Một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 83 - 90)

8. Kết cấu của luận vă n

2.3 Ý nghĩa của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê đối với lịch sử Việt

2.3.1 Một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê đối vớ

Việt Nam thời kỳ này.

2.3.1 Một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này. đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này.

Lịch sử Phật giáo gắn liền với lịch sử của dân tộc, cho nên sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn. Trong luận văn với dung lượng trang có hạn nên người viết xin phép chỉ tập trung làm rõ một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời kỳ đó đã để lại ý nghĩa như nào đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này.

Thế kỷ X chấm dứt hơn 1000 năm Bắc Thuộc mở ra một kỷ nguyên độc lập tự chủ. Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê là một giai đoạn ngắn nhưng đặc sắc vẻ vang trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Tuy nhiên cũng đã kịp khắc tạc, tạo dựng những dấu ấn không bao giờ phai theo năm tháng và đến ngày hôm nay mỗi người dân Việt Nam khi nhìn lại khoảng thời gian này không khỏi ngưỡng mộ và tự hào về Phật giáo nói riêng và tổ tiên ta nói chung trong buổi đầu độc lập. Giai đoạn này là một giai đoạn bước ngoặt của lịch sử đặc biệt khi đất nước ta vừa thoát khỏi đêm trường nô lệ và bắt đầu bước vào thời đại mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Làn gió độc lập tự chủ đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho dân tộc tạo điều kiện cho Phật giáo và

ngược lại Phật giáo góp phần tạo ra một bầu không khí sôi động và phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử đất nước mới đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi tầng lớp trí thức tăng sĩ tinh hoa ( Phật giáo) phải không được ngủ quên trong men say chiến thắng mà họ đã rất “thức tỉnh” dân tộc phải nhìn vào thực tiễn đất nước để trăn trở đưa ra câu hỏi và suy nghĩ tìm ra cách giải quyết các vấn đề lịch sử đặt ra. Như phân tích ở chương trên thì chúng ta thấy rõ Phật giáo đã làm tròn sứ mệnh mà lịch sử dân tộc giao phó, đồng thời Phật giáo đã để lại những giá trị đối với lịch sử dân tộc. Và dưới đây là những giá trị tiêu biểu nhất:

Một là, Phật giáo đã đồng thuận, đồng hành tích cực góp công sức cho sự ra đời của các vương triều tự chủ Nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê mở ra một trang sử mới cho dân tộc thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước vừa mới giành được độc lập.

Phật giáo Việt Nam đến thế kỷ X về cơ bản là Phật giáo Đại Thừa do vậy mà kế thừa và phát huy tinh thần nhập thế “phá chấp” không câu lệ vào giáo lý, giáo luật đã tạo cơ sở cho tinh thần “nhập thế”, thực hiện chủ chương tự độ, độ tha, tự giác, giác tha cho thời kỳ về sau đó. Chính tinh thần nhập thế, phá chấp mà Phật giáo luôn đồng hành cùng sự nghiệp khôi phục và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Các thiền sư không chỉ chú trọng giải thoát cho mình khỏi bể khổ, mà vị đời, vị tha còn cứu nạn cho chúng sinh, thực hiện tư tưởng Bồ tát của Phật tổ “ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục”, đã phạm vào sát giới khi cởi bỏ áo cà sa để khoác lên mình tấm áo giáp ra trận giết giặc ngoại xâm, tận trung báo quốc, gương cao ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước, nâng cao nội hàm giải thoát của Phật giáo Đại Việt. Đặc điểm đó từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm cho Phật giáo có tính nhập thế về sau sẽ chủ chương hòa quang đồng trần, sẵn sàng vượt qua khuôn mẫu vi phạm giới luật cấm sát sinh của nhà Phật để vì muôn đời người phải tạo nghiệp sát sinh giặc ngoại xâm vì nghĩa lớn, đã tạo cơ sở nền tảng để Phật giáo thâm nhập sâu vào trong

đời sống chính trị của đất nước đặc biệt sẽ tỏa sáng rực rỡ trong giai đoạn Lý – Trần sau này.

