2.1.1.1 .Lối Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng
2.1.1.6. Lối nói vòng thay cho động từ gốc
Trong tƣ liệu khảo sát, có 5 phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ, chiếm 17,24% trong tổng số phát ngôn có lối nói vòng bằng danh ngữ thống kê đƣợc.
VD 9: Bác Phô gái dịu dàng đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông Lý:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị! (Truyện “Tinh thần thể dục”, trang 456)
Phát ngôn trên đã sử dụng cụm từ việc quan để thay cho động từ gốc là việc đi
xem bóng đá. Với việc sử dụng lối nói vòng bằng ngữ này, ngƣời nói đã thể
hiện việc đi xem bóng đá lần này là một việc hết sức hệ trọng, không thể không làm, qua đó khẳng định ý chí ép buộc bác Phô để con trai đi. Nếu chỉ nói là việc đi xem bóng đá không phải việc đàn bà thì chƣa thể hiện đƣợc hết mức độ quan trọng và cần thiết của công việc mà cụm từ việc quan thể hiện đƣợc nhƣ trên.
VD 10: –Nếu tôi ăn ở như kẻ khác, xin thề rằng ngọn đèn điện này tắt, tôi cũng chết.
- Thề! Thề cá trê chui ống! Cậu buông tôi ra, tôi xin gửi thân tôi cho ông Hà
Bá dưới sông này!
- Mợ định tử tử? Nếu mợ chết, tôi xin chết theo ngay. (“Oẳn tà rằn”, tr.29)
Ở phát ngôn này, cụm từ gửi thân cho ông Hà Bá đƣợc dùng thay cho động từ
tự tử, qua đó thể hiện đƣợc sắc thái tình cảm và ngụ ý của ngƣời nói. Khi nói
gửi thân cho ông Hà Bà, nghĩa là ngƣời nói khẳng định mình sẽ tử tử ở dƣới
sông này, nhằm đe doạ đối phƣơng, bên cạnh đó cách nói này không chỉ là lời khẳng định đi tự tử mà còn là lời oán trách đối phƣơng, bởi chẳng thể trao thân gửi phận cho đối phƣơng thì đành gửi thân cho ông Hà Bá. Vừa đe doạ, vừa trách mắng khéo đối phƣơng nhằm mong muốn đối phƣơng đổi ý, phải tin rằng Nguyệt đang thực sự có thai với mình, đó chính là thông điệp chính mà ngƣời nói muốn gửi gắm qua cách lối nói vòng này.