8. Kết cấu của luận vă n
2.2 Đặc điểm dung thông của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê
2.2.1 Đặc điểm dung thông của Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng bản địa
bản địa.
Khái niệm “dung thông” có nguồn gốc phát sinh từ trong thực tiễn vận động trong tiến trình lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Nó là tổ hợp gồm hai từ dung nạp và kết nạp hài hòa với nhau trong một sự kiện văn hóa. Ở đây là sự lan truyền của Phật giáo hội nhập vào văn hóa Việt Nam. Trong khuôn khổ của luận văn thì khái niệm dung thông được dùng để chỉ sự dung nạp và kết nối của giữa Phật giáo với các tín ngưỡng văn hóa bản địa Việt Nam khi nó du nhập, tồn tại và phát triển tại nơi đây
Nhiều tác giả cho rằng, do có những tiền đề, điều kiện nó xuất phát từ chính hai phía nền văn hóa bản địa và văn hóa Phật giáo. Về nền văn hóa bản địa của Việt Nam, đó là nền văn hóa nông nghiệp đa thần trọng âm có tính thích ứng, sự mềm mỏng linh hoạt. Do vậy nó sẵn sàng khoan dung tiếp thu, dung chứa những yếu tố mới từ văn hóa ngoại lai, từ bên ngoài vào. Tuy nhiên mục tiêu sự tiếp nhận của nền văn hóa bản địa Việt Nam không phải là một sự tiếp nhận khô cứng mà nó luôn có sự uyển chuyển sáng tạo. Nó chỉ tiếp thu những gì cần thiết, đồng thời với nội lực của mình nó cũng làm biến đổi các yếu tố mời từ văn hóa ngoại lai theo chiều hướng phù hợp thích ứng của mình.
Về phía văn hóa Phật giáo mặc dù là một nền văn hóa sâu sắc đa tôn giáo Phật giáo đã kết tinh hình thành có một hệ thống giáo lý giáo luật đồ sộ, chặt chẽ tuy nhiên hệ thống giáo lý của Phật giáo không quá cứng đờ như những tôn giáo khác. Với nội dung cơ bản thừa nhận có sự vận động, biến đổi, chuyển hóa nên có sự mềm mỏng linh hoạt điều này được thể hiện rất rõ qua tinh thần “khế lý khế cơ”. Do vậy khi gặp gỡ nền văn hóa bản địa Việt
Nam nó đã nhanh chóng hòa hợp và cả hai tìm thấy sự tương hợp tương đối thuận lợi.
Cả hai đều nhắm tới một ứng xử chung, mục tiêu dung thông nó đáp ứng lợi ích của cả hai phía. Nếu như về phía văn hóa bản địa nó đã làm bồi dưỡng và phong phú tâm hồn văn hóa Việt bởi các yếu tố văn hóa Phật giáo. Đồng thời văn hóa Phật giáo cũng đã gia tăng tính nhập thế tươi mới, văn hóa Phật giáo là yếu tố trở thành công cụ, vũ khí tư tưởng để người Việt chống lại âm mưu “dĩ nho biến di” của người Hán nhằm đồng hóa văn hóa gốc Việt.
Còn về phía Phật giáo quá trình chấp nhận dung thông với văn hóa bản địa, không làm mất đi bản sắc cội nguồn tư tưởng “giải thoát” của Phật giáo, mà là có sự chú ý thực hiện trong đời sống tinh thần lục hòa Phật giáo. Đồng thời khi hòa nhập với văn hóa bản địa sẽ giúp cho nó ăn sâu cắm rễ vào mảnh đất mới, từng bước xác lập vị trí vai trò của mình và căn bản giữ được vai trò qua thăng trầm.
Cần thấy rằng, sau khi đất nước có chủ quyền thì cũng là lúc để lịch sử Phật giáo dường như là từ khi trở thành tôn giáo của người Việt, Phật giáo đã đứng hẳn về phía dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, khảm nhập vào trong mình chủ nghĩa yêu nước của người Việt. Trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh chống nô dịch, áp bức, đồng hóa và giành độc lập dân tộc. Tiếng nói của các tầng lớp tăng ni Phật giáo càng về sau càng lớn mạnh, đến thế kỷ VI – IX đã trở thành một thế lực, một chỗ dựa cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đến thế kỷ X khi quốc gia được giành độc lập thì Phật giáo đã trở thành, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, ủng hộ triều đình đấu tranh và bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước, thể hiện qua tiếng nói của các cao tăng ở trên đã phân tích.
