngữ. Ngƣời nói dùng cụm từ mồ hồng nhan để thay cho cách chỉ địa điểm mình sẽ trẫm mình tự tử.

Xét về hàm ý: trong phát ngôn trên, ngƣời nói đã cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất khi dùng cụm từ mồ hồng nhan. Đây là cụm từ miêu tả không rõ ràng, sao lại gọi hồ Hoàn Kiếm mà mồ, hồng nhan là ai. Cách nói mập mờ nhƣng ngƣời nghe lại vẫn hiểu đƣợc chính là cách để tạo hàm ý trong phát ngôn trên. Dựa vào các giá trị ƣớc lệ của ngôn ngữ, ngƣời nghe hiểu đƣợc rằng, hồng nhan là chỉ ngƣời con gái đẹp. Hơn nữa lại thƣờng đƣợc gắn với cụm từ hồng nhan bạc mệnh, thƣờng dùng để chỉ ngƣời con gái đẹp những số phận éo le. Và ngƣời Mồ là nơi chôn ngƣời chết, bởi vậy gọi hồ Hoàn Kiến là mồ tức để chỉ nơi đây sẽ là nơi trẫm mình tự tử. Qua đó, có thể

cảm nên sẽ tự tử ỏ hồ này. Qua đó, để cảnh cáo ngƣời yêu trƣớc việc chối bỏ trách nhiệm của mình. Hàm ý này có thể đƣợc hiểu mà không quá phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn vì thế đƣợc xếp vào loại nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa.

VD 26: Vợ chồng ông Tham nhất định nằn nèo cho ông cụ ở lại. Nhưng ông cụ nói dỗi:

- Thôi, kẻ cắp chả dám ở chung với người! Để tôi ra chợ Đồng Xuân tôi ở. (Truyện “Mất cái ví”, tr. 157)

Xét về mặt lối nói vòng: phát ngôn trên sử dụng lối nói vòng bằng ngữ, cụ thể là dùng cụm từ kẻ cắp để thay cho từ tôi. Việc không dùng từ tôi – nhân vật đang bị vu cho ăn cắp mà nhận luôn mình là kẻ cắp dù mình không làm điều đó để thể hiện thái độ tức giận và đƣa ra thông điệp trách móc ngƣời đối thoại. Xét về hàm ý: phát ngôn trên đã vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất khi dùng

từ kẻ cắp để thay cho ngôi tôi. Rõ ràng ngƣời nói không hề ăn cắp, nhƣng lại

nói kẻ cắp chẳng dám ở chung với người khiến ngƣời đối thoại không hiểu kẻ

cắp là ai. Sự mơ hồ về sở chỉ này chính là dụng ý của ngƣời nói, bởi dù mơ hồ ai cũng hiểu ngƣời nói đang muốn nói tới mình, qua đó hiểu đƣợc thái độ trách móc của ngƣời nói. Đó chính là hàm ý của ngƣời nói. Hàm ý này đƣợc hiểu mà ít phụ thuộc vào ngữ cảnh bởi vậy đƣợc xếp vào loại nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa.

Qua hai ví dụ trên cho thấy, trong các phát ngôn có lối nói vòng bằng ngữ, thông điệp mà ngƣời nói muốn truyền tải qua việc lối nói vòng cũng chính là hàm ý mà ngƣời nói muốn ám chỉ. Nhƣ vậy, lối nói vòng cũng chính là cách để thể hiện hàm ý trong mỗi phát ngôn.

VD 27: Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra.

- Này, năm nay tôi mới mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai, thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu bây giờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này!

- Đừng thề độc, lỡ chết thì oan!

- À, anh nhiếc tôi mãi. Thôi đồ bạc tình. (“Oẳn tà roằn”, tr.26)

Xét về lối nói vòng: phát ngôn trên sử dụng lối nói vòng bằng ngữ, bằng cách dùng cụm từ tiếng khỉ gió để thay cho sự việc là tội lăng nhăng. Với cách nói này, ngƣời nói vừa thể hiện bản thân là ngƣời có giáo dục khi không muốn dùng thẳng cụm từ lăng nhăng, vừa thể hiện ý chí chê trách việc lăng nhăng ấy nên mới gọi là tiếng khỉ gió. Qua đó khẳng định mình là con nhà gia giáo nên không thể làm việc gì trái đạo đức.

