Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 83 - 105)

22.5

20 22.5

27

8

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Hằng ngày

em cho biết bố mẹ thường xuyên hỏi thăm, quan tâm đến các em, 8% cho biết là bố mẹ hỏi thăm hằng ngày.Tuy nhiên, còn lại là những kết quả thỉnh thoảng, hiếm khi và tỉ lệ bố mẹ không bao giờ quan tâm đến lấn lượt là 22,5%; 20% và 22,5%. Điều này cho thấy, cha mẹ chưa thực sự dành nhiều thời gian cho con cái của mình, một số cho rằng chỉ cần đảm bảo đủ kinh tế cho con cái là đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế con cái cần nhiều hơn ở cha mẹ. Nhiều khi gặp những vấn đề khó khăn, các em không lựa chọn tâm sự, hỏi ý kiến cha mẹ và thay vào đó là tự mình đương đầu với nó trong giới hạn nhận thức nhất định của mình.

Một số phân tích trên đây cho thấy giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, định hướng hành vi cho các em học sinh, nhất là các em đang trong độ tuổi vị thành niên - độ tuổi có nhiều thay đổi nhất về đời sống tâm lý tình cảm rất cần có cha mẹ ở bên.

2.3.4.2. Nhà trường

Trường học là môi trường xã hội hóa quan trọng trong cuộc đời của một con người. Ngoài việc cung cấp những kiến thức văn hóa cơ bản, nhà trường còn trang bị cho học sinh cả những kiến thức khác cho việc hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên hiện nay môi trường trường học đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực ở các trường học xảy ra nhiều nơi, thậm chí có những nơi đã để lại hậu quả đáng tiếc. Vậy tại sao hiện nay trường học lại để xảy ra tình trạng bạo lực như vậy?

Đầu tiên cần phải kể đến đó là chương trình học trong nhà trường phổ thông. Môn giáo dục công dân được coi là môn giáo dục đạo đức, giúp hình thành phát triển nhân cách cho các em học sinh. Tuy nhiên, chương trình học môn này còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên trong các

chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa chưa thực sự lôi cuốn, thu hút sự tham gia của học sinh. Hình thức giáo dục mới chỉ ở diện đại trà, nội dung mang tính chung chung, chưa chú ý đến sự tiếp thu phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, chưa có sự chú ý đến đối tượng cá biệt. Ngoài ra cũng phải kể đến một thực trạng là hiện nay nhà trường phổ thông thường thiếu quỹ đất, cơ sở vật chất dành cho hoạt động vui chơi lành mạnh của học sinh, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các em học sinh có thể sa đà vào những hoạt động không lành mạnh.

“Em thấy chương trình học cho học sinh hiện nay thật sự rất nặng, đặc biệt đối với những năm cuối cấp gần như bọn em rất căng thẳng. Ngoài việc tập trung vào những môn trọng điểm để thi đại học, bọn em vẫn phải học các bạn khác để làm sao không học lệch, đảm bảo kết quả học tập. Thời khóa biểu một ngày là sáng học ở trường, chiều học thêm ở trường, tối học phụ đạo. Không học thì sợ không đỗ đại học mà học thì áp lực vô cùng. Mọi người bảo phải cân bằng, phải tham gia các hoạt động thể dục thể thao…tuy nhiên bọn em làm gì có thời gian để theo đuổi những thứ như thế chứ. Chắc có lẽ phải để sau khi đỗ được đại học thì mới làm gì thì làm” (Nữ, lớp 12, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Tiếp theo cũng cần phải đề cập đến là công tác quản lý của nhà trường. Trong một cuộc hội thảo về giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau năm 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các đại biểu cho biết, hiện nay nhiều nhà trường chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh còn chưa sâu sắc dẫn đến tình trạng chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết tham gia công tác này. Một số nhà trường còn buông lỏng quản lý, không kiểm soát được tình trạng học sinh bỏ học, trốn học đi chơi…Mối quan hệ giữa thầy - trò không còn mật thiết

như trước kia. Sự liên hệ giữa giáo viên và gia đình đơn thuần là vấn đề học tập, thi cử. Ngoài ra, nhà trường cũng chỉ có thể quan tâm đến học sinh đơn thuần ở mặt địa lý, tức là quản lý học sinh trên địa bàn trường, phát hiện được những hành vi bạo lực trên địa bàn trường nhưng không thể quản lý học sinh ở ngoài địa bàn trường. Chính điểm thiếu sót này dẫn đến nhiều học sinh phải đối mặt với nguy cơ bạo lực học ở ngoài nhà trường. Những trường hợp như thế này gần như nhà trường không phát hiện được và vai trò của nhà trường chưa thực sự tỏ ra hiệu quả trong việc bảo vệ học sinh trước những nguy hiểm của cuộc sống.