Quá trình dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng văn hóa bản địa Việt Nam là một bước tiến bộ về chất có tính tổng hợp được thể hiện khá rõ nét cụ thể như sau:
Một là, sự dung thông giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên:
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền có từ rất sớm qua các cứ liệu khảo cổ học thời kỳ Hùng Vương mang tính chất phổ biến của người Việt Nam. Đã là người Việt Nam thì mọi người trong các cấu trúc gia đình đều thờ ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên sau đó nó mở rộng ra đến các tổ làng, tổ nghề…. Đã trở thành một tập tục truyền thống có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1988 thì sự thờ cúng tổ tiên được hiểu là : là tổng thể nói chung những người coi là thuộc những thế hệ đầu tiên đã qua đời từ lâu, của một dòng họ trong mối quan hệ với các thế hệ sau này. Theo phân tích trong bề sâu đời sống tôn giáo Giáo Sư Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nằm trong hệ thống tôn giáo dân tộc là đạo thờ ông bà. Ông còn khẳng định đó là đạo thuần Việt một tôn giáo chính thống của người Việt Nam, tuy nó: không có tổ chức chặt chẽ nhưng dường như toàn bộ sự cố kết cộng đồng, quan niệm đạo lý, sự thành tâm tiến hành các lễ thức thờ cúng giống nhau và là chiều sâu tâm linh chủ yếu của cộng đồng người Việt, là lực hút chọn lọc các yếu tố ngoại sinh hay là những yếu tố gia nhập vào các tôn giáo khác.
Như vậy, loại hình thờ cúng tổ tiên là một khái niệm luôn vận động, phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt. Theo nghĩa thông thường (nghĩa hẹp) tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người cùng huyết thống nhưng đã mất, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ những người đang sống như ông bà, cha mẹ, cụ kỵ… Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc thì khái niệm thờ cúng tổ tiên không còn bó hẹp trong phạm vi gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội.
Lý giải về nguồn gốc tự nhiên và xã hội của ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước của người Việt Nam nên đó chính là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế thì làng xã Việt Nam gần như là một đơn vị độc lập và tương tự như thế, ở cấp cơ sở là tế bào của nó – hộ gia đình nhỏ. Đây là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên trong gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế hệ. Mở rộng ra thì các gia đình cư trú theo họ, và nhiều họ tập hợp thành làng. Có thể nói nền kinh tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tiếp đó phát triển ý thức dân tộc như là tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên ở làng xã, ở cả nước là thờ cúng vua Hùng.
Hơn nữa về sau này một nhân tố dẫn đến sự ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đó sự tiến hóa lên là chế độ phụ quyền. Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trong gia đình trở nên rất quan trọng trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt, duy trì cấu trúc gia đình.
Giá trị của truyền thống thờ cúng tổ tiên là một yếu tố làm chất xúc tác để cho tinh thần cố kết cộng đồng, tính dân tộc thêm bền chặt. Nhờ đó người Việt Nam thêm đoàn kết, gắn bó, nhất là khi đất nước ta lâm vào tình trạng nước mất nhà tan, họ sẵn sàng hi sinh cá nhân đoàn kết nhau lại và trở thành một khối có sức mạnh to lớn. Do vậy trải qua rất nhiều thử thách qua cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì dân tộc ta với tinh thần đoàn kết đã chiến thắng mọi kẻ thù. Đặc biệt thời gian đấu tranh là sau 1000 năm Bắc Thuộc, mục đích của chính quyền Phương Bắc là đồng hóa dân tộc ta nhưng không thể đồng hóa được văn hóa Việt, dân tộc đến thế kỷ X đã khôi phục lại nền tự chủ.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng, mà nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần phù trợ cho cộng đồng các làng xã, thờ các anh hùng, những người có công với cộng đồng, với đất nước. Chính vì vậy mà khi Phật giáo du nhập vào nước ta, nó đã nhanh chóng hòa nhập và
thích ứng với các loại hình tín ngưỡng đó của văn hóa bản địa nơi mà nó đến. Với tinh thần “hòa nhi bất đồng” và “tùy duyên bất biến” của mình, Phật giáo vào nước ta không bị biến chất hay đánh mất tinh túy cơ bản để cùng tồn tại và phát triển với dân tộc Việt Nam.
Ở Việt Nam truyền thống đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, được mọi người coi trọng và là một trong những nguyên tắc đạo đức hàng đầu để làm người. Từ sớm khi Phật giáo du nhập vào nước ta cũng đề cao chữ Hiếu. Sự kết hợp giữa Phật giáo với văn hóa bản địa đã được thể hiện rất rõ:
Phật dạy chữ hiếu làm đầu
Mà ai giữ được đạo mầu mới trao
Phật giáo luôn khuyên dạy tín đồ của mình trước tiên phải thành kính với cha mẹ.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
Biểu hiện tập trung rõ nhất về sự dung thông chữ Hiếu của đạo Phật với chữ Hiếu của văn hóa người Việt thành một phong tục lễ hội trong thời này là lễ Vu Lan báo hiếu đã được làng xã và triều đình thực hiện. Đây chính là sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và với Nho giáo. Lễ Vu Lan báo hiếu là nghi lễ tổng hợp có nhiều yếu tố được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đây là nghi lễ cúng cô hồn và phổ độ chúng sinh. Người ta dâng các vật phẩm để cúng chư tăng với mục đích cầu xin cho vong hồn người thân, tổ tiên của mình được siêu thoát. Trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính: Rằm tháng bảy gọi là tết Trung nguyên, ta tin theo sách phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay vào ngày hôm ấy. Có thể nói ngày rằm tháng bảy không chỉ là ngày lễ Phật giáo mà trước khi Phật giáo du nhập thì trong tín ngưỡng của người Việt đã có lễ nghi này. Nhưng khi đạo Phật
truyền vào nó đã dung hợp cùng với lễ nghi truyền thống và nâng tầm tín ngưỡng dân gian lên một tầm cao hệ thống hơn. Về ngày lễ này trong giai đoạn thời Ngô – Đinh – Tiền Lê cũng đã được khôi phục như sau này được cả nhà chùa và dân chúng hết sức đề cao. Phần lớn trong các gia đình người Việt vào ngày lễ Vu Lan đã diễn ra các nghi lễ cúng bái để dâng chư phật, bồ tát cầu nguyện giải thoát vong linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và những người cô quả không có người thân và họ coi đây là ngày vong linh xá tội.