Xét về mặt nghĩa hầm ẩn: trong phát ngôn trên, ngƣời nói đã vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất khi sử dụng cụm từ tiếng khỉ gió. Cụm từ này thƣờng đƣợc dùng để miêu tả những sự việc không tốt, không hay, vi phạm một quy tắc hay giá trị nào đó. Nhƣng giá trị đó cụ thể là gì thì cụm từ lại không đƣợc biểu đạt rõ trong phát ngôn, tức quy tắc chiếu vật đã bị vi phạm. Tuy nhiên, ngƣời nghe vẫn hoàn toàn hiểu đƣợc ý của ngƣời nói khi dùng cụm từ tiếng

khỉ gió là nhằm ngụ ý nhắc tới việc lăng nhăng với thái độ khinh miệt. Qua đó

hiểu đƣợc nghĩa hàm ẩn của ngƣời nói qua thái độ coi thƣờng việc lăng nhăng

ấy là để khẳng định mình là ngƣời đứng đắn. Nghĩa hàm ẩn này có thể đƣợc hiểu mà ít phụ thuộc vào hoàn cảnh phát ngôn nên đƣợc xếp vào loại nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa.

Trong phát ngôn trên có một điều đặc biệt là ta còn thấy sử dụng nghĩa hàm ẩn ngữ dụng qua việc vi phạm phƣơng châm lƣợng trong quy tắc cộng tác hội thoại. Ngƣời nói đã đƣa ra quá nhiều thông tin so với câu hỏi đƣợc hỏi. Trong đó, ngay câu đầu tiên đã sử dùng nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa (nhƣ phân tích trên) để thể hiện lời khẳng định mình không làm việc đó. Nếu phát ngôn dừng lại ở đây cũng đã đủ thông tin mà mà hỏi trƣớc đó mong muốn, song ngƣời nói cố tình đƣa thêm rất nhiều thông tin “thừa” khác nhằm thể hiện nghĩa hàm ẩn muốn thuyết phục ngƣời nghe phải tin mình, và không đƣợc nghi oan cho mình. Đây là câu có nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa nằm trong nghĩa hàm ẩn ngữ dụng.

Ở ví dụ 27 này ta lại thấy, nghĩa hàm ẩn của cả phát ngôn là nghĩa hàm ẩn ngữ dụng nêu trên: muốn thuyết phục đối phương tin mình. Còn nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa khẳng định mình không phải người lăng nhăng lại chính là thông điệp mà lối nói vòng bằng ngữ muốn chuyển tải. Tuy nhiên, chính nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa đã góp phần thể hiện nghĩa hàm ẩn ngữ dụng, khẳng định mình là ngƣời đoan chính càng có giá trị hơn khi thuyết phục đối phƣơng tin mình. Theo đó, lối nói vòng bằng ngữ cũng là cách thể hiện nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa, vì thế cũng góp phần thể hiện nghĩa hàm ẩn ngữ dụng – nghĩa hàm ẩn bao quát hơn trong phát ngôn.

Có thể thấy, lối nói vòng bằng danh ngữ thƣờng sử dụng trong các phát ngôn có nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa nhƣ một cách để biểu đạt nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa. Song cũng có trƣờng hợp lối nói vòng bằng ngữ góp phần thể hiện một nghĩa hàm ẩn bao quát hơn mà phát ngôn muốn hƣớng tới. Thông điệp ngầm ẩn mà lối nói vòng muốn truyền đạt chính là nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa mà phát ngôn thể hiện, song cũng có thể đóng vai trò là một phần trong một thông điệp lớn hơn mà phát ngôn đƣa ra.

Theo kết quả thống kê cho thấy, 26 phát ngôn có lối nói vòng đạt đích hoàn toàn trong đó có 13 phát ngôn vi phạm phƣơng châm về lƣợng, 4 phát ngôn vi phạm phƣơng châm quan hệ, 6 phát ngôn vi phạm phƣơng châm cách thức và 5 phát ngôn vi phạm phƣơng châm về chất, 1 phát ngôn vi phạm phƣơng châm rộng rãi, 2 phát ngôn vi phạm phƣơng châm tán thƣởng. Tuy nhiên, việc vi phạm phƣơng châm rộng rãi và phƣơng châm tán thƣởng đều đƣợc thực hiện cùng lúc, trong cùng phát ngôn với phƣơng châm về lƣợng. Kết quả thống kê cũng cho thấy, nghĩa hàm ẩn đƣợc thể hiện trong các phát ngôn đó đều là nghĩa hàm ẩn ngữ dụng.

VD 28: – Anh định bán bao nhiêu, nói cho thực. - Bẩm tuỳ ông bà chi.