Ngoài ra, cũng phải đề cập đến cách xử lý của nhà trường đối với những học sinh có hành vi bạo lực. Phần lớn các em học sinh được hỏi đều cho rằng những biện pháp xử lý của trường không đủ sức răn đe các bạn có hành vi bạo lực, đa phần là biện pháp cảnh cáo, viết bản kiểm điểm, phạt trực nhật….những biện pháp này không thể làm thay đổi suy nghĩ của những bạn phạm lỗi. Ngoài ra, cũng phải nói rằng, việc để xảy ra hiện tượng bạo lực hay còn gọi là việc học sinh đánh nhau trong trường là không tốt, ảnh hưởng đến việc thi đua của trường. Vì vậy, nhà trường thường lựa chọn phương án là xử lý nhanh gọn những vụ ẩu đả, đánh nhau. Chính việc này dẫn đến tình trạng bạo lực chưa thể dứt điểm ở trong nhà trường phổ thông.

2.3.4.3. Phương tiện truyền thông đại chúng

Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nó đem lại cho con người những thông tin nhanh chóng nhất về mọi mặt của đời sống xã hội. Những thông tin mà các phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức và hình thành nhân cách của con người.

thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng khó có thể cưỡng lại được. Ngoài tác dụng giải trí của các chương trình thì chiếm một phần không nhỏ các phương tiện truyền thông mà các tiếp nhận bao gồm cả những cảnh chết chóc, bạo lực, giết người, ám ảnh và tàn sát.

“Em thấy học sinh xô xát nhau là chuyện thường mà, ở trên TV, trên internet còn có nhiều vụ khủng khiếp hơn cơ” (Nữ, lớp 10, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Việc phổ cập internet và cơ hội tiếp cận thông tin rộng ở một khái cạnh nào đó đem lại những mặt tiêu cực, làm ảnh hưởng đến nhận thức và quan điểm sống của các em học sinh đang trong độ tuổi hoàn thiện nhân cách. Chúng dễ dàng cho rằng đa số những vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết bằng phương thức bạo lực. Có thể nói, quá trình trưởng thành, phát triển nhân cách của trẻ chịu sự tác động của truyền thông bạo lực theo những xu hướng sau: một số trẻ có xu hướng giảm bớt tính bạo lực cá nhân, số khác lại bắt chước và gia tăng nhiều hơn những hành vi bạo lực trong cuộc sống mà trong đó phải nói đến cả những đứa trẻ vốn bẩm sinh có bản năng gây hấn từ trước.

Ngoài ra, hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các em có thể dễ dàng ghi âm, chụp ảnh, quay video những hành vi bạo lực dễ dàng. Thuận tiện hơn nữa, với sự phát triển của các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, các em có thể nhanh chóng truyền tải những hình ảnh, đoạn clip trên lên internet nhanh chóng và kịp thời.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin bên cạnh những mặt tích cực cũng đem lại những mặt tiêu cực cho xã hội. Giới trẻ ngày nay không còn lạ lẫm với những trò giải trí trên internet. Một bộ phận thanh thiếu niên,

trong đó có những em đang trong độ tuổi học sinh trung học phổ thông nghiện các trò chơi điện tử trên internet. Đã có nhiều trường hợp các em trốn học, bỏ học, lấy trộm tiền của bạn, của bố mẹ để đi chơi điện tử. Những bộ phim, những trò chơi điện tử mang tính bạo lực hay việc đưa tin tràn lan, cụ thể và chi tiết các thông tin về bạo lực học đường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến tính cách của một bộ phận thanh thiếu niên.

Qua những phân tích trên đây cho thấy, các yếu tố gia đình, nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng có tác động rất lớn đến hành vi bạo lực ở học sinh. Hành vi bạo lực ở một dạng nào đó là sự rối loạn chức năng, rối loạn tâm lý do sự phát triển về tâm sinh lý độ tuổi vị thành viên cộng với những bất ổn trong mối quan hệ với gia đình, những áp lực học tập trong nhà trường hay sự tràn ngập thông tin về bạo lực trên các phương tiện thông tin đại chúng…Những vấn đề trên có thể góp phần gây ra hành vi bạo lực ở các em học sinh THPT.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra những bằng chứng thực tế để chứng minh những giả thuyết đã đặt ra.

1.1. Nhận thức về bạo lực học đường

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các em học sinh hai trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh đều biết đến vấn đề bạo lực trong trường học hiện nay. Tuy nhiên, nhận thức của các em về vấn đề này chưa đầy đủ. Đa số các em được hỏi đều cho rằng bạo lực học đường gắn liền với bạo lực về thể chất mà chưa nhận thức được bạo lực tinh thần mới thực sự là vấn đề các em hay gặp phải. Đối tượng của bạo lực khá đa dạng, không chỉ diễn ra giữa các bạn học sinh trong cùng lớp, cùng trường mà còn xảy ra với các nhóm ngoài trường. Thầy cô giáo là đối tượng đặc biệt, vừa là chủ thể vừa là nạn nhận của vấn đề bạo lực trong học đường. Điều này cho thấy sự xuất hiện bạo lực trong học đường không chỉ gây nguy hại, đe dọa đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần của học sinh mà còn có tác động đến các thầy cô giáo.

