Diện mạo Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 40 - 45)

8. Kết cấu của luận vă n

1.2 Diện mạo của Phật giáo trƣớc và trong thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

1.2.2 Diện mạo Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

Thời đại Ngô – Đinh –Tiền Lê là một giai đoạn lịch sử đã có sự chuyển biến về chất, đất nước ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Sự thay đổi thân phận lớn lao đã tạo ra thời cơ và vận hội mới cho Phật giáo nói riêng và cả lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

Về mặt chính trị có những thuận lợi mới cho bước phát triển của Phật giáo. Chúng ta đã giành được độc lập, bắt tay vào xây dựng chính quyền phong kiến tập quyền. Trước yêu cầu lịch sử đòi hỏi Phật giáo phải tham gia tích cực hơn nữa vào đời sống chính trị của đất nước. Vì bấy giờ đội ngũ tri thức đại diện cho tiếng nói đông đảo nhân dân là những thiền sư.

Về mặt xã hội: khi đất nước được độc lập, vấn đề xây dựng tổ chức và quản lý xã hội cũng rất quan trọng, nó quyết định sự hưng vong của đất nước. Trong tình hình này Phật giáo với những giáo lý khuyến thiện, trừ ác triết lý nghiệp báo, luân hồi, từ bi hỷ xả, thấm đấm chất nhân văn sẽ có vai trò to lớn đã bước đầu định hướng đời sống tinh thần nhằm xây dựng một xã hội mới tự chủ, bình đẳng và giàu giá trị nhân bản. Trong thế kỷ X, khi đất nước được độc lập, việc giáo dục con người cũng là một nhiệm vụ hết sức bức thiết. Trong khi đội ngũ trí thức dân tộc có trình độ Nho giáo chưa phát triển, chưa đảm nhận được vai trò chính trách nhiệm giáo dục của mình, thì những ngôi

chùa làng đã trở thành cơ sở trường học, những nhà sư đã trở thành thầy giáo mặc nhiên đảm nhận sứ mạng giáo dục các thành viên làng xã. Chính trong môi trường giáo dục Phật giáo đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước, tạo ra những vị vua sáng – mở đầu cho một triều đại mới.

Khi đất nước được độc lập vị thế của dân tộc phải được khẳng định, trọng trách này không ai khác chính là những nhà thiền sư, họ phải tìm tòi và suy nghĩ để xây dựng cho được một nền văn hoá Việt Nam độc lập tự chủ, thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá nô dịch phương Bắc. Các thiền sư đã trở thành những nhà kiến trúc sư đầu tiên xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Họ vừa là nhà sư, nhưng cũng vừa nhà nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà cải cách.

Với sự quyết đoán của các vị vua kiêm là những nhà quân sự tài ba cùng với sự ổn định về tình hình chính trị – xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo thời kỳ này ngày truyền bá và được mở rộng địa bàn phát triển. Từ đó hình thành lên một trung tâm Phật giáo Hoa Lư.

Hoa Lư là một vùng núi sông trùng trùng điệp điệp, thành trì hiểm yếu, trên bộ có núi rừng, đường thủy có sông dài vươn ra biển lớn, trước mặt có đồng bằng thuận tiện vào Nam ra Bắc. Và điều đặc biệt nơi đây là “kinh đô độc lập đầu tiên của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam.

Sách Đại Nam nhất thống Chí đã viết: “Hoa Lư là kinh đô của nhà Đinh, nhà Tiền Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, ở phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các địa danh: Cầu Đông, Cầu Dền, Cầu Muống, Tràng Tiền, Chùa Tháp, chùa Nhất Trụ….mà đến nay nền cũ vẫn còn, khi Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các địa danh ấy. Rõ ràng trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã mở rộng “miền” đất ảnh hưởng Phật giáo.

Vào thời kỳ đầu của thời đại Ngô – Đinh – Tiền Lê, Phật giáo là tôn giáo được coi trọng. Các thiền sư lúc đó là tầng lớp trí thức trong xã hội, nhà

chùa trở thành trung tâm phổ biến sự hiểu biết về nhân sinh quan và thế giới quan, đạo đức, lối sống.

Như ở trên đã phân tích các dòng thiền thời kỳ này: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông đã hòa quyện với tín ngưỡng văn hóa bản địa để tạo nên một nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chiều ngược lại Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc luôn là tư tưởng xuyên suốt trong thời kỳ dựng nước và giữ nước đã ngấm vào Phật giáo để ngày càng thể hiện rõ đặc điểm nhập thế tích cực đậm hơn.

