Nghề nghiệp của bố mẹ chủ thể gây ra bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 75)

Gây ra bạo lực

Nghề nghiệp của bố

Không ổn định 53,1 Kinh doanh buôn bán 21,9 Công chức, viên chức nhà nước 9,4

Khác 15,6

Nghề nghiệp của mẹ

Không ổn định 43,8 Kinh doanh buôn bán 25,0 Công chức, viên chức nhà nước 12,4

Khác 18,8

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số các em có hành vi bạo lực, phần nhiều bố mẹ các em có nghề nghiệp không ổn định, tiếp theo là kinh doanh buôn bán và cuối cùng là cán bộ, viên chức nhà nước. Như vậy, số liệu này cho thấy không phải gia đình nào có hoàn cảnh cán bộ công chức nhà nước thì con cái sẽ không có hành vi bạo lực. Để góp phần minh chứng cho nhận định rút ra từ kết quả khảo sát, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu một số em có hành vi bạo lực như sau:

“Bố mẹ em đều là cán bộ, công chức nhà nước nhưng đã bỏ nhau được một năm rồi. Trước khi bỏ nhau bố mẹ rất hay cãi nhau mà tâm lý con cái không bao giờ muốn bố mẹ cãi nhau cả. Việc này diễn ra nhiều lần nên em thấy chán nản, chán học, chán mọi thứ. Đến khi bố mẹ em ly dị thì mỗi người một nơi, em ở với mẹ tuy nhiên ai cũng có công việc của mình, không quan tâm đến em, em thích làm gì thì làm” (Nam, lớp 11, trường THPT Dương Tự Minh).

Hay một ví dụ khác là trường hợp ngược lại, cũng có bố mẹ là cán bộ, công chức nhà nước nhưng lại được bố mẹ quan tâm quá mức.

“Nhà em có truyền thống gia đình gia giáo, bố mẹ em đều làm nhà nước, em lại là cháu đích tôn trong gia đình nên mọi quan tâm đều đổ dồn về em. Mọi người lúc nào cũng đặt yêu cầu rất cao, nào phải ngoan, nào phải học giỏi, nào phải đỗ đại học. Thực sự nhiều lúc em thấy mệt mỏi về những thứ áp lực này” (Nữ, lớp 10, trường THPT Dương Tự Minh).

Qua một số phân tích trên cho thấy tỉ lệ các bạn học sinh nam gây ra bạo lực nhiều hơn các bạn học sinh nữ và tập trung nhiều vào những bạn có học lực trung bình và những bạn có bố mẹ làm những công việc không ổn định hoặc kinh doanh buôn bán không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái. Tuy nhiên, hành vi bạo lực cũng không có loại trừ với bất cứ đối tượng nào, nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực được gây ra bởi các bạn nữ hoặc những bạn xuất thân từ gia đình cán bộ, công chức. Ngoài ra, cũng có mối liên hệ giữa những bạn gây ra bạo lực với thói quen hút thuốc lá và uống rượu.

2.3.2.2. Nạn nhân của hành vi bạo lực

Như phân tích ở phần trên, tại 2 trường THPT có các em học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường bao gồm cả hai hình thức là bạo lực về tinh thần và thể chất. 41 em chiếm 20,5% cho biết đã từng bị đe dọa bằng lời nói và 15 em chiếm tỉ lệ 7,5% đã từng bị tấn công bằng vũ lực trong năm học vừa qua. Qua số liệu có thể nhận thấy tỉ lệ học sinh bị đe dọa bằng lời nói gần gấp 3 lần tỉ học sinh bị tấn công bằng vũ lực. Thực ra, bạo lực bằng tinh thần có nhiều cấp độ khác nhau, có thể là việc mắng chửi, nói xấu, chế giễu, bắt nạt, đe dọa... Nhiều khi các em cho rằng đó là những việc bình thường xảy ra trong mối quan hệ giữa các bạn học, không nhận thức được đó là một trong những hình thức bạo lực. Một số em coi một số hành vi này chỉ là trêu đùa giữa bạn bè, chứ không mang ý nghĩa bắt nạt. Do vậy, trên thực tế tỉ lệ này

“Em thấy bạn áy khá ngố và hiền, mỗi lần trêu bạn ấy bạn ấy thường không phản ứng gì mạnh, mặt thì đỏ bừng lên, vì vậy không những em mà các bạn khác cũng thích trêu chọc, đùa cợt với bạn ấy. Bọn em không có ý gì cả, chỉ cho vui thôi mà” (Nam, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh).