Trong buổi đầu khôi phục lại chủ quyền trong lúc tầng lớp Nho sĩ còn xa lạ với dân tộc độc lập và số lượng thưa thớt thì các thiền sư đã tự ý thức trở thành tầng lớp trí thức dẫn dắt đời sống tinh thần trong xã hội, giúp nhà vua xây dựng mô hình nhà nước phong kiến quân chủ chịu ảnh hưởng màu sắc Phật giáo từ vi thâm sâu. Đồng thời các vị sư cũng sẵn sàng trở thành những cố vấn cho các triều đại phong kiến góp phần vào trong các lĩnh vực : chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng. Vì là tầng lớp trí thức gần dân trong xã hội mà lúc này họ là trù trì trong các ngôi chùa đã trở thành trung tâm văn hóa giáo dục bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Như vậy là Phật giáo thế kỷ X có đặc điểm nổi bật là tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo đã đặt những bước đầu tiên có cơ sở cho tinh thần nhập thế của lịch sử Phật giáo sau này làm giàu cho chủ nghĩa yêu nước.

Nếu như mục đích giáo dục dạy và học của Nho giáo để an bang trị quốc, bình thiên hạ tức là học để làm quan, đem lại vinh hoa phú quý cho gia đình và dòng họ, quê hương. Thì đối với các thiền sư Việt Nam họ cũng rất coi trọng việc học hành, họ nghiên cứu kinh điển Phật giáo đồng thời cũng nghiên cứu cả kinh điển Nho giáo, Đạo giáo để giúp dân giúp nước. Các thiền sư Việt Nam lúc đó nghiên cứu Tam giáo để giải thoát đông đảo chúng sinh khỏi bể khổ. Và khi đã đạt được mục tiêu giải thoát cho chúng sinh thì các thiền sư lại thực hiện theo giáo lý của nhà Phật là: không màng đến danh lợi, những chức tước do nhà vua ban cho để về chuyên tâm tu hành đạo pháp. Chính là giá trị tinh thần siêu việt của Phật tử khi đó tham gia vào hồng trần mà không để bị lây nhiễm bụi tham lợi của hồng trần. Từ thời kỳ đó, đã làm cho hình ảnh của các thiền sư Việt Nam trở nên đáng quý và kính trọng trong mắt các vị vua và nhân dân thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Với quan niệm hòa vào dân tộc nhập thế để tích cực tham gia vào chính trị – xã hội nhưng không

lợi dụng nguồn lực chính trị để mưu danh lợi và củng cố địa vị cho hệ phái, cho riêng mình, Phật giáo thời kỳ này đặt nền tảng để mở ra mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước với Phật giáo, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau, dung dưỡng sự kết hợp hòa hảo giữa tôn giáo và chính trị, mở đường cho mối quan hệ này phát triển lên đỉnh cao ở giai đoạn sau. Họ đã trở thành một tấm gương cho các nhà sư tu hành sau này noi theo và học hỏi để giúp dân, giúp nước.

Hai là, sau 1000 năm chịu sự đô hộ của chính quyền phương Bắc thì khi giành được độc lập một yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải khôi phục và phát triển mới văn hóa dân tộc, để cho phù hợp với yêu cầu điều kiện mới của đất nước. Thời kỳ trước độc lập, nền văn hóa Hán với hệ tư tưởng chủ đạo là Nho giáo đã theo bước chân quân xâm lược vào nước ta. Tiêu biểu và đặc trưng của nền văn hóa Hán chính thống đó là Nho giáo chú trọng tôn trung trật tự kỳ thị văn hóa phương Nam, mà bọn thống trị phong kiến Trung Quốc dùng làm công cụ cai trị và đồng hóa dân tộc ta. Song bởi thế nên ảnh hưởng văn hóa Hán trong thời Bắc Thuộc cũng chỉ đóng khung trong vùng trung tâm Luy Lâu là trị sở của chính quyền, ở các trang trại nhỏ hẹp của quan chức Trung Quốc, phạm vị ảnh hưởng của nó trong toàn xã hội không thể lan rộng sâu đậm. Do vậy yêu cầu đặt ra lúc này là cần phải xây dựng và khôi phục một nền văn hóa mới để nhằm loại bỏ những yếu tố cũ đã không còn phù hợp, lạc hâu và tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán để làm sao cho phù hợp với nền văn hóa bản địa. Đứng trước nhiệm vụ của lịch sử đặt ra đó nó đòi hỏi đội ngũ trí thức Phật giáo trong giai đoạn này ( thiền sư) phải vươn lên đứng ra gánh vác nhiệm vụ trọng trách này. Đóng góp của họ để lại trong nhiều lĩnh vực là rất lớn:

