Đặc điểm và cơ chế biểu hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 46 - 48)

2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng

2.2. Kết quả phân loại lối nói vòng dựa vào tính dẫn dắt và hiệu quả đạt đƣợc

2.2.1.2. Đặc điểm và cơ chế biểu hiện

Rút ra nhận xét về đặc điểm và cơ chế biểu hiện của lối nói vòng đạt đích hoàn toàn thông qua các phát ngôn đƣợc thông kê, một lần nữa, ngƣời viết đồng tình và khẳng định kết luận của tác giả Nguyễn Đăng Khánh rằng lối nói vòng đạt đích hoàn toàn có những đặc điểm và cơ chế biểu hiện nhƣ sau:  Bất kỳ nội dung thông tin nào trong điều này cũng đều là sự hiện thực hoá những ý định của ngƣời nói nhằm về phía đối tác.

VD 18: Thưa bà, xe ngày tết mà, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, mà bà trả rẻ thế. Con kéo một chuyến rồi cũng đi trả xe, về ăn Tết đây!

(Truyện “Người ngựa, ngựa người” – tr.54)

Các thông tin thể hiện trong điều này là: xe ngày tết, giờ không ai kéo nữa, kéo nốt chuyến này rồi trả xe về ăn tết. Các thông tin này để để hiện thực hoá một ý định của ngƣời nói là: không có lựa chọn nào khác.

Xe ngày tết = hiếm xe nên ít lựa chọn, không ai kéo nữa = không có sự lựa chọn khác; kéo nốt rồi về = không đồng ý thì không còn xe khác để chọn. Và các thông tin này đều nhằm về phía đối tác để thuyết phục đối tác về khả năng lựa chọn của mình là rất ít, thậm chí là không có.

 Có 3 dấu hiệu để ngƣời nói thể hiện ý định nói, đó là: các hiện thực trong điều này luôn gắn với lẽ thƣờng; cách sắp xếp tổ chức nội dung thông tin theo một trật tự, một quan hệ lập luận nhất định; trên bề mặt câu chữ của điều này có những từ ngữ mang tính định hƣớng về ngữ nghĩa.

VD 19: – Anh định bán bao nhiêu, nói cho thực. - Bẩm tuỳ ông bà chi.

Ông Nghị thấy bác Lan lưỡng lự, không muốn nói giá, thì đương ngồi xổm ở trước cái thúng, bỗng ông đứng phắt dậy:

- Đáng lẽ anh cho không tôi, tôi cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho anh. Nhưng thôi, việc phúc đức, tôi cho anh ba hào, cầm lấy!

- Thưa ông...

- Tôi không nói lôi thôi. Ông với ênh gì! Tôi không quen mặc cả. Ba hào không bán thì thôi.

(Truyện “Hai thằng khốn nạn”, tr. 37)

Các thông tin thể hiện trong điều này là: cho không cũng không lấy, làm phúc, không quen mặc cả, không bán thì thôi.

Trong ví dụ trên có 3 dấu hiệu thể hiện ý định của ngƣời nói:

Thứ 1: các hiện thực trong điều này luôn gắn với lẽ thƣờng: cho không cũng không lấy = vật mua không có giá trị, làm phúc = không đáng mua những vẫn mua, không quen mặc cả = không trả cao hơn, không bán thì thôi = không tha thiết mua.

Thứ 2: cách sắp xếp tổ chức nội dung thông tin theo một trật tự, một quan hệ lập luận nhất định:

Trật tự của lập luận đƣợc thể hiện là: chê vật mua vô giá trị - khẳng định vẫn mua – nhƣng không trả cao hơn – không nhất định phải mua. Đây là một trật tự tăng tiến thể hiện ý chí và quan điểm của ngƣời nói với vật đang định mua. Cũng là cách để ngƣời ngƣời đi có một tƣ duy liên tục, nối tiếp về ý định của ngƣời nói từ đó hiểu đƣợc ý chí cuối cùng mà ngƣời nói muốn truyền đạt. Thứ 3: trên bề mặt câu chữ của điều này có những từ ngữ mang tính định hƣớng về ngữ nghĩa.

Có một số từ ngữ mang tính định hƣớng nhƣ: cho không = không mua, làm phúc = mua nhƣng rẻ thôi để định hƣớng cho ngƣời nghe về ý chí là sẽ mua với giá rẻ thôi.

 Mức độ thể hiện vị thế giao tiếp của ngƣời nói mạnh.

Trở lại ví dụ trên. Ngƣời nói hầu nhƣ đang dẫn dắt ngƣời nghe đi từ lập luận này đến lập luận khác, kết nói với nhau để hiểu đƣợc thông điệp cuối cùng của ngƣời nói. Thông điệp gửi tới rất hiển nhiên, rõ ràng, thể hiện ý chí của ngƣời nói mà không cần ngƣời nghe phải tƣ duy thêm, hiểu suy ra nữa, bởi thế vị thế giao tiếp của ngƣời nói trong ví dụ này là rất mạnh. Ngƣời nghe nghe xong, hiểu ra và chỉ có một việc là chấp nhận hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nghĩa hàm ẩn qua các lối nói vòng trong một số tiểu thuyết của nhà xuất bản công an nhân dân (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)