Ông Nghị thấy bác Lan lưỡng lự, không muốn nói giá, thì đương ngồi xổm ở trước cái thúng, bỗng ông đứng phắt dậy:

- Đáng lẽ anh cho không tôi, tôi cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho anh. Nhưng thôi, việc phúc đức, tôi cho anh ba hào, cầm lấy!

- Thưa ông...

- Tôi không nói lôi thôi. Ông với ênh gì! Tôi không quen mặc cả. Ba hào không bán thì thôi.

(Truyện “Hai thằng khốn nạn”, tr. 37)

Xét về mặt lối nói vòng: nhƣ phân tích ở trên, phát ngôn trên có lối nói vòng đạt đích hoàn toàn.

Xét về mặt nghĩa hàm ẩn: Phát ngôn trên có 2 nghĩa hàm ẩn. Cụ thể là:

Nghĩa hàm ẩn 1: Thuyết phục anh nông dân bán con với giá rẻ mạt. Với lời đề nghị trả thế nào tuỳ ông của bác Lan, ông Nghị chỉ cần đƣa ra một con số cụ thể là 3 hào, vậy là đủ. Tuy nhiên, ông Nghị cố tình đƣa thêm quá nhiều thông tin bên lề một cách có chủ đích đó là: bác Lan cho không cũng không mặn mà,

nhƣng sẽ mua để làm phúc và không mặc cả gì hơn nữa, tức cố tình vi phạm phƣơng châm lƣợng nhằm truyền đạt một thông điệp khác hơn nữa là nhằm thuyết phục bác Lan bán con với giá rẻ mạt đó.

Ngoài ra, phát ngôn còn vi phạm phƣơng châm rộng rãi, tức khi cố tình giảm thiểu lợi ích của đối phƣơng, từ việc khẳng định phải cho không, cho đến việc trả giá rẻ mạt, lợi ích của đối phƣơng đã bị ảnh hƣởng song ngƣời nói vẫn khẳng định đó là lợi ích lớn thực sự. Sự cố tình này nhằm mục đích ép buộc bác Lan cảm thấy mình có lợi và chấp nhận nó. Nói cách khác, nghĩa hàm ẩn của phát ngôn hay là thông điệp mà ngƣời nói muốn truyền tới ngƣời nghe đó là: chỉ có một lựa chọn duy nhất là bán con với giá 3 hào đi.

Nghĩa hàm ẩn 2: Nghĩa hàm ẩn này là nghĩa hàm ẩn mà ngƣời nghe tức bác Lan trong đối thoại muốn thể hiện. “- Thƣa ông...”

Với cách nói nửa chừng, ngƣời nói đã vi phạm phƣơng châm lƣợng tức đƣa quá ít thông tin cần thiết. Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp ta hiểu đƣợc cách nói này thể hiện thái độ lững lờ, không dứt khoát, qua đó nhằm gửi tới thông điệp chƣa đồng ý với đề nghị của ngƣời nói tức của ông Nghị.

Trong hai nghĩa hàm ẩn đƣợc thể hiện trong phát ngôn trên, ta nhận thấy, nghĩa hàm ẩn thứ nhất cũng chính là thông điệp thể hiện ở điều khác trong lối nói vòng kể trên. Nhƣ vậy, có thể thấy lối nói vòng chính là cách để truyền tải một nghĩa hàm ẩn nào đó tới ngƣời nghe qua việc dẫn dắt suy nghĩ, tâm lý của ngƣời nghe, từng bƣớc để đi tới một suy nghĩ, kết luận cuối cùng, cũng chính là đi tới việc hiểu rõ thông điệp của ngƣời nói.

VD 29: Cụ lớn nói:

- Phi thương bất phú bà chị ạ. Ông nhà tôi tiếng rằng làm quan, nhưng lương lậu có được là bao. Hé!Hé!Hé.

- Dạ, lạy cụ lớn, cụ lớn ông thực là nhân quan.

-…

- Thế bà chị còn bao nhiêu thóc ở nhà?

- Lạy cụ lớn, cũng độ hơn nghìn bạc chứ chả mấy ạ. - …Bà chị không bán à?

- Bẩm ý con muốn bán, nhưng thầy cháu cứ muốn giữ lại. - Ồ này, bà chị để tôi đong cho, cho ông ấy tức một mẻ. (Truyện “Hé!Hé!Hé”, trang 417)

Xét về mặt lối nói vòng: Phát ngôn trên hội tụ 3 yếu tố của lối nói vòng, đó là: Điều này: Đề nghị bán thóc cho mình dù chồng và Chánh không đồng ý. Điều khác: Vừa thuyết phục, vừa dọa dẫm bắt bán thóc cho mình.

