8. Kết cấu của luận vă n
1.2 Diện mạo của Phật giáo trƣớc và trong thời Ngô – Đinh –Tiền Lê
1.2.1 Diện mạo Phật giáo trước thời Ngô – Đinh –Tiền Lê
Về thời gian Phật giáo du nhập chính thức vào nước ta thì còn có nhiều ý kiến khác nhau qua các nguồn sử liệu. Nhưng phần đông các học giả cho rằng Phật giáo vào nước ta vào khoảng những thế kỷ đầu công nguyên theo hai con đường: đường thủy và đường bộ.
Là tôn giáo ngoại nhập trong thời gian đầu du nhập Phật giáo cũng gặp không ít những khó khăn trắc trở. Các nhà sư nước ngoài với sự khác nhau về hình dáng, ngôn ngữ, phong tục đã không thể thuyết phục được những người bản địa theo giáo lý cao siêu của triết học Phật giáo. Nhưng rồi theo thời gian các nhà truyền đạo với sự kiên trì cùng với tấm lòng bồ tác đã ra sức giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, bất hạnh của người dân bản địa. Chính bằng phương cách hành động này mà các nhà sư đã tạo dựng được lòng tin, sự yêu mến trong lòng người dân bản địa và có cơ hội chứng đạo với đời. Để thế kỷ II đã hình thành những trung tâm Phật giáo tại phía Bắc sông Hồng.
Sau buổi đầu gặp gỡ khó khăn, Phật giáo với sức mạnh nội tại của mình. Đó là tôn giáo yêu hòa bình, đề cao luân lý, tự do, bình đẳng và đặc biệt là sự nhẫn nại mềm mỏng, uyển chuyển trong giáo lý qua tinh thần “khế lý khế cơ” đã nhanh chóng gặp gỡ và bén duyên với nền văn hóa bản địa Việt Nam vốn đã hài hòa, cởi mở, sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm của văn hóa nước ngoài phù hợp với nhu cầu cuộc sống của họ. Kết quả của cuộc hôn nhân này được thể hiện trọn vẹn qua câu truyện Man Nương và Khâu Đà La với sự ra đời của Tứ Pháp.
Như vậy, Phật giáo với phương thức lan tỏa khi du nhập vào nước ta như nước thấm vào đất. Phật giáo đã dung hòa được nền văn hóa bản địa hóa để trở thành Phật giáo dân gian, đi vào lòng quần chúng.
Phật giáo du nhập vào nước ta đầu tiên là ở Luy Lâu – trung tâm kinh tế – chính trị – xã hội. Nơi đây là một trung tâm thương mại, một nội địa giàu sản vật quý, thu hút nhiều thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là Ấn Độ. Nơi đây không chỉ thu hút các thương nhân Ấn Độ mà các thương nhân Trung Hoa cũng sang đây và trở nên phát đạt, làm giàu tại Giao Châu. Về sau là vùng đất đặt cơ sở chính trị của phong kiến phương Bắc.
Luy Lâu nằm ở vùng châu thổ phì nhiêu, mật độ dân cư đông đúc, nhiều điểm nút giao thông quan trọng. Giao Châu trở thành trung tâm kinh tế, chính trị thì thường sẽ đi đôi với giao lưu văn hóa, tôn giáo. Do vậy, Luy Lâu cũng rất phát triển về văn hóa và tôn giáo. Với sự nhẫn nại của các nhà truyền giáo biến nơi đây trở thành một trung tâm Phật giáo với những hoạt động tăng đoàn, học thuật hết sức sôi động. Từ đây Phật giáo đã lan tỏa ra khắp Đồng Bằng Sông Hồng và nhiều nơi khác. Thậm chí còn theo các con đường giao lưu lan tỏa sang Nam Trung Quốc.
Đặc biệt có sử liệu văn hóa Phật giáo ở Luy Lâu còn phát triển hơn cả trung tâm Bành Thành và trung tâm Lạc Dương ở Trung Hoa.
