CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 30)

1.1.Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm công cụ

1.1.1.1. Nhận thức

Theo Đại từ điển tiếng việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa thông tin, 1998), nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy.

Theo nghĩa triết học, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã hội và không thể tách rời với thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thành khái niệm về hiện tượng thực tế giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích luỹ tri thức, tích luỹ kinh nghiệm từ đó cải tạo thế giới.

Như vậy, nhận thức là sự phản biện biện chứng thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiện thực làm cho hiện thực chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thức chính là quá trình con người làm phong phú thêm tri thức bằng những tri thức mới.

Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thức khách quan.

Chủ thể nhận thức là con người, trong tính hiện thực của nó, mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con người với tư cách là chủ thể nhận thức, nhận thức của con người bị chi phối bởi các yếu tố sau:

 Nhu cầu lợi ích: mỗi cá nhân, nhóm người đều có những nhu cầu lợi ích nhất định.

 Truyền thống văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau được phản ánh khác nhau ở những người khác nhau.

 Các tri thức của thế hệ trước để lại đối với tong cá nhân có sự kế thừa hay bác bỏ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của họ.

 Đặc điểm tâm sinh lý của từng người: Vì chủ thể nhận thức là con người nên phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh học di truyền, bẩm sinh.  Trình độ phát triển cụ thể của mỗi cá nhân về mặt sinh học.

Khách thể nhận thức: Là đối tượng mà nhận thức hướng vào, khách thể nhận thức không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thức không những chỉ hướng vào thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần.

Khách thể nhận thức của nghiên cứu này là bạo lực học đường trong trường THPT.

Trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, đó là cảm giác, tri giác, trong đó con người nhận biết được những cái bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động tới giác quan của con người; mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, còn gọi là quá trình tư duy, con người nắm được bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật, bản chất của sự vật hiện tượng. Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người.

Nghiên cứu này vận dụng những lý thuyết trên để tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh THPT về bạo lực học đường và từ đó dẫn đến hiểu được thái độ

cũng như là xu hướng hành vi của học sinh THPT đối với hiện tượng bạo lực trong học đường hiện nay.

1.1.1.2. Thái độ

Trong từ điển tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”.

Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.

Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế-thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”.

Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”.

Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản ứng của con người tới đối tượng có liên quan.

Từ những định nghĩa trên đây, nghiên cứu này muốn tìm hiểu quan điểm của học sinh THPT về bạo lực học đường, đó là sự ủng hộ, khẳng định hay sự thờ ơ, phủ định của học sinh đối với hiện tượng bạo lực trong trường học.

1.1.1.3. Hành vi

Theo từ điển tiếng Việt thì hành vi là “phản ứng của con người hoặc động vật do tác động của cơ thể với môi trường xung quanh”.

Theo quan điểm của Thuyết hành vi thì hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể.

Ở nghiên cứu này, hành vi được hiểu là những hành động diễn ra trên thực tế phản ánh mức độ hiểu biết và thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực xảy ra trong học đường.

Nhận thức, thái độ và hành vi là một quá trình liên hệ logic với nhau. Bằng việc nghiên cứu từ quá trình nhận thức, đến thái độ và cuối cùng là hành vi đối với vấn đề bạo lực học đường, chúng ta có thể nắm một cách tổng thể vấn đề bạo lực học đường đang xảy ra trong nhà trường THPT hiện nay, đặc biệt là trên khía cạnh từ chính các em học sinh, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm phòng tránh tình trạng bạo lực học đường.

1.1.1.4. Bạo lực

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở, bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.

Theo đại từ điển tiếng việt, bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền.

Tuy nhiên không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều có mục đích lật đổ. Trong cuộc sống thường ngày, con người có thể dùng bạo lực vì rất nhiều lý do khác nhau.

Bạo lực không chỉ dừng lại ở việc dùng sức mạnh thể chất mà còn thể hiện về mặt tinh thần. Trong cuốn “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS Vũ Mạnh Lợi cho rằng bạo lực là những hành động có tính thỉnh thoảng gây ra tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, bạo lực là “Việc cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc một nhóm người, cộng đồng, dẫn đến hậu quả hoặc nguy cơ dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc gây ra các tổn hại khác” [22].

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 1996) hành vi bạo lực là hành vi cố ý dùng sức mạnh thể chất hoặc uy quyền để đe dọa hoặc thực hiện hành vi chống lại bản thân, người khác hoặc một nhóm người hay một cộng đồng, làm gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra mất mát.

Năm 1996 khi bản nghị quyết WHA 49.25 tuyên bố bạo lực là một vấn đề quan trọng của y tế công cộng toàn thế giới, cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới đã kêu gọi tổ chức y tế thế giới phải hệ thống hóa các hình thức của bạo lực bằng cách phân loại và mô tả rõ đặc điểm của từng loại bạo lực cùng với mối liên kết giữa chúng. Tổ chức Y tế thế giới đã chia bạo lực ra làm 3 lĩnh vực chính tùy thuộc vào đặc điểm hành động của bạo lực.

