Đặc điểm Phật giáo nhập thế biểu hiện qua vai trò của các thiền sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 49 - 64)

8. Kết cấu của luận vă n

2.1 Đặc điểm nhập thế của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

2.1.2 Đặc điểm Phật giáo nhập thế biểu hiện qua vai trò của các thiền sư

thiền sư.

Trong giai đoạn này, đồng hành cùng dân tộc, nhận thức được yêu cầu của thực tiễn Việt Nam các thiền sư đã tham gia tích cực vào đời sống chính trị – xã hội. Nổi bật hơn cả là các thiền sư thời kỳ như: Pháp Thuận, Khuông Việt , Vạn Hạnh… họ không chỉ là những người có kiến thức uyên thâm về Phật học mà còn có tấm lòng vì dân vì nước am hiểu Nho giáo, Đạo giáo. Chính vì vậy khi đất nước gặp lâm nguy họ sẵn sàng tham gia vào chính trị, họ tham gia với tư cách là những nhà cố vấn, những nhà ngoại giao giúp đỡ cho nhà vua và cụ thể là:

Thiền Sƣ Pháp Thuận sinh năm 914 mất năm 990, thọ 76 tuổi, tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10 dòng thiền Tỳ – Ni – Đa – Lưu – Chi. Sách Thiền uyển tập anh cho biết: “Thiền sư Đỗ Pháp Thuận Chùa Cổ Sơn, làng Thừ Hương, quận Ải. Không biết tiểu sử là người ở đâu. Sư họ Ðỗ,

học rộng, thơ hay, có tài giúp vua hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ. Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, Sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho Sư” [50, tr49].

Ông sống và giúp đỡ ở cả ba triều đại đầu tiên của thời kỳ tự chủ là nhà Ngô ( 939 – 967), nhà Đinh (968 – 980), nhà Tiền Lê ( 980 -1009). Nhưng đóng góp quan trọng chủ yếu của ông là dưới thời nhà Tiền Lê. Ông không chỉ là thiền sư có nhiều công trạng với lịch sử dân tộc thế kỷ X, mà còn là một trong những tác gia mở đường cho nền văn học tự chủ của nước Việt, một trong những tấm gương tiêu biểu nhất trên hành trình dấn thân cùng dân tộc của phật tử Việt Nam trong lịch sử cũng như ngày nay. Văn thơ của ông chứa đựng tư tưởng yêu nước sâu sắc và tinh thần nhân văn cao cả, còn là sự đút rút bài học xây dựng quốc gia vững mạnh, trường tồn.

Về cuộc đời và con người của ông được ghi chép lại rất ít ỏi, chủ yếu tập trung ở Thiền uyển tập anh ngữ lục và có được bổ sung trong sách Đại Việt Sử ký toàn thư. Trong hai quyển sách này có những nội dung thống nhất mà đáng lưu ý là các tác giả tập trung ghi chép lại sơ lược tiểu sử, công đức và hành trang của những vị cao tăng. Trong cuốn sách Thiền uyển tập anh ngữ lục Pháp Thuận được tán dương chủ yếu trên hai phương diện: đạo cao đức trọng, có uy tín lớn trong vườn Thiền và tư tưởng uyên bác, tài năng vượt trội về học vấn cũng như thơ ca, chính trị, ngoại giao…. Thiền uyển tập anh có viết về tài năng của ông như sau: “sư học rộng thơ hay, có tài vương tá, am hiểu việc đời….. nhưng khi nói, sư đều đọc thành những câu sấm.Khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư vận trù kế hoạch rất là đắc lực. Đến khi đất nước

thái bình,sư không chịu phong thưởng của vua, nên Đại Hành lại càng kính trọng, thường gọi là Đỗ Pháp sư, chứ không gọi chính tên.”[50,tr49].

Như vậy thông qua những tài liệu ít ỏi ghi chép về ông, ta có thể nhận thấy ông là một trong những thiền sư có công lao với cả ba triều đại, có tài năng lỗi lạc đức cao học rộng hiểu biết nhiều. Ông đã có vai trò to lớn với những đóng góp đáng kể vào lịch sử tư tưởng dân tộc. Trong đó đặc biệt nhất là đóng góp của ông vào lĩnh vực chính trị. Ông trở thành trợ thủ đắc lực giúp các nhà vua thời kỳ đó để giữ vững vương trị và bảo vệ nền độc lập tự chủ. Được thể hiện cụ thể như sau:

Qua các nguồn sử liệu, điều đầu tiên mà ta phải khẳng định với nhau rằng: ông là một nhà thiền sư có tài năng ngoại giao tài giỏi, thông minh, khôn khéo và đầy chất thơ. Theo hai tài liệu sớm nhất đó là Thiền uyển tập anh và Đại Việt sử ký toàn thư thì hai tài liệu này đều khá thống nhất nhau về sự kiện ông đóng vai trò ngọai giao nhà Tiền Lê đón tiếp sứ giả nhà Tống là Lý Gíac , năm 987.