Để nhận diện một số đặc điểm của nạn nhân của bạo lực học đường, nghiên cứu muốn tìm hiểu mối tương quan giữa đối tượng này với một số yếu tố liên quan đến cá nhân như: giới tính, học lực, trường, nghề nghiệp của cha mẹ. Kết quả như sau:

Bảng 2.12: Một số đặc điểm cá nhân của nạn nhân hành vi bạo lực (%)

Hình thức

Bị đe dọa bằng lời nói Bị tấn công bằng vũ lực

Theo giới tính Nam 56,1 33,3 Nữ 43,9 66,7 Theo trường THPT Dương Tự Minh 53,7 73,3 THPT Lương Ngọc Quyến 46,3 26,7 Học lực Trung bình 41,5 46,7 Khá 56,1 20,0 Giỏi 2,4 33,3

Về giới tính, tỉ lệ các bạn học sinh nam bị bạo lực về lời nói cao hơn các bạn học sinh nữ. Đối với những cuộc tấn công bằng vũ lực thì kết quả lại ngược lại, tỉ lệ này ở các bạn nữ cao gấp đôi so với các bạn nam. Để tìm hiểu

cụ thể hơn về vấn đề này, nghiên cứu đã lấy thông tin thêm qua phỏng vấn sâu đối tượng như sau:

“Mình đã từng bị một bạn nữ gây sự với mình và cuối cùng là xông vào cào, cấu, giật tóc chỉ vì bạn ấy nghi mình đi chơi với người yêu của bạn ấy”

(Nữ, lớp 10, trường THPT Dương Tự Minh).

“ Những cuộc đánh nhau của các bạn nữ thường xảy ra giữa một nhóm bạn muốn xử lý hoặc rằn mặt một bạn gái khác vì những lý do như bạn này học giỏi hơn, xinh hơn, được mọi người yêu quý hơn các bạn kia hoặc những vấn đề liên quan đến tình yêu” (Nam, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Thực tế, một số nghiên cứu trong nước trong thời gian vừa qua cũng chỉ ra rằng bạo lực giữa các nữ sinh ngày càng tăng lên. Một nghiên cứu của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh năm 2008 về hành vi bạo lực của nữ sinh trung học tại hai trường TH PT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.

Về học lực, số liệu cho thấy ở bất kỳ học lực nào, trung bình, khá hay giỏi đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Em thấy không phải bạo lực chỉ xảy ra với các bạn học sinh trung bình, yếu kém mà còn diễn ra đối với cả những bạn học khá giỏi. Nhiều khi các bạn ấy cũng bị đe dọa, bị gây sự đánh vì bạn ấy không nhắc bài hoặc không cho các bạn khác chép bài”. Một bạn nữ khác cho biết ” Trong đợt thi học kỳ năm ngoái, một bạn gái ngồi cạnh em đòi nhìn bài của em nhưng với thái độ rất không biết điều. Bình thường em cũng không quá là khó tính không nhắc bài cho ai nhưng em chỉ có thể hướng dẫn thôi chứ không thể nào cho bạn ấy chép cả bài của mình đường. Nhưng với bạn này thì em không thích bạn ấy nên từ chối. Sau khi rời khỏi phòng thi, bạn ấy kéo thêm 2 bạn nữa đến gây sự và dằn mặt em, thậm

Qua một số phân tích trên đây có thể thấy, trước tình trạng bạo lực học đường đang xảy ra ngày càng nhiều như hiện nay, nạn nhân của bạo lực học đường có thể là bất kỳ ai, dù là nam hay nữ, học giỏi hay không. Do đó, trước vấn đề này gia đình, nhà trường và xã hội cần có giải pháp để giúp các em tránh được bạo lực đến với mình.

2.3.3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

2.3.3.1. Nguyên nhân

Trên cơ sở nhận dạng một số đặc điểm của hành vi bạo lực học đường, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của những hành vi này để từ đó có thể rút ra những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong nhà trường.