Trong khoảng hai thế kỷ đầu du nhập vào nước ta nhiều tác phẩm giải thích kinh sách Phật giáo đã được ra đời trong đó tiêu biểu là tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu Tử (tác phẩm làm rõ những điều còn nghi hoặc về Phật giáo) được sáng tác vào cuối thế kỷ thứ hai . Trước hết phải hiểu về mục tiêu của tác giả về tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu Tử có nghĩa là những lý luận để làm tiêu tan mối nghi hoặc về Phật giáo. Tác phẩm này còn giữ được lại trong bộ Hoằng Minh Tập do Tăn Hựu sưu tập, các lần xuất bản về sau đều có nói đến sách này của Mâu Tử.
Mâu Tử là người đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật ở Giao Châu khi buổi đầu đạo Phật mới du nhập vào. Ông không thuộc lớp người truyền đạo đầu tiên vào nước ta mà ông là nhà kết hợp tổng hợp tri thức thời đó nghiên cứu thực tế để nhằm củng cố niềm tin chân chính vào đạo Phật.
Thông qua tác phẩm này cho biết, Mâu Tử là một người gốc Hán nhưng tư tưởng cởi mở đã thay mặt cho tiếng nói người Việt đứng lên phá tan mặc cảm tự tôn về phương Bắc, cho rằng nước Tàu là trung tâm của trời đất, xung quanh chỉ là biên địa, mọi rợ di dịch. Ông đã kiên quyết chống lại dùng chính sách “đức giáo” để xóa bỏ bản sắc văn hóa Việt nhằm thực hiện ách nô dịch của người Hán để đồng hóa dân tộc Việt Nam, bằng cách thẳng thừng vạch ra những thiếu sót trong “Ngũ kinh”. Từ đó ông cho rằng phải kể khuyết điểm của chúng bằng Phật giáo. Đây là một cuộc chống đối quyết liệt trực diện vào chính sách “dĩ nho biến di” của người Hán trong thời Bắc Thuộc tại Việt Nam.
Qua tác phẩm “Lý hoặc Luận” chúng ta nhận thấy rằng Mâu Tử là người trí thức rộng tinh thông Hán học, lại có kiến thức Phật giáo uyên thâm. Ông đã vượt khỏi giới hạn chủng tộc đại diện cho nhân dân Việt Nam gương cao ngọn cờ chống đồng hóa từ phía nhà cầm quyền phong kiến phương Bắc. Ngọn cờ trong tay Mâu Tử đã được gương cao và tiếp tục trao truyền qua các nhà sư, nhà tri thức Phật giáo – những con người một lòng hướng Phật nhưng cũng nặng lòng với đất nước mà nó đến, yêu thương những người bị đè nén, đau khổ.
Khương Tăng Hội là người khởi đầu thiền học Việt Nam vào đầu thế kỷ III, người sáng tổ của thiền học Việt Nam. Một phương diện khác ông còn được xem là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa.
Chúng ta biết rằng Khương Tăng Hội là người gốc Khương Cư, nhưng từ nhỏ đã sinh sống và học phật tại Giao Châu. Do vậy, có thể nói rằng
Khương Tăng Hội đã thừa hưởng một nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam khá trọn vẹn, vững vàng. Thông qua các sử liệu về nhân vật Khương Tăng Hội chúng ta thấy rằng, lịch sử giáo dục Việt Nam gắn với giáo dục Phật giáo Việt Nam thật đáng tự hào với hoa trái ngọt đầu tiên của mình. Nó đã tự xác định cho mình một sứ mệnh thiêng liêng cao quý là gắn bó xương thịt với vận mệnh dân tộc để phục vụ dân tộc và không bao giờ đi ngược lại với sứ mệnh đó.
Trong sách về lịch sử Phật giáo do Nguyễn Lang viết cũng như nhiều quyển khác cho thấy: Bước sang thế kỷ V không khí Phật giáo ở nước ta ngày càng sôi nổi. Phật giáo với các tông phái và sở học rộng rãi ngày càng tự tin và trưởng thành hơn về mặt học thuật, tư tưởng và văn hóa. Điều này được thể hiện rất rõ qua cuộc đấu tranh tư tưởng và văn hóa được ghi lại trong Sáu lá thư trao đổi giữa Lý Miễu và hai cao tăng: Đạo Cao và Pháp Minh.
Qua sáu bức thư cho thấy Phật giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ VI đã rất phát triển. Đồng thời cũng cho thấy học thức của các nhà sư Giao Châu rất uyên bác. Họ nắm vững tinh thần giáo lý làm cho tiếng tăm Phật giáo vang xa. Sứ thần thiên triều cũng coi trọng phải tìm đến vấn an và học hỏi.