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “nhà Tống sai Lý Giác sang. Đến chùa Sách, vua sai pháp sư tên Thuận giả làm giang lệnh ra đón tiếp. Giác tính thích nói chuyện văn thơ. Lúc ấy nhân có hai con ngỗng nổi lên trên mặt nước. Giác ngâm đùa rằng: Nga nga lưỡng nga nga.

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

(Ngỗng ngỗng hai con ngỗng. Chân trời nghển cổ trông).

Pháp Thuận đang cầm chèo liền nối vần ngay: Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba.

(Nước xanh phô lông trắng, Sóng biếc quậy chèo hồng.)

Hạnh ngộ minh thời tán thịnh du Nhất nhân nhị độ sứ Giao Châu Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu. Mã đạp yên vân xuyên mã thạch, Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu. Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu; Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu”.

Nhà sư Pháp Thuận đã đem thơ dâng lên nhà vua. Vua cho gọi nhà sư Khuông Việt cho xem. Khuông Việt nói: “thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua nhà Tống. Vua khen ý thơ, tặng cho rất hậu.”[18, tr143].

Điều chúng ta suy nghĩ ở đây là vì sao Lý Giác lại viết bài thơ đó. Sau ngôn từ phải chăng có ngụ ý gì chăng. Có lẽ Lý Giác thấy làm lạ vì trước việc một người chèo thuyền trên sông bình thường của nước Việt cũng thông tỏ kinh sách Trung Quốc và giỏi đối đáp thơ văn như vậy. Ở đây ta nhận thấy rằng hai cuốn sách ghi lại sự kiện này có ý muốn nhấn mạnh và tán dương sự thành công của nhà sư khi đóng vai trò là một người chèo thuyền để hoàn thành được nhiệm vụ ngoại giao được giao và sau là vận dụng được chính thơ văn Trung Quốc để đối đáp lại với người Trung Quốc, từ đó làm cho sứ giả bỏ thói kiêu ngạo, coi thường nước Việt từ bỏ sự tự tôn cho rằng mình là nhất và cảm phục tài năng của những người Việt bình thường nhất.

Tài ứng xử ngoại giao của Pháp Thuận đã khiến cho Lý Giác thay đổi thái độ đi từ chỗ trịnh thượng đến chỗ thán phục thần dân Đại Cồ Việt đến sự ngưỡng mộ cho là vua Lê Đại Hành không khác gì hoàng đế triều Tống.

Tuy nhiên về phương diện tư tưởng chúng ta cần phân tích sâu hơn thông qua sự nối vần tinh tế và sắc sảo này thì ngụ ý ẩn dấu đằng sau nó là gì? Nó không đơn thuần là sự ngưỡng mộ của Lý Giác đối với thần dân Việt và bậc nhân chủ của Đại Cồ Việt như đã đề cập ở trên, mà chắc chắn thông qua cách ứng xử ngoại giao giữa Pháp Thuận và Lý Giác còn ẩn chứa một tầng

lớp ý nghĩa sâu sắc quan trọng hơn mà chính những người uyên thâm Phật, thâm Nho hiểu Nho như Pháp Thuận mới có thể ứng đối chỉ qua hai câu thơ vế đầu:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng Chân trời nghển cổ trông

Hai câu thơ đầu cho thấy thực ra đây là một lối chơi chữ mang tính tự mãn kiêu ngạo, không chỉ biểu hiện của riêng Lý Giác mà còn là thái độ phổ biến của sứ thần phương Bắc. Ngụ ý ẩn đằng sau hai câu thơ này là Lý Giác xem thần dân và vua nước Việt chỉ là một bầy ngỗng đang ngẩng mặt hướng về thiên triều thần phục. Ngôn ngữ ngoại giao mà ông ta sử dụng thoạt nhìn có vẻ nhẹ nhàng, bay bổng. Song phân tích kỹ quả thực là một sự nhục mạ, một thách thức lớn lao đặt ra đối với Pháp Thuận.