Về nguyên nhân của bạo lực học đường, các em học sinh đã chỉ ra có thể là nguyên nhân trực tiếp nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi bạo lực hoặc những nguyên nhân gián tiếp về phía cá nhân như tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình, tác động của phương tiện truyền thông. Kết quả điều tra cho thấy, hai nguyên nhân được các em lựa chọn nhiều nhất đó là do chứng kiến các vụ bạo lực ở gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin và thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Bên cạnh đó cũng cần phải nhấn mạnh một vấn đề là nhận thức và hành vi của các em rất dễ bị tác động bởi những vụ bạo lực thực tế trong cuộc sống và đặc biệt là sức mạnh

đường và cập nhật cụ thể các hành vi bạo lực một mặt nhằm cung cấp thông tin cho người dân nhưng mặt khác đã có những tác động tiêu cực đến nhận thức của các em học sinh THPT – những em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, chưa có lập trường, chính kiến vững vàng để có thể nhận biết được chính xác đúng sai của hành động.

Về những nhận biết của các em về hậu quả của bạo lực, các em học sinh mới chỉ nhận biết được những hậu quả tức thời, nhìn thấy ngay được như bị thương tích trên cơ thể, bị kỷ luật, kết quả học tập không tốt... còn những hậu quả mang tính lâu dài, hậu quả về mặt tinh thần như trầm cảm, lo lắng, và nhiều vấn đề tâm lý khác chưa được các em nhận biết đến nhiều.

Trên cơ sở những nhận thức về khái niệm, hình thức, đối tượng và nguyên nhân của bạo lực học đường, các em cũng đưa ra những lựa chọn của bản thân để phòng tránh bạo lực học đường xảy ra với mình. Thực tế cho thấy, các em đã có những giải pháp mang tính tích cực như tìm nguyên nhân để giải quyết mâu thuẫn, nhờ sự giúp đỡ của người thân... Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng vẫn còn một số ít học sinh lựa chọn phương pháp đối đầu. Ngoài ra, các em cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động lành mạnh để giáo dục nhận thức, thu hút sự tham gia của các em tránh sa đà vào những hoạt động không lành mạnh, có nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực.

1.2. Thái độ về bạo lực học đường

Phần lớn các em học sinh hai trường THPT Lương Ngọc Quyến và Dương Tự Minh có thái độ không ủng hộ bạo lực học đường. Các em nhận định rằng bạo lực không phải là cách giải quyết của học sinh ngày nay và nếu sử dụng bạo lực thì sẽ làm tình hình trở nên căng thẳng. Nhận định này có sự khác biệt giữa các bạn nam và các bạn nữ. Tỉ lệ các bạn nữ không ủng hộ bạo

phận các em cho rằng không phải tất cả bạo lực là mang nghĩa tiêu cực. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng có nguồn gốc xuất phát từ thực trạng bị bắt nạt, bị xúc phạm quá đáng.

1.3. Hành vi bạo lực học đường

Trên địa bàn khảo sát tồn tại bạo lực học đường ở cả hai hình thức là bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần. Bạo lực không chỉ dành riêng cho các bạn nam mà các bạn nữ cũng có những hành vi bạo lực. Bạo lực có thể xảy ra trực tiếp mặt đối mặt hoặc thông qua các phương tiện khác như tin nhắn điện thoại hoặc qua các trang mạng xã hội (chủ yếu là facebook). Đối tượng của hành vi bạo lực bao gồm giữa học sinh với học sinh và còn giữa học sinh với thầy giáo và ngược lại.

Nghiên cứu cũng nhận diện các đối tượng liên quan đến hành vi bạo lực gồm chủ thể gây ra hành vi bạo lực và nạn nhân của hành vi bạo lực.

Về chủ thể gây ra hành vi bạo lực, tỉ lệ các bạn học sinh nam gây ra bạo lực nhiều hơn các bạn học sinh nữ và tập trung nhiều vào những bạn có học lực trung bình và những bạn có bố mẹ làm những công việc không ổn định hoặc kinh doanh buôn bán không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái. Tuy nhiên, hành vi bạo lực cũng không có loại trừ với bất cứ đối tượng nào, nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực được gây ra bởi các bạn nữ hoặc những bạn xuất thân từ gia đình cán bộ, công chức. Ngoài ra, cũng có mối liên hệ giữa những bạn gây ra bạo lực với thói quen hút thuốc lá và uống rượu.

Trước tình trạng bạo lực học đường đang xảy ra ngày càng nhiều như hiện nay, nạn nhân của bạo lực học đường có thể là bất kỳ ai, dù là nam hay nữ, kết quả học tập hay hoàn cảnh gia đình. Do đó, trước vấn đề này gia đình,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 83 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)