Một số hạn chế của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 90 - 99)

8. Kết cấu của luận vă n

2.3 Ý nghĩa của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê đối với lịch sử Việt

2.3.2 Một số hạn chế của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê

Rõ ràng, Phật giáo Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã có những đóng góp đáng kể vào trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nhưng cũng là sản phẩm của lịch sử, Phật giáo không tránh khỏi những vấn đề tồn tại nhất định. Theo quan điểm của Mácxít cho rằng: Nguồn gốc của sự vận động và phát triển trong xã hội luôn có động lực là từ sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ta áp dụng linh hoạt quan điểm này vào Phật giáo thế kỷ X hoàn toàn đúng. Phật giáo Việt Nam có được điều kiện thuận lợi đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong các phương diện ở thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, bên cạnh những đóng góp tích cực như ở trên thì Phật giáo là sản phẩm thời đại đó nên cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau đây:

Một là, tuy với tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam đã làm cho các nội dung giáo lý của Phật giáo trở thành thân thiết và gần gũi với dân chúng. Các vị thiền sư trở thành những ông Bụt, những vị Bồ Tát cứu nhân độ thế, giúp sức cho triều đình và đất nước. Nhưng Phật giáo là một tôn giáo xuất thế nên lại có khuynh hướng nhập thế nếu vượt quá giới hạn, cũng là con dao hai lưỡi, khi trong quá trình nhập thế thì khó tránh khỏi một số vị thiền sư đã không giữ vững được siêu việt, siêu thoát chân tâm để giác ngộ. Do vậy mà đã có một số những hiện tượng nghịch đạo những nhà sư dựa vào thế lực trần ỷ lại tinh thần nhập thế, mà sa đà vào duyên trần chuộc lợi cho bản thân, làm lu mờ thanh danh siêu thoát, siêu việt của nhà Phật, làm uế tạp cảnh thanh tịnh của nhà chùa. Hạn chế của tinh thần nhập thế trong thực tế thời kỳ này đã biểu thị và sẽ được bộ lộ rõ nét trong cuối thời Lý – Trần trở thành vấn nạn.

Hai là, ngay từ thời kỳ đất nước khôi phục chủ quyền, tuy có buổi đầu Phật giáo đã chưa thể có sự chặt chẽ thống nhất về mặt tổ chức, về giáo luật, giáo lý. Phật tổ từng nói rằng: Chúng sinh có 84 nghìn pháp môn để mà tu hành. Do vậy, mỗi người có thể tùy chọn một con đường khác nhau để tu hành và được giải thoát tự tại. Chính vì vậy mà ngay khi Phật giáo ở thời kỳ

đó ở Việt Nam thì Phật giáo không được củng cố về tổ chức mà tự phát lan truyền vào trong dân một cách thiếu thiết chế, không có tổ chức và hệ thống giáo lý, giáo luật chặt chẽ mà Phật giáo truyền vào một cách tự phát, tản mạn. Cho nên, chúng ta nhận thấy về sau Phật giáo sau thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã không thể hình thành được nền móng một tổ chức tôn giáo hợp nhất có giáo lý, giáo luật hệ thống có sự nhất trí trong cả nước, có sự quy củ chặt chẽ đảm bảo hệ thống không bị rời rạc, khó có sự thống nhất.

Ba là, chính mặt tổ chức do không hợp nhất và chặt chẽ cho nên về sau việc thực hành những giáo lý, giáo lễ là khác nhau giữa các tông phái và các thiền sư thời kỳ này chưa làm được điều này. Chính sự không thống nhất về mặt giáo lý, giáo lễ mà nó là nguyên nhân, là đầu mối nảy sinh những vấn đề tiêu cực của Phật giáo ( hiện tượng bài xích lẫn nhau, một số nhà sư lạm dụng sự phong phú của con đường tu đạo mà làm lợi cho bản thân). Sự thiếu đi tính hệ thống, chặt chẽ về tổ chức, giáo lý, giáo lễ, giáo luật là điểm hạn chế còn ảnh hưởng lâu dài về sau trong tiến trình phát triển Phật giáo Việt Nam.