Trong thế kỷ VI, nhận thức về quyền tự chủ lịch sử dân tộc có một sự kiện đặc biệt đó là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã giành thắng lợi vào năm 544. Sau khi Lý Bí giành lại độc lập cho dân tộc ông đã xưng đế, thành lập nhà nước Vạn Xuân, cho xây dựng chùa Khai Quốc, tự nhận mình là Lý Phật Tử. Với sự kiện Lý Bí lập quốc xưng đế đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về tinh thần độc lập tự chủ, khẳng định dân tộc Việt Nam cũng có quyền được hưởng cuộc sống tự do, có quyền bình đẳng như phương Bắc. Qua sự kiện Lý Bôn cho xây chùa Khai Quốc và nhận mình là Phật tử thì chúng ta thấy rằng, Phật giáo ở nước ta lúc này đã rất lớn mạnh, đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà cầm quyền.
Trong thế kỷ VI, các phật tử Việt Nam đã tham gia trực tiếp vào đấu tranh, xây dựng và bảo vệ nền độc lập của đất nước. Chính trong quá trình đấu tranh thực tiễn đã giúp cho các phật tử được tôi luyện và trưởng thành trong suy nghĩ và hành động của mình. Đây chính là chất xúc tác, là cơn gió mạnh để đẩy con thuyền Phật giáo Việt Nam băng băng tiến lên phía trước, để rồi kết quả của quá trình phát sinh phát triển ấy là sự ra đời của hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
Thứ nhất là dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi ra đời năm 580, truyền thừa qua 19 đời. Tư tưởng của dòng thiền này bắt nguồn từ Kinh Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm có khuynh hướng thiên về Mật giáo, theo tinh thần bất lập Văn tự, chú trọng đến truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái này chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ mà ít chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Đây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam bởi lẽ vừa biểu lộ sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa bộc lộ được đời sống đơn giản và thực tế của quần chúng nghèo khổ. Trong dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi các nhà sư có vai trò quan trọng trong cuộc vận động giành độc lập dân tộc, trong đó tiêu biểu như nhà sư Định Không và La Qúy An.
Nhà sư Định Không đã không tách rời chủ trương tu hành gắn với cứu người, gắn Phật giáo khỏi đời sống và chỉ để phục vụ đời sống.
Ông đã kết hợp khéo léo chủ trương vừa nêu bằng việc kết hợp yêu cầu tự giải thoát với yêu cầu giải phóng đất nước cấp bách của thời đại mình. Đó là đấu tranh đế xây dựng cho được một lý luận để xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập, thực hiện sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia và điều kiện làm thịnh vượng Phật giáo. Có thể nói đây là lần đầu tiên đã nêu lên khẩu hiệu đạo pháp với dân tộc, biến nó thành một thể thống nhất không thể phân ly. Với bước phát triển mới về nhận thức sẽ đi đến hành động tự giải phóng, người ta đã công khai đặt sự tồn tại của Phật giáo về mặt chính trị trong lòng sự tồn tại
của một đất nước Việt Nam có chủ quyền. Nó thể hiện là bước phát triển mới của hệ tư tưởng dòng thiền còn ý nghĩa cho đến hiện nay. Bước phát triển này rồi sẽ bị chi phối toàn bộ tinh lực của những người kế thừa dòng thiền ấy. Hai thế kỷ tiếp theo trong sự nghiệp kiên trì thực hiện cho kỳ được mục tiêu mà họ đã đề ra gắn đạo pháp với dân tộc.
La Qúy An (852 – 936) khi nhắc đến nhà sư này là chúng ta nhớ đến công cuộc phá chấn yển của Cao Biền. Sự đấu tranh tài trí giữa La Qúy An với Cao Biền chính là cuộc đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam ngày càng lớn mạnh, ngày càng kiên quyết đấu tranh giành độc lập tự chủ với một bên là thế lực bọn xâm lược phương Bắc dùng đủ trăm phương nghìn kế thâm độc để bảo vệ địa vị cai trị của mình.