Bạo lực cá nhân: Bạo lực cá nhân được chia làm 2 loại chính là hành vi tự sát và tự hành hạ bản thân. Loại thứ nhất bao gồm các hành vi nghĩ đến tự sát, cố gắng tự sát nhưng chưa thành và tự sát thành công. Loại thứ hai là các hành động tự hành hạ bản thân.

Bạo lực tập thể, gồm 2 loại:

Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục: Hình thức bạo lực này rất phổ biến giữa các thành viên trong gia đình, với đối tác quan hệ tình dục và thường xảy ra trong nhà. Loại bạo lực này bao gồm các hình thức như lạm dụng trẻ em, bạo lực tình dục, hành hạ người cao tuổi...

Bạo lực cộng đồng: Đây là kiểu bạo lực xảy ra giữa các cá nhân không có mối quan hệ ruột thịt, họ có thể quen biết nhau hoặc không quen biết nhau trước đây. Kiểu bạo lực này thường xảy ra ở ngoài cộng đồng; bao gồm bạo lực ở giới trẻ, các hành động bạo lực ngẫu hứng, hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục và các hành động bạo lực xảy ra tại các cơ quan như trường học, công sở, nhà tù...

Bạo lực chung

Bạo lực này chia làm 3 loại là bạo lực xã hội, bạo lực chính trị và bạo lực kinh tế. Không giống với 2 loại bạo lực ở trên, các loại bạo lực này thường có động cơ rõ ràng bởi số lượng lớn các cá nhân hoặc của một tổ chức nào đó. Chính vì hành động bạo lực này gây ra bởi nhiều cá nhân nên hình thức và diễn biến vô cùng phức tạp.

Theo từ điển xã hội học của Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorff, bạo lực là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên – dưới một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế.

Dưới góc nhìn xã hội học, bạo lực được coi là một hiện tượng xã hội, là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất như vậy, bạo lực cũng có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, hành hạ về mặt thể xác nhưng cũng có thể là trấn áp, đe

1.1.1.5. Bạo lực học đường

Hành vi bạo lực học đường là một phần của hành vi bạo lực, dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường.

Các hành vi bạo lực học đường thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những mức độ khác nhau, từ lời nói, cử chỉ mang tính miệt thị, đe dọa, gây tổn thương tình cảm đến những hành vi sử dụng vũ khi gây thương tích cơ thể, thậm chí đến tử vong. Ở nghiên cứ này tôi tập trung nghiên cứu vào hình thức bạo lực về mặt tinh thần và bạo lực về thể chất.

Bạo lực về mặt tinh thần: là sự xúc phạm nhân phẩm như: chửi rủa, đe dọa, cô lập, khống chế gây nên sự sợ hãi, đau đớn về tinh thần,…

Bạo lực về mặt thể chất: là hành vi sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể, gây đau đớn hoặc thương tích cho người bị hại.

1.1.2. Phương pháp luận

Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Đây là cơ sở phương pháp luận có tính nguyên tắc. Trên cơ sở đó trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu bản thân sự vật, hiện tượng như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán chủ quan, các kết luận phải được phản ánh từ thực tế.

- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển: Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự tồn tại của sự vật trong một

- Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta phải đặt hiện tượng bạo lực trong học đường trong bối cảnh nền kinh tế -xã hội nước ta hiện nay; trong điều kiện Nhà nước đang tăng cường hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường thông tin đại chúng và các hình thức tác động khác nhằm ngăn ngừa bạo lực học đường.

1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học

1.1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội (M. Weber)

Các lý thuyết về hành động xã hội có nguồn gốc từ Pareto, M. Weber, F.Zaniecki, G.Mead, T.Parsons và các nhà xã hội học khác. Các ông đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở mối quan hệ của đời sống xã hội và con người.

Theo Weber, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ bên trong” của chủ thể như là nguyên nhân của hành động. Và cái “ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là những hoạt động có ý thức, chủ thể hiểu được mình thể hiện hành động gì và sẽ thực hịên nó như thế nào khác hẳn với những bản năng sinh học. Hành động xã hội được Weber tổng quát định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó có tính đến hành vi của người khác và vì vậy có định hướng tới người khác trong đường lối, quá trình của nó. Như vậy, hành động xã hội thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Hành động xã hội có những đặc trưng sau:

- Có sự tham gia của yếu tố ý thức

- Là hành động hướng đến người khác

- Phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, môi trường của hành động. Weber phân loại hành động xã hội thành bốn loại như sau:

Thứ nhất, hành động hợp lý so với một mục đích là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất (Ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế).

Thứ hai, hành động hợp lý so với một giá trị là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý như hành vi tín ngưỡng…

Thứ ba, hành động duy cảm (xúc cảm) là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động như hành động của đám đông quá khích, hành động do tức giận gây ra…

Thứ tư, hành động truyền thống là loại hành động tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Nhìn từ góc độ lý thuyết của Max Weber ta thấy những hành vi bạo lực học đường là những hành động xã hội. Những hành vi đó khi thực hiện mang định hướng hành vi của người khác. Đó là sự định hướng tiêu cực, tác động xấu đến tình cảm, tâm lý, và các hành vi chuẩn mực của các em học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)