Bốn là, Phật giáo vốn là một tôn giáo có hệ thống triết học đồ sộ sâu sắc, tuy nhiên khi vào Việt Nam, do yêu cầu trước mắt và đặc điểm tư duy nặng về óc thực tiễn không ham nghiên cứu những vấn đề triết học cao siêu của người Việt. Vì vậy tính triết học của Phật giáo đã bị giảm lược, thậm chí đã bị loại bỏ trong một số tông phái. Do vậy tính triết học của Phật giáo Việt Nam trước, trong và sau giai đoạn đó có tính mờ nhạt.

Tóm lại: Với những ưu và nhược điểm của mình trong thế kỷ X thì Phật giáo phải tự trưởng thành để đảm nhận các sứ mạng mà lịch sử dân tộc đòi hỏi nên đã có những giá trị và bước phát triển mới về chất so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, sau một nghìn năm nhìn lại chúng ta vừa nhận ra những mặt mạnh, tích cực của mình để phát huy hơn nữa ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội. Đồng thời, cũng phải tự nghiêm khắc nhận thấy những hạn chế, khuyết điểm của Phật giáo giai đoạn đó để tự sửa mình.

Chỉ có như vậy thì Phật giáo mới luôn đồng hành cùng dân tộc, là suối nguồn của nền văn hóa Việt, là thành tố quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh nội lực cho dân tộc Việt Nam vượt qua những thử thách cam go của lịch sử và Phật giáo Việt Nam vững vàng trên con đường phát triển của lịch sử Phật giáo thế giới.

KẾT LUẬN

Thế kỷ X bản lề quan trọng với sự thay thế của các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê có thể coi là một thời đại lịch sử quá độ từ ngoại thuộc đến độc lập tự chủ. Những thập kỷ bản lề quan trọng đó đã bước đầu thực hiện được sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền quân chủ và đặt nền móng cho nền văn hóa dân tộc có bản sắc độc đáo. Sự nghiệp đó sẽ được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới trong những thập kỷ tiếp sau trong đó có sự đóng góp to lớn của Phật giáo, đã có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp đó, đây là điều không thể phủ nhận.

Thời gian ba triều đại tuy tồn tại trong lịch sử rất ngắn, nhưng ta không thể nào phủ định công lao to lớn mà ba triều đại này đã làm được cho dân tộc. Đó là đặt những hòn đá tảng để xây dựng và khẳng định được nền độc lập tự chủ cho dân tộc sau 1000 năm Bắc Thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc đó là thời kỳ độc lập – tự chủ và Phật giáo phát triển đóng vai trò là cốt lõi trong tam giáo.

Phật giáo trong thời kỳ này cũng đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, khẳng định được ý chí độc lập, tự cường, tinh thần và ý thức độc lập dân tộc. Lực lượng Phật giáo đã là bộ phận tinh hoa đặt nền móng vững chắc cho những bước phát triển của các triều đại Ngô – Đinh và Tiền Lê, cũng như những giai đoạn phát triển sau này, đặc biệt là giai đoạn Lý – Trần. Cùng với đó thì Phật giáo cũng đã thực sự xác định được chỗ đứng xứng đáng trong xã hội Việt Nam thế kỷ X, để các thế kỷ sau Phật giáo đã trở thành một hệ tư tưởng cốt tủy cho sự phát triển về mọi mặt của nước ta.

Qua các tư liệu của Phật giáo giai đoạn này cho thấy đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê là đồng hành cùng dân tộc, dung thông rộng rãi và định hướng nhập thế dứt khoát thì tôi cũng nhận thấy Phật giáo trong các triều đại này thực sự khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đấu tranh

và bảo vệ đất nước, phát triển văn hóa dân tộc. Trong công trình của mình bước đầu tôi mới chỉ nghiên cứu được một số đặc điểm của Phật giáo dựa trên ba khía cạnh: tinh thần nhập thế của Phật giáo và tinh thần dung thông của Phật giáo và một số giá trị đối với lịch sử Việt Nam. Do vậy công trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Tất cả những vấn đề mà tôi nêu ra trên đây hy vọng sẽ được tiếp tục đi sâu tìm hiểu ở những công trình tiếp theo. Có như vậy mới có cơ sở nhìn nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn được những đóng góp, diện mạo đặc điểm lớn của Phật giáo Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý bổ sung chỉ giáo của các thầy cô và đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Đào Duy Anh (1969), Đất nước Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (1958), Lịch sử Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

3. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

4. Huỳnh Công Bá (2006), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

5. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. Trần Lâm Biền (1989), “Bước đi của ngôi chùa Việt”, Tạp chí Kiến trúc số 2, tr29 – 35.

7. Lê Thanh Bình – Đỗ Thanh Hải (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

8. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

9. Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch tập 1, Nxb Sử học, Hà Nội.

11. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng ( 1999), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

12. Minh Chi (2004), “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 4, tr25 – 36.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2007), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Hồng Dương – Thượng tọa Thích Thọ Lạc (2010), Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 (1983), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Đại Việt sử ký toàn thư toàn tập (2010), Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội 19. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời đại, Nhà xuất bản

TP. Hồ Chí Minh.

20. Trần Văn Giàu (2008), Tổng tập, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Trần Văn Giáp (2000), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, (Tuệ Sỹ dịch), Nxb Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh.

22. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hội thảo khoa học quốc tế: Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập.

23. Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt – lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội

24. Trần Thị Hạnh (2012), Nội dung cơ bản của triết học Phật giáo thời Lý, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách Khoa.

26. Nguyễn Duy Hinh (2004), Một số bài viết về Tôn giáo học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Duy Hinh (1986), “Hệ tư tưởng Lý”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1.

28. Nguyễn Duy Hinh – Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa.

29. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

30. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng ở Thăng Long Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

31. Đỗ Quang Hưng (2011), Tham luận “Phật giáo và chính trị đầu kỷ nguyên độc lập – tiếp cận từ luận điểm của M.Weber, Trường ĐHKHXH&NV HN – ĐHQG Hà Nội.

32. Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, NxbTổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.

33. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Lang (2011), Việt Nam Phật giáo sử luận tập I- II III, Nxb Văn học, Hà Nội.

35. Phan Huy Lê ( chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

36. Nguyễn Công Lý (2002), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần. Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Công Lý, (2010), Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt, (Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

38. Thích Thanh Nghiêm (1995), Lịch sử Phật giáo Thế giới, Nxb Hà Nội. 39. Nguyễn Quang Ngọc (2002), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo

40. Nguyễn Danh Phiệt (2002), Lịch sử Việt Nam từ X- XV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Gia Phú (1996), Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam, Nxb Đại học Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.

42. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Luận Văn Thạc sỹ, Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý – Trần (1009-1400),

Khoa Triết Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.

43.Nguyễn Thị Toan (2002), “Phật giáo và chính trị”, Tạp chí nghiên cứu Phật học.

44. Bồ Đề Tân Thanh (2012), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981, Nxb Văn học, Hà Nội.

45. Nguyễn Tài Thư - chủ biên (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Nguyễn Tài Thư (1984), Lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

49. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

50. Hoàng Thị Thơ (2010), “Phật giáo với trách nhiệm dân tộc trong lịch sử và hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2.

51. Đoàn Thăng (dịch), Thiền Uyển tập anh ngữ lục, Tư liệu Viện Văn học. 52. Phạm Hồng Tung (2008), Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn

văn hóa chính trị, Nxb Văn học, Hà Nội.

54.Từ điển Tôn giáo (2002), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

55.UBKHXH, Viện Triết học, Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hà Nội.

56.Viện Sử học (1981), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

58. Viện Thông tin khoa học, Bộ môn Khoa học về tín ngưỡng tôn giáo (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nôi.

59. Hoàng Tân Xuyên (2012), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

60. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

61. Nguyễn Hữu Vui ( 2002 ), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của phật giáo thời ngô đinh tiền lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử việt nam (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)