Biểu 2.3: Nguyên nhân gây ra bạo lực (%)

9.4 22 33.3 12.5 36.6 20 9.4 9.8 6.7 21.9 19.5 46.7 6.3 12.1 13.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Đã tham gia vào ẩu đả Bị đe dọa bằng lời nói Bị tấn công bằng vũ lực

Hiểu nhầm Ghen tuông Nói xấu Trả thù Khác

Qua điều tra cho thấy, nguyên nhân gây ra các hành vi bạo lực học đường khá đa dạng. Nghiên cứu mới chỉ đưa ra 4 dạng nguyên nhân là nhầm lẫn, ghen tuông, đặt chuyện nói xấu và trả thù. Ngoài ra, khi phỏng vấn sâu các em còn cho biết một số nguyên nhân khác. Như vậy có thể thấy ở cả 3

hình thức của bạo lực gồm những em đã từng tham gia ẩu đả, những em là nạn nhân của bạo lực về lời nói và bạo lực về thể chất đều có những nguyên nhân mà nghiên cứu đưa ra.

Nhìn vào đặc trưng của từng hình thức bạo lực cho thấy ở đối tượng là chủ thể của hành vi bạo lưc, nguyên nhân chủ yếu các em đưa ra đó là để trả thù. Đối với những em là nạn nhân của những hành vi đe dọa bằng lời nói thì nguyên nhân chiếm đa số đó là ghen tuông và cuối cùng đối với những em đã từng bị tấn công bằng vũ lực, các em cho rằng mình là nạn nhân của việc trả thù. Ngoài ra, các em còn liệt kê một số nguyên nhân khác như thái độ vô lễ, không ưa nhau, không xin lỗi nhau, nhìn đểu, áp lực học hành,...

Như vậy, có thể thấy tùy vào từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân các em đưa ra sẽ rất nhiều. Ở nghiên cứu này, theo như các đối tượng khảo sát liên quan đến hành vi bạo lực cho biết thì nguyên nhân trả thù chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy nhà trường, gia đình và xã hội thực sự cần phải quan tâm đến đời sống của các em học sinh THPT. Mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt trong môi trường học đường là không tránh khỏi vì phần lớn thời gian của các em là ở môi trường này. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp như thế nào để giải quyết mâu thuẫn không bằng phương pháp bạo lực. Ở đây, các em lựa chọn hành vi bạo lực giữa các bạn học của mình chỉ để trả thù cho những mâu thuẫn cá nhân không khác gì cách giải quyết giang hồ”. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng rất đáng quan tâm là ghen tuông.

“Những vụ xô xát, gây sự đánh nhau do ghen tuông nhiều lắm, các bạn nam dọa nạt gây sự các bạn nam khác nếu bạn ấy cũng thích một bạn gái mà bạn này thích. Rồi các bạn nữ cũng có thể xông vào túm tóc, xé áo nếu thấy một bạn gái khác có ý đồ với bạn trai mình chẳng hạn” (Nữ, lớp 10, trường

Các bạn cho biết rất nhiều mâu thuẫn, những cuộc cãi vã hay đánh nhau chỉ vì ghen tuông, để bảo vệ tình yêu. Các em học sinh THPT đang trong độ tuổi vị thành niên, là độ tuổi có những thay đổi quan trong về tâm sinh lý và việc có những tình cảm với bạn khác giới là không thể tránh khỏi nhưng việc dùng bạo lực với bạn bè mình vì những lý do trên thì thực sự cần phải xem xét lại.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy, nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là rất nhiều và đặc biệt có những nguyên nhân rất đơn giản cũng rất đến hiềm khích giữa các em học sinh với nhau và nếu không kiềm chế được và không ai can ngăn, các em dễ dàng dùng bạo lực với nhau để giải quyết. Thực tế trên cho thấy thực trạng đạo đức của các em học sinh hiện nay và để giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay vào cuộc từ các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, xã hội và chính từ bản thân của các em.