Về văn học: Qua di khảo để cho thấy buổi đầu tự chủ nhờ có các nhà sư thì ngôn ngữ, văn học viết của Việt Nam đã phát triển. Dân tộc ta buổi đầu tiên dùng chữ viết là chữ Hán để đọc theo âm Hán Việt. Trước thời Ngô -Đinh - Tiền Lê đã có những bài văn, bài thơ viết bằng chữ Hán nhưng chưa

nhiều. Đến thời Ngô Quyền đã có bài “Dự đại phá Hoằng Thao chi kế ( Bày kế hoạch đánh tan quân Hoằng Thao) nhưng đây chỉ là bài ghi lại lời nói dưới của bài văn viết. Đến năm 979 sau khi giết em mình là Đinh Hạng Lang, Đinh Liễn đã cho khắc dựng 100 cột kinh Phật bằng đá hình bát giác, khắc đầy bài kinh bằng chữ Hán gồm ba phần: Lạc khoản, kệ và kinh Đà La Ni. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có thơ, kệ của đại sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận,Vạn Hạnh…

Sau đó đến thời Lê Đại Hành có bài thơ Quốc Tộ của Pháp Thuận – đây được coi là bài thơ góp phần khai sinh ra nền văn học viết của Việt Nam

Đóng góp vào lĩnh vực kiến trúc: Trong thế kỷ X buổi đầu dựng nước với đóng góp to lớn cho giang sơn xã tắc mà các nhà sư đã được sự ủng hộ nhiệt tình việc xây dựng kinh đô của triều đình cũng như các công trình của nhân dân Đại Việt trong việc xây dựng và trùng tu các công trình kiến trúc Phật giáo, quy mô, bề thế. Và bước đầu đã tạo dựng cơ sở, đường nét cho việc xây dựng các công trình có giá trị văn hóa của dân tộc cũng như các công trình kiến trúc Phật giáo sau này. Những công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo trong giai đoạn này còn lại đến này phải kể đến những công trình sau:

Chùa Bà Ngô ở Hoa Lư: tương truyền được xây dựng ở đầu thời Đinh. Tấm bia đá thời Nguyễn ở chùa này có ghi : chùa Bà Ngô trong ấp ta là một danh lam ở đô cũ nước Cồ Việt. Qua một nhận xét hết sức sơ lược nhưng ta có thể thấy quy mô hoành tráng của ngôi chùa này. Đồng thời thấy được vai trò của nó trong đời sống tâm linh của người dân.

Chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư hiện nay tuy không còn giữ được dấu vết gì của kiến trúc cổ, nhưng cây cột đá tám mặt cao 4,16m, các bài thần chú Kinh Lăng Nghiêm và các bài kệ dựng năm 995 vẫn còn ở trước chùa có thể thấy được sự tồn tại của ngôi chùa. Chùa Nhất Trụ phải chăng chính là gợi ý mô hình của chùa Một Cột được xây dựng trong thời Lý sau này.

Ngoài ra ở nhiều nơi trong nước cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê như : ở Hải Dương có rất nhiều di tích kiến trúc tôn giáo thời Đinh, thờ các tướng lĩnh và quan trung thần của Đinh Tiên Hoàng, như ở huyện Bình Giang có Đình Bình An, xã Tân Việt thờ Hùng Lĩnh Tráng Trần, ở Thái Bình có miếu Bắc (Đông Sơn, Đông Hưng) thờ các tướng lĩnh giúp vua Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân…

Cho đến ngày nay thì phần lớn những di tích lịch sử về kiến trúc Phật giáo theo năm tháng đã bị hủy hoại hoàn toàn hoặc không còn nguyên vẹn, nhưng vết tích vẫn đủ sức khơi dậy niềm tự hào với văn hóa truyền thống của dân chúng. Chính vì hiện nay ở Ninh Bình đã được nhân dân Ninh Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã ra sức góp công, góp của để phục dựng một lại những công trình kiến trúc của Phật giáo ngày một khang trang đẹp đẽ hơn điển hình là công trình xây dựng Chùa Bái Đính có quy mô lớn nhất Đông Nam Á hiện nay cùng các chùa cận kề.