Cụ thể hơn, ở Kinh đô Hoa Lư lúc này, dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng thì các thiền sư rất được coi trọng: Thiền sư Ngô Chân Lưu được phong làm Tăng Thống – một chức quan đứng đầu các tăng đạo và được mang hiệu là Khuông Việt đại sư, Pháp Thuận được gọi là Đỗ Pháp sư thường xuyên được vua Lê Đại Hành tham vấn việc nước... Cùng với đó thì nhiều chùa tháp cũng được xây dựng tại kinh đô Hoa Lư. Ngày nay còn dấu tích với 100 cột kinh khắc bài chú Đà La Ni do Đinh Liễn đã xây dựng: Chùa Nhất Trụ nằm trên thông Yên Thành, xã Trường Yên, Hoa Lư được xây dựng từ thời Tiền Lê, nay còn lưu giữ cột kinh đá do vua Lê Đại Hành (980-1005) cho làm vào niên hiệu Ứng Thiên thứ 2 ( 995). Ngoài ngôi chùa Nhất Trụ ra thì ngày nay ở cố đô Hoa Lư chúng ta còn tìm thấy nhiều dấu tích của các ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê: Chùa Am tại thôn Yên Trung, xã Trường Yên, Hoa Lư, Chùa Ngần tại xứ Ngần thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Chùa Hoa Sơn tai thôn Áng Ngữ, xã Ninh Hòa, Hoa Lư….nhìn chung đều có chung phong cách.

Tóm lại, vào thế kỷ X thời kỳ đầu của sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc ta đã sử dụng Phật giáo, coi nó là tôn giáo chính của dân tộc, tư tưởng Phật giáo về thế giới quan và nhân sinh quan đã chi phối tích cực đối với đời sống xã hội. Vai trò của các thiền sư đã trở thành những bậc trí thức

có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc phát triển các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê.

Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã đóng góp rất nhiều công sức trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển Phật giáo vươn đến tầm cao mới của thời đại và dường như Phật giáo trở thành “Quốc Đạo” vào thể kỷ X, tạo tiền đề những thế kỷ sau đó tiếp tục phát triển nhất là thời Lý – Trần. Các thiền sư của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Chơn Không, Sùng Phạm, Viên Thông… các thiền sư dòng thiền Vô Ngôn Thông: Đa Bảo, Không Không, Viên Chiếu, Mãn Giác… đều góp công rất lớn qua ba lần kháng chiến chống quân Tống và quân Nguyên Mông trở thành hiện thực cho tinh thần kết hợp Đạo với Đời, Đời với Đạo, đoàn kết, hòa hợp với tăng chúng có kế thừa và vận dụng qua mỗi thời đại tiếp nối của Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển chung với đất nước và dân tộc Việt Nam.

Như vậy diện mạo chung Phật giáo trong thời kỳ này mở rộng được coi là điểm son, nền tảng cho sự thống nhất Phật giáo, ý thức cao độ của tinh thần đoàn kết hòa hợp, củng cố hòa bình, xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ trong thời kỳ tự chủ, thống nhất đất nước từ thế kỷ X đến nay. Qua đó, Phật giáo cũng tự khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng dân tộc ngoài phát huy Đạo pháp, cũng hết mình trong việc hộ quốc an dân, làm tốt đời đẹp đạo, ủng hộ hết mình cho các triều đại hợp lòng dân giữ vững độc lập, tự chủ cho đất nước.

Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, là sực mạnh tổng hợp của dân tộc, Phật giáo Việt Nam khi đó là chất keo sơn để gắn kết các thành phần khác nhau, các tôn giáo khác nhau trong xã hôi, tạo thành một xã hội đa tôn giáo nhưng đoàn kết vững mạnh vì một mục tiêu chung là độc lập cho dân tộc, an lạc cho nhân dân.

Kết luận chƣơng 1: Với chiến thắng vào năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt thời kỳ ngoại thuộc bước vào kỷ nguyên tự chủ độc lập qua các triều đại đầu tiên là Ngô – Đinh – Tiền Lê với những thành tựu mới về chất trong các lĩnh vực chính trị – kinh tế – văn hóa – giáo dục – tư tưởng. Đó cũng đã tạo ra những điều kiện, cơ sở để cho Phật giáo có một bước nhảy mới về chất trong tiến trình gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Những vị vua sáng lập các triều đại đã được sự hợp sức của toàn dân tộc, trong đó có sự đồng thuận của đông đảo lực lượng các Phật tử, sau khi lên ngôi đã có sự chú trọng sử dụng vai trò của các tri thức Phật giáo. Đây là tiền đề trực tiếp làm thay đổi diện mạo của Phật giáo. Từ chỗ là tôn giáo của bình dân sống gần gũi nhân dân lao động từ đây Phật giáo đã góp phần tham gia hội nhập vào đời sống triều chính để hộ quốc an dân tỏa sáng trong đời sống xã hội. Các phương diện khác của đời sống tôn giáo sẽ nhờ vậy đi vào nhân dân, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của toàn dân tộc. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, nền độc lập đã tạo cơ sở để diện mạo và thực chất vai trò của Phật giáo thăng tiến hiện diện trong đời sống dân tộc. Nó có một vai trò, vị thế phát triển mới về lượng và về chất là điều chắc chắn mà chúng ta có thể chắc chắn khẳng định.

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)