Thiền sư Pháp Thuận với sự nhạy bén chính trị – văn hóa lĩnh nhận trọng trách mang trên mình đã không phụ lòng của vua và thần dân đất Việt. Ông đã hiểu được ý nghĩa thâm sâu trong hai câu thơ của Lý Giác, ông đã ung dung tự tại nối vần một cách hết sức tự nhiên nhưng rất sắc sảo, để từ hai câu thơ của Lý Giác trở thành một bài thơ hoàn chỉnh. Nhưng sự nối vần của Pháp Thuận cũng có cả một ngụ ý về thái độ, tư thế của mình trong hai câu thơ đó.

Lông trắng phơi dòng biếc Sóng xanh chân trời hồng.

Hình tượng lông trắng ở đây ngụ ý được hiểu là sự công khai. Một sự mạnh dạn công khai phô bày sự tồn tại nơi công cộng (lục thủy). Ông muốn cho sứ thần phương Bắc hiểu rằng nước Đại Cồ Việt đã giành được độc lập và công khai sự độc lập tự chủ này sánh với thiên triều phương Bắc qua Lý giác. Và cũng thiền sư khẳng định một điều nếu có một lực lượng nào ngạo ngược muốn đứng lên trên sự thật đó chống lại, hay xâm chiếm nền độc lập tự chủ đó, kể cả thiên triều thì những tất thảy công dân của nước Việt sẵn sàng đứng lên bảo vệ bằng chính sức mạnh của mình. Hồng trạo ở đây được hiểu là mái

chèo màu hồng là hình tượng đẹp, thuyền lướt được là mái chèo, cũng có nghĩa là Đại Cồ Việt sẽ vững bước vượt qua mọi phong ba bão táp mà tiến lên bằng sức mạnh của chính mình.

Rõ ràng qua một ứng xử văn hóa tài tình ta nhận thấy vai trò quan trọng của tầng lớp thiền sư thông qua tài ngoại giao mà thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã góp sức mình vào công cuộc dựng nước và giữ nước,nâng nước Đại Cồ Việt lên một tầng cao mới tự tin sánh nền tự chủ, ngang tầm với thiên triều nhà Tống ở Trung Quốc. Đồng thời thông qua đó ta cũng nhận thấy rằng tài trí của thiền sư đã đưa cuộc đấu tranh ngoại giao của dân tộc ta trong buổi đầu lập quốc vừa thể hiện được sự khôn khéo, bản lĩnh và trí tuệ mà lại vừa thể hiện được chiều sâu văn hóa và nhân văn sâu sắc. Nó góp phần mở ra một truyền thống ngoại giao mềm dẻo mà bản lĩnh của dân tộc ta trên một nghìn năm qua.

Ngoài hai câu thơ nối vần đối đáp với Lý Giác thì với bài thơ trả lời vua Lê Đại Hành thiền sư Đỗ Pháp Thuận còn được mệnh danh là một trong những tác giả đầu tiên của nền văn học thời tự chủ. Và thông qua bài thơ “Quốc tộ” thì nó càng thể hiện được tầm tư duy sâu rộng của một thiền sư nắm bắt trước được vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên trong phần này tác giả chưa đi sâu phân tích bài thơ, mà nó sẽ được phân tích rõ ràng và cụ thể trong mục đặc điểm “Dung thông Nho – Phật – Đạo” của Phật giáo giai đoạn này.

Thiền sƣ Khuông Việt: sinh năm 930 mất năm 1011, thế danh là Ngô Chân Lưu, người hương Cát Lợi, huyện Trường Lạc ( nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội), là hậu duệ vua Ngô Thuận Đế, tức dòng dõi vua Ngô Quyền. Theo Thiền uyển tập anh ông là người có “dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tính tình phóng khoáng, có chí khí cao xa. Thủa nhỏ, ông theo học Nho giáo, lớn lên theo đạo Phật, cùng bạn đồng học Trụ Trì đến chùa Khai Quốc thụ giới cụ túc với thiền sư Vân Phong.”[ 51, tr39].

Ông thuộc hệ thứ tư của thiền phái Vô Ngôn Thông, hay còn gọi là dòng thiền Quan Bích, tức là dòng thiền có cách tu chỉ tuân theo tôn chỉ tọa thiền quay mặt vào vách đá của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đây là dòng thiền nổi tiếng do Thiền sư Vô Ngôn Thông ( Trung Quốc) truyền sang Việt Nam năm 820. Ngô Chân Lưu là học trò của thiền sư Vân Phong, trụ trì chùa Khai Quốc, thành Đại La ( nay là chùa Trấn Quốc – Hà Nội). Ông là người văn võ song toàn, là bậc “long tượng” trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Ông là người có khí chất thông minh, tài năng xuất chúng, năm 40 tuổi danh tiếng của ông vang khắp triều đình.