Sự dung hợp giữa Phật giáo với thờ cúng tổ tiên còn được thể hiện qua nhiều yếu tố nghi thức, nghi lễ khác trong các dịp lễ hội Phật giáo. Các nhà sư trong giai đoạn này bên cạnh việc chăm lo cúng Phật còn được người dân mời đến để giúp những lễ trọng cũng như công việc lớn trong gia đình chẳng hạn như: ma chay, cúng dâng sao giải hạn, trừ tà, chữa bệnh.
Thông qua một số phân tích nêu trên chúng ta thấy rằng đến thế kỷ X có điều kiện thuận lợi cho sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đặc điểm đó được biểu hiện cụ thể và rõ ràng trong các sử liệu. Sự tác động của hai bên đó là sự tác động hai chiều, Phật giáo du nhập vào làm biến đổi và nâng tầm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nhưng đồng thời tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên cũng thẩm thấu, làm phong phú thêm biểu hiện lễ nghi, truyền tải giáo lý của nhà Phật. Chính sự hòa quyện này đã tạo ra sự gắn bó thân thiết giữa Phật giáo nói chung cũng như là các nhà sư nói riêng đối với văn hóa bản địa ở Việt Nam thời kỳ đó.
Hai là sự dung thông của Phật giáo với tín ngƣỡng thờ Mẫu
Từ rất sớm do đặc thù là nền văn hóa tiểu nông lúa nước trọng nữ mà tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp dần dần bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu – đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại, sinh thành của tự nhiên, xã hội và con người.
Bởi thế tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng của văn hóa gốc bản địa về sau dung thông cùng với Phật giáo, những ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho mọi người.
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu bắt nguồn từ thờ nữ thần (thần Lúa) và thờ mẫu thần (bà Ỷ Lan), nó mang tính bản địa, nó đã có nền móng thời nguyên thủy.
Thời nguyên thủy con người sống dựa vào thiên nhiên, săn bắt hái lượm. Cho đến khi biết đến nền kinh tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, con người vẫn phải dựa vào thiên nhiên, đời sống chưa thể ổn định được trước sự khắc nghiệt của tự nhiên. Sự bất thường của thiên nhiên Việt Nam khiến cho con người gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và dần dần con người đã quan sát các hiện tượng tự nhiên và rút ra kinh nghiệm, hình thành ý thức về lực lượng tự nhiên, kèm theo đó là sự tôn thờ các hiện tượng tự nhiên (Tô tem giáo). Họ thờ thần rừng, thần sông, thần núi, thần biển, thần Mẹ lúa… là những môi trường tự nhiên hoặc đem lại cho cuộc sống của họ cuộc sống no đủ hoặc trừng phạt, nổi giận lấy đi tất cả những gì phục vụ cho cuộc sống của họ. Văn hóa lúa nước là cơ sở để sau này Phật giáo du nhập vào tạo thành các loại hình Phật Mẫu Man Nương, Phật Tứ Pháp.
Mặt khác với nền kinh tế tiểu nông cũng đưa lại cho người phụ nữ một vị thế đáng kể trong gia đình và xã hội. Về kinh tế người phụ nữ đóng vai trò trong sản xuất nông nghiệp, họ không chỉ chăm lo việc cấy hái mà kiêm luôn là người tiểu thương chạy chợ, làm nghề thủ công, lo cung – tiêu cho cả đại gia đình. Về mặt xã hội, người Việt ta có câu “lệnh ông không bằng cồng bà” đã nói lên vai trò của người phụ nữ trong đối nội, đối ngoại.
Trước khi đạo Phật vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có hình tượng và biểu tượng người mẹ Thần, hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu. Không lấy làm lạ là trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh
các bà mẹ: Mẹ Âu Cơ với bọc trăm trứng – biểu tượng cho sự khai sinh là dân tộc Việt Nam, mẹ Âu Cơ dạy dân ta trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, diệt vải. Mẹ Thánh Gióng – biểu tượng cho người sản sinh ra vị anh hùng khổng lồ trong công cuộc bảo vệ đất nước, Mẹ Man Nương với hòn đá phát sáng (Thạch