Dẫn dắt: Khẳng định mình vẫn buôn bán để nuôi sống gia đình qua đó đánh tiếng với đối phƣơng là mình muốn buôn bán với đối phƣơng, sau đó khéo hỏi đối phƣơng nhà còn thóc không để đối phƣơng nhận dần ra ý đồ mua thóc của mình, rồi đề nghị thẳng bán thóc cho mình và nhẹ nhàng dùng uy quyền răn đe không nên từ chối. Ép bán thóc cho mình chính là thông điệp gửi tới ngƣời nghe. Thông điệp này đƣợc hiểu ngay mà không cần thông qua thêm một lần suy ý nào khác nữa, nên đƣợc xếp vào loại lối nói vòng đạt đích hoàn toàn.

Xét về mặt nghĩa hàm ẩn: Phát ngôn trên thể hiện nghĩa hàm ẩn thuyết phục đồng thời là răn đe bà Chánh bán thóc cho mình. Để thể hiện nghĩa hàm ẩn này, ngƣời nói đã cố tình vi phạm phƣơng châm lƣợng, tức đƣa thêm quá nhiều thông tin cần thiết. nhằm không chỉ đƣa lời đề nghị mà còn thuyết phục và ép buộc đối phƣơng chấp nhận lời đề nghị của mình. Vì vậy, nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn này thuộc loại nghĩa hàm ẩn ngữ dụng.

Qua ví dụ ta thấy, điều khác mà lối nói vòng muốn thể hiện trong phát ngôn trên cũng chính là nghĩa hàm ẩn mà phát ngôn muốn truyền tải.

- Thôi, bác Quản, giời sinh ra thế, bác ngơ cho chị ấy, chị ấy không biết phép. - Không được, nghĩa là không biết phép thì tôi làm cho biết phép. Tôi có tư cách coi đường làng. Nếu tôi dễ dãi, ngộ rồi trên các cụ “trách nhiệm” tôi, thì ai ra chịu tội cho tôi.

(Truyện: “Người thứ ba” – Tr.590)

Xét về mặt lối nói vòng: phát ngôn trên hội tụ đủ 3 yếu tố của lối nói vòng, đó là:

Điều này: khẳng định không đƣợc, sẽ cho biết phép, khẳng định mình có quyền, đƣa ra giả thuyết bị quan trên trách và hỏi ai chịu tội hộ.

Điều khác: Tìm kiếm sự ủng hộ của những ngƣời xung quanh về việc thu phí đƣờng.

Dẫn dắt: bác Quản khéo léo dẫn dát tâm lý ngƣời dân từ sợ hãi, đến cảm thông rồi đi đến quyết định làm một việc tốt mà vốn chẳng thể trốn tránh đƣợc đó là nộp phí đƣờng, đây cũng chính là mục đích, là thông điệp mà ngƣời nói muốn truyền tải, và cũng chính là điều khác mà lối nói vòng trong phát ngôn này muốn thể hiện.

Xét về mặt nghĩa hàm ẩn: ngƣời nói trong phát ngôn trên đã vi phạm 2 phƣơng châm trong quy tắc cộng tác hội thoại, đó là phƣơng châm cách thức và phƣơng châm lƣợng. Trong câu đầu tiên của lời đáp, ngƣời nói vi phạm phƣơng châm cách thức khi cố tình nói mập mờ, không rõ nghĩa: không biết

phép thì tôi làm cho biết phép. Phép là phép gì? Biết phép là sẽ làm gì? Tuy

nhiên ai nghe cũng đều hiểu, phép ở đây là phép quan, là hình phạt của quan, còn hình phạt nhƣ thế nào thì còn tuỳ mức song chắc chắc là phạt thì không ai muốn, phạt nặng thì càng sợ. Vì thế ai nấy đều nảy sinh tâm lý sợ hãi. Phƣơng châm thứ hai mà ngƣời nói cố tình vi phạm là phƣơng châm lƣợng. Ngƣời nói chỉ cần trả lời là có hoặc không là đủ ý với lời đề nghị trƣớc đó. Tuy nhiên, ngƣời nói lại đƣa thêm nhiều thông tin thừa để định hƣớng tƣ duy và tâm lý

của ngƣời nghe. Từ doạ dẫm chuyển thành cảm thông. Qua đó thể hiện chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)