2.3.3.2. Hậu quả

Qua khảo sát cho thấy, có 20 em cho biết những hành vi bạo lực đã gây ra cho các em hậu quả về tinh thần và thể chất, cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Hậu quả của hành vi bạo lực

Nội dung Tần số

Căng thẳng, lo sợ 15

Bỏ học 0

Sưng, bầm tím 9

Xây xát, chảy máu 5

Băng bó tại nhà 1

Như vậy có thể thấy hậu quả đem lại nhiều nhất cho các em là nỗi căng thẳng, sợ hãi. Ngoài ra, một số em bị sưng, bầm tím hoặc xây xát, chảy máu, phải băng bó tại nhà. Những hậu quả như bị thương nặng phải đi bệnh viện hoặc phải bỏ học nghiên cứu không ghi nhận được trường hợp nào.

2.3.4. Một số yếu tố tác động đến bạo lực học đường

Ngoài đặc điểm tâm sinh lý của các em, gia đình, nhà trường là những môi trường xã hội hoá quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một cá nhân đặc biệt là đối với học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Nghiên cứu này muốn làm rõ hơn sự ảnh hưởng của những môi trường xã hội hoá này đến hành vi bạo lực của học sinh THPT. Ngoài ra, cũng phải kể đến các phương tiện truyền thông đại chúng - một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến hành vi bạo lực.

2.3.4.1. Gia đình

Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi hầu hết mỗi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Đặc biệt là trong độ tuổi còn đi học thì học sinh còn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng nhiều bởi cha mẹ. Giáo dục trong gia đình không chỉ dừng lại ở việc định hướng hay lựa chọn nghề nghiệp, giáo dục đạo đức hay giáo dục lối sống… mà nội dung giáo dục cần phải toàn diện bao gồm cả việc giáo dục quan điểm nhận thức cho con khi đến tuổi dậy thì. Nếu các em biết được trước về những biến đổi về tâm sinh lý, không lo lắng, hồi hộp về chúng thì điều đó sẽ giúp cho các em khỏi bị căng thẳng, sợ hãi, tâm lý chưa ổn định của các em khỏi bị thương tổn.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các em sống trong một gia đình mà luôn phải đối mặt với sự lạnh nhạt thậm chí chửi rủa, la mắng, các em sẽ cảm thấy cô đơn, khi gặp khó khăn sẽ không tìm sự sẻ chia từ phía gia đình mà tìm đến những hành vi không tốt, thậm chí sẽ bộc lộ những hành vi bạo lực để giải tỏa

“ Bố mẹ em đi làm bận lắm, suốt từ sáng đến tối, lúc bố mẹ em đi làm thì em chưa dạy, còn lúc về nhà thì em đã đi ngủ rồi. Chẳng có thời gian đâu mà tâm sự, trao đổi. Nếu có hỏi han thì bố mẹ bảo bố mẹ bận lắm, để lúc khác nhé. Hoặc có khi hỏi không đúng thời điểm còn bị la, mắng. Nói tóm lại là em rất ít khi hỏi han, tâm sự chuyện của em với bố mẹ cả” (Nam, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Ngoài ra, đối với những em sống trong gia đình có bố mẹ thường lựa chọn hành vi bạo lực để dạy bảo các em hay các em phải chứng kiến hành vi bạo lực trong nhà cũng có thể có xu hướng bộc phát hành vi bạo lực trong cuộc sống.

“ Bạn nam học cùng lớp em mà có lần đã tham gia vào đánh nhau đó, bố mẹ bạn ấy cũng chửi mắng nhau suốt, thậm chí có cả đánh nhau. Có thể vì lý do này mà bạo lực đã ngấm vào bạn ấy chăng” (Nữ, lớp 10, trường THPT Dương Tự Minh).

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 200 em học sinh về mối quan tâm của cha mẹ với các em như thế nào, kết quả như sau:

Biểu 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái (%)

22.5

20 22.5

27

8

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Hằng ngày

em cho biết bố mẹ thường xuyên hỏi thăm, quan tâm đến các em, 8% cho biết là bố mẹ hỏi thăm hằng ngày.Tuy nhiên, còn lại là những kết quả thỉnh thoảng, hiếm khi và tỉ lệ bố mẹ không bao giờ quan tâm đến lấn lượt là 22,5%; 20% và 22,5%. Điều này cho thấy, cha mẹ chưa thực sự dành nhiều thời gian cho con cái của mình, một số cho rằng chỉ cần đảm bảo đủ kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)