Ba là, Sau mười thế kỷ chung sống cùng với dân tộc Việt Nam với những thăng trầm giáo lý cao siêu của Phật giáo đã thẩm thấu vào nền văn hóa Việt Nam như nước thấm vào đất nó hỗn dung thẩm thấu vào tâm trí Việt, trở thành suy nghĩ và hành động của người Việt. Do vậy giá trị tinh thần Phật giáo là rất lớn đã có đóng góp to lớn tác động đến lối sống đạo đức tinh thần cuả người Việt là không thể phủ nhận được.

Phật giáo thời kỳ này trước hết ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh tầng lớp vua, quan lại. Như chúng ta đã biết rằng thời Ngô – Đinh – Tiền Lê là giai đoạn xây dựng đất nước, do vậy những ông vua thời kỳ này đều xuất thân là những võ tướng nhưng lại không được đào tạo nhiều về sự nghiệp quản lý đất nước. Do vậy mà khi đứng vào vị trí đứng đầu đất nước sẽ không đáp ứng được, không thể tránh khỏi những suy nghĩ và hành động bạo liệt trái với nhân nghĩa. Như giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận xét: Khách quan nhìn vào các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê thấy các ông vua đều là võ tướng xuất thân ít học, có lẽ

là vô học nữa là khác. Như một số biểu hiện cách cai trị của Đinh Tiên Hoàng thì thật là hung tợn trừng trị tội phàm bằng: Cột đồng đốt nóng, vạc dầu đun sôi… trong khi Phật giáo bên ngoài thì giúp cho triều đình việc bang giao, còn bên trong thì chắc chắn cũng góp phần đem lại những yếu tố tư tưởng nhân ái, từ bi, hỷ xả, thuần hậu cần thiết cho sự trị bình [20, tr229 – 230].

Trong hoàn cảnh như vậy Phật giáo với những giáo lý từ bi hỷ xả của mình thông qua môi giới là vai trò các thiền sư đã có sự tác động đáng kể làm giảm bớt sự dã man, bớt đi tính bạo liệt của các vị vua trong giai đoạn này. Một minh chứng cụ thể đó là Cột Kinh do Đinh Liễn và Vua Lê Đại Hành dựng lên. Chúng ta không thể phủ nhận rằng cột kinh là thể hiện sự sùng đạo nhưng trong chừng mực nào đó, qua nội dung của giáo lý Phật giáo mà cột kinh đã thể hiện tư tưởng xám hối về những tội lỗi của mình đã gây ra và cầu mong linh hồn người chết được siêu thoát góp phần giáo hóa tâm tính con người Việt. Không chỉ như vậy mà những tư tưởng của Phật giáo đã đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước quân chủ phong kiến Phật giáo thân dân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Điều này minh chứng cho không phải ngẫu nhiên mà đến thời đại Lý – Trần lại xuất hiện những ông vua là đệ tử của Phật giáo lại yêu dân như con. Rõ ràng có cơ sở từ Phật giáo đặt nền tảng từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.

Phật giáo ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần tầng lớp nhân dân: Phật giáo góp phần bồi đắp những tư tưởng, đạo đức truyền thống lối sống có văn hóa cho đông đảo quần chúng của dân tộc.

Bốn là, khi đất nước giành được độc lập thì chính Phật giáo cũng xoá bỏ được vị trí thấp, thân phận nô lệ của mình. Đồng thời đã mở ra một vận hội mới tươi sáng để chính Phật giáo vươn mình có sức mạnh đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. Qua đây ta thấy dân tộc độc lập chính là nền tảng để Phật giáo cũng có cơ hội phát triển truyền bá rộng rãi đạo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 83 - 90)