Trong những sử liệu phong phú ghi lại những hành động mang màu sắc huyền bí của La Qúy An chúng ta đặc biệt chú ý đến nội dung bài kệ mà ông đọc khi trồng cây gạo:
Định thành thập bát tử Cây gạo hiện long hình Thỏ gà trong thánh chuột Nhất định thấy trời lên
Có thế nói rằng bài kệ trồng cây gạo của ông như một tuyên bố về tiến trình vận động độc lập của dân tộc ta vào cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X, thể hiện trọn vẹn, công khai lòng mong mỏi thiết tha của người dân đất Việt thời đó. Đồng thời là một kế thừa trung thành tư tưởng địa linh do Định Không vạch ra cách đây 200 năm trước, thể hiện sự kết hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa.
Thứ hai dòng thiền Vô Ngôn Thông :
Trước khi dòng thiền Vô Ngôn Thông ( 820) ra đời đất nước ta đã liên tiếp xuất hiện những anh hùng cứu nước. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi. Những vị anh hùng cứu nước cứu dân như Mai Hắc Đế,
Phùng Hưng, Đỗ Anh Hàn… đã nhận thấy đất nước mình đang có một tương lại tốt đẹp hơn ở phía trước, trong đó có cả những con người Phật giáo với dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên thực tiễn lịch sử đất nước còn nhiều khúc quanh co thăng trầm đòi hỏi ở Phật giáo nhiều hơn thế và chính trong nội tại Phật giáo lúc đó đã hội tụ những yếu tố mới cũng cần có một luồng gió mới, một sinh khí mới để giải đáp những vấn đề mới mà thực tiễn Phật giáo nói riêng và thực tiễn đất nước nói chung đặt ra. Xuất phát từ chính yêu cầu này, phái Thiền Vô Ngôn Thông đã ra đời như một tất yếu của lịch sử. Một nét mới trong tư tưởng Phật giáo của dòng thiền Vô Ngôn Thông đó là: người ta không còn đi tìm một đức phật bên ngoài con người như thời kỳ trước phản ánh trong tư liệu khác nhau để thống nhất ở nhận định đó là thời kỳ Phật giáo quyền năng. Đức phật bây giờ nằm ngay trong “tâm” tất cả mỗi người và nguồn gốc bản thể “không” của “ Phật” nằm ở đó. Về tư tưởng thiền phái này cũng đưa ra kiến giải mới về “thiền”. Đó là “thiền” có bản thể bắt buộc từ chính bản nhiên tĩnh lặng, thanh tịnh của con người. Ở đâu bản tâm thanh tịnh con người ở đó có gốc của Thiền.
Chính sự tự tin trong việc lý giải những tư tưởng Phật giáo mang tính bản thể siêu việt của thiền phái Vô Ngôn Thông đã đem lại chỗ dựa, sự tin tưởng cho những Phật tử về quyền “bình đẳng” tự tin về Phật tính. Quan niệm đó đã lan tỏa trong những người dân Việt Nam theo Phật giáo, cổ vũ động viên phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi quyền bình đẳng của cộng đồng người Việt trước người phương Bắc.
Như vậy, với hàng ngàn năm gắn bó với dân tộc Việt Nam. Phật giáo đã đồng cam cộng khổ, suy nghĩ trăn trở cùng với người dân Việt khẳng định bản sắc. Cùng với sự trưởng thành về văn hóa , tư tưởng về mọi mặt của dân tộc Việt Nam, Phật giáo cũng có những bước phát triển tương xứng, từ chỗ chỉ là những nhà sư Ấn độ đến truyền giáo đơn lẻ rồi phát triển lên thành những dòng thiền vững mạnh có ảnh hưởng rộng rãi nhờ hỗn dung với văn
hóa Việt Nam. Trong quá trình hòa nhập chung sống với cộng đồng dân tộc Việt Nam, Phật giáo tự bao giờ đã khắc tạc, thấm đẫm truyền thống yêu nước vào trong mình, mang lấy tư tình của dân tộc. Phật giáo khởi đầu mới du nhập vào nước ta là tôn giáo xuất thế nhưng khi sau quá trình tiếp biến với văn hóa Việt Nam, đã hình thành đặc điểm mới là “tích cực nhập thế”, để “chứng đạo với đời”, để rồi trở thành lực lượng xung kích đi đầu gương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo cũng chính là sự phát triển của dân tộc Việt Nam và điều này đã được cụ thể hóa sau chiến thắng lịch sử của Ngô Quyền năm 938 mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.