Với tài năng như vậy ông đã có rất nhiều công lao vào công cuộc dựng nước và giữ nước của hai triều đại Đinh và Tiền Lê.

Hiện nay chưa có một nguồn sử liệu nào nói rõ chi tiết cụ thể về những đóng góp của Đại sư về chính trị đối với triều đại nhà Đinh. Song theo Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “năm Tân Mùi, Thái Bình thứ hai (971), Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư”[17, tr212].

Còn theo Thiền uyển tập anh có ghi: “năm 40 tuổi danh tiếng vang dội đến triều đình, vua Đinh Tiên Hoàng với về kinh đô (Hoa Lư) hỏi chuyện. Sự đối đáp hợp lý được vua phong chức Tăng Thống rồi năm sau ban hiệu Khuông Việt đại sư” [ 50, tr42-43].

Như vậy là thông qua hai nguồn tài liệu nêu trên ta cũng phần nào hiểu được vai trò của Đại sư Khuông Việt đã đóng góp vào chính trị. Sở dĩ như vậy là bởi vì lúc đó tình hình đất nước vừa mới giành được độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựng nền độc lập cho dân tộc. Đất nước còn biết bao nỗi lo toan: kẻ thù bên trong chưa hoàn toàn bị tiêu diệt và quy phục triều đình, giặc phương Bắc thì vẫn lăn le đợi thời cơ để tiến vào xâm lược. Trong hoàn cảnh như vậy chắc chắn rằng nhà vua Đinh Tiên Hoàng không phải gọi Đại sư vào để bàn chuyện về lý sắc không của đạo Thiền. Mà điều nhà vua đang quan tâm làm sao cho đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn này, đời sống nhân dân

được ấm no, hạnh phúc. Đại sư đã giúp cho nhà vua có một định hướng để đưa đất nước vượt qua khúc quanh lịch sử đầy can go. Chính vì vậy, vua ban cho danh hiệu “Khuông Việt” có nghĩa là “giúp đỡ dân Việt”, nghĩa là xây dựng nền tảng, nền móng cho người Việt. Kiến thức đạo và đời của đại sư quả là nhuần nhị uyên bác không chỉ thuần túy biết chấp kinh.

Thông qua đó ta cũng nhận thấy rằng dưới thời Đinh Tiên Hoàng ông là người có tầm nhìn tài cầm quân lại mưu lược biết phát hiện và sử dụng nhân tài. Do vậy khi nghe danh tiếng của Đại sư ông đã biết nắm bắt ngay và trọng dụng bậc tài chí hơn người này để giúp đỡ mình trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt hơn là lĩnh vực chính trị.

Điều chú ý là các vị vua thời này đều xuất thân từ võ tướng nên để xây dựng triều đại, họ rất cần người có trí thức. Mà lúc này những thiền sư thời kỳ này đều là những tri thức có ý thức về quốc gia dân tộc ,sống gần gũi với nhân dân lao động, bị chính quyền đô hộ hà khắc áp bức nên họ đã hướng về dân tộc. Mặt khác họ không bị “chấp” bởi tư tưởng trung quân như các nhà Nho nên họ có thể phò tá bất kỳ một vị vua nào có thể đem lại yên ổn hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Các nhà sư không phải là không hiểu về phẩm chất “trung quân” việc trung thành với một vị vua như Nho giáo quan niệm nhưng Trung với vua nào ổn định được xã hội mà họ đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên hàng đầu. Họ không hề vướng bận một chút lợi ích cá nhân nào luôn nghĩ cho nhân dân, cho đất nước sẵn sang giúp đỡ các vua.

Điều này lý giải vì sao khi nhà Đinh sụp đổ thì họ (Pháp Thuận và Khuông Việt) sẵn sàng phò tá và đưa Lê Đại Hành lên ngôi hoàng đế. Đến thời Tiền Lê thì vai trò của thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp vào lĩnh vực chính trị đã được thể hiện rất rõ:

Về mặt quân sự: ông được xem như là vị thủ lĩnh tinh thần đã đưa ra chiến lược chống giặc. Ông đã đưa ra một biện pháp để nhằm trấn tĩnh tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)