Kỹ năng Tần số Tỷ lệ (%)
Kiềm chế bản thân, không làm gì để có thể dẫn đến
bị bạo lực 105 52,5
Tìm phương án giải tỏa hiểu lầm, tránh bị bạo lực 134 67,0 Một mình chịu đựng, chấp nhận bị đe dọa hoặc bị
đánh 25 12,5
Chạy trốn, chuyển trường khác 10 5,0
Thông báo với gia đình, bạn bè, thầy cô, công an…để nhận được sự giúp đỡ
156 78,0
Nhờ người thân, bạn bè tìm cách chống lại 51 25,5
Như vậy có thể thấy phần lớn các em học sinh đã quan tâm đến bạo lực học đường và biết các giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xích mích để tránh bạo lực học đường xảy ra với mình. Ngoài ra, có thể tìm thêm sự hỗ trợ của người thân, bạn bè và thầy cô giáo để giảm thiểu nguy cơ bạo lực học đường. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng vẫn còn một số ít học sinh lựa chọn phương pháp đối đầu. Do đó, nhà trường , gia đình cần nắm được những thông tin này cùng phối hợp với các em đẩy lùi nạn bạo lực ra khỏi môi trường giáo dục
Trường hợp thứ hai là những giải pháp lâu dài nhằm ngăn ngừa hiện tượng bạo lực xảy ra trong nhà trường.
Khi được hỏi về các biện pháp có thể ngăn ngừa tình trạng bạo lực trong học sinh, các em cho rằng nhà trường cần phải xây dựng nhiều hoạt động lành mạnh, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các em và một biện pháp khác đó là tăng cường những hình thức kỷ luật mạnh đối với những em có hành vi bạo lực. Trong đó, biện pháp được lựa chọn cao nhất là biện pháp tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng sống cho học sinh (61,5%) và nhà trường cần có nhiều hoạt động lành mạnh được xây dựng cho tuổi học sinh (57,5%). Tuy nhiên, gần đến một nửa các em được hỏi lựa chọn biện pháp cần tăng cường các hình thức kỷ luật mạnh mới phòng chống được bạo lực ở học sinh (42,5%). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng hình thức kỷ luật chỉ là biện pháp nhất thời, đôi khi biện pháp này có thể phản tác dụng, không những các bạn ấy không sợ mà còn đẩy các bạn lấn sâu vào những hành vi bạo lực.