Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực ở học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 60)

Biện pháp Tần số Tỷ lệ (%)

Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống 123 61,5 Xây dựng nhiều hoạt động lành mạnh 115 57,5 Tăng cường các hình thức kỷ luật mạnh 85 42,5

Hình thức khác 16 8,0

Như vậy, qua điều tra nhận thức của học sinh 2 trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh cho thấy phần lớn các em đều biết đến vấn đề bạo lực trong trường học hiện nay. Tuy nhiên, nhận thức của các em về vấn đề này chưa đầy đủ. Đa số các em được hỏi đều cho rằng bạo lực

tinh thần mới thực sự là vấn đề các em hay gặp phải. Đối tượng của bạo lực khá đa dạng, không chỉ diễn ra giữa các bạn học sinh trong cùng lớp, cùng trường mà còn xảy ra với các nhóm ngoài trường. Thầy cô giáo là đối tượng đặc biệt, vừa là chủ thể vừa là nạn nhận của vấn đề bạo lực trong học đường. Điều này cho thấy sự xuất hiện bạo lực trong học đường không chỉ gây nguy hại, đe dọa đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần của học sinh mà còn có tác động đến các thầy cô giáo.

Về nguyên nhân của bạo lực học đường, các em học sinh đã chỉ ra có thể là nguyên nhân trực tiếp nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi bạo lực hoặc những nguyên nhân gián tiếp về phía cá nhân như tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình, tác động của phương tiện truyền thông. Kết quả điều tra cho thấy, hai nguyên nhân được các em lựa chọn nhiều nhất đó là do chứng kiến các vụ bạo lực ở gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin và thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Bên cạnh đó cũng cần phải nhấn mạnh một vấn đề là nhận thức và hành vi của các em rất dễ bị tác động bởi những vụ bạo lực thực tế trong cuộc sống và đặc biệt là sức mạnh của phương tiện truyền thông. Việc đưa tin thường xuyên các vụ bạo lực học đường và cập nhật cụ thể các hành vi bạo lực một mặt nhằm cung cấp thông tin cho người dân nhưng mặt khác đã có những tác động tiêu cực đến nhận thức của các em học sinh THPT – những em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, chưa có lập trường, chính kiến vững vàng để có thể nhận biết được chính xác đúng sai của hành động.

Về những nhận biết của các em về hậu quả của bạo lực, các em học sinh mới chỉ nhận biết được những hậu quả tức thời, nhìn thấy ngay được như bị thương tích trên cơ thể, bị kỷ luật, kết quả học tập không tốt... còn những hậu

quả mang tính lâu dài, hậu quả về mặt tinh thần như trầm cảm, lo lắng, và nhiều vấn đề tâm lý khác chưa được các em nhận biết đến nhiều.

Trên cơ sở những nhận thức về khái niệm, hình thức, đối tượng và nguyên nhân của bạo lực học đường, các em cũng đưa ra những lựa chọn của bản thân để phòng tránh bạo lực học đường xảy ra với mình. Thực tế cho thấy, các em đã có những giải pháp mang tính tích cực (như tìm nguyên nhân để giải quyết mâu thuẫn, nhờ sự giúp đỡ của người thân...) hơn là giải pháp đương đầu với nó. Ngoài ra, các em cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động lành mạnh để giáo dục nhận thức, thu hút sự tham gia của các em tránh sa đà vào những hoạt động không lành mạnh, có nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực.

2.2. Thái độ của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đường

Từ nhận thức đến thái độ là một quá trình, trong đó nhận thức đúng sẽ có thái độ tích cực. Trong nghiên cứu về bạo lực học đường, trên cơ sơ nhận biết được kiến thức của các em về bạo lực học đường, nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu thái độ của các em về vấn đề này như thế nào.

Đa số các em không ủng hộ bạo lực giữa các bạn học với nhau (63,5%). Qua phỏng vấn sâu cho thấy các em nhận định rằng bạo lực không phải là cách giải quyết của học sinh ngày nay và nếu sử dụng bạo lực thì sẽ làm tình hình trở nên căng thẳng.

“Em cho rằng sử dụng bạo lực không phải là biện pháp tốt nhất, thay vào đó có thể sử dụng các phương pháp hòa bình hơn, vừa giải quyết được mẫu thuẫn mà không ai bị ảnh hưởng hay bị thương tích gì cả” (Nữ, lớp 10, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

“Em không đồng ý với hành vi gây sức ép về tâm lý hay gây thương tích giữa các bạn học sinh với nhau. Cùng là bạn học với nhau, có gì thì gặp

nhau giải quyết, sao lại cứ chọn cách giải quyết là nói xấu, mắng chửi hay đánh đấm nhau” (Nữ, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh).

Bảng 2.7: Thái độ về bạo lực ở học sinh THPT

Thái độ Tần số Tỷ lệ (%)

Không ủng hộ 127 63,5

Ủng hộ 73 36,5

Tổng số 200 100

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng số em ủng hộ bạo lực tuy thấp hơn quan điểm không ủng hộ nhưng cũng lên tới 35,5%. Với những em này cũng có lý giải cho sự lựa chọn của mình.

“Theo em, tùy tình hình cụ thể mà lựa chọn cách giải quyết như thế nào. Ví dụ bạn ấy quá lấn át, bắt nạt mình, sau nhiều lần nhịn để giữ hòa khí thì đến lúc nào đó không thể nhịn được thì phải sử dụng bạo lực. Chẳng nhẽ cứ để người khác bắt nạt suốt, để người khác nghĩ mình yếu đuối, kém cỏi sao?” (Nam, lớp 11, trường THPT Dương Tự Minh).

“ Em thấy bạn ấy ngứa mắt, cứ nghênh nghênh, ngang ngang. Em và một số bạn khác phải cho bạn ấy một bài học vì tội quá vênh váo, không coi ai ra gì” (Nam, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh).

Nghiên cứu cũng cho thấy các em nữ ít ủng hộ sử dụng bạo lực hơn ở nam.

Bảng 2.8: Thái độ đối với bạo lực học đường theo giới tính (%)

Thái độ

Ủng hộ Không ủng hộ

Theo giới tính

Nam 75,3 37,8

Điều này cũng dễ dàng nhận thấy, nam giới luôn hiếu chiến và sử dụng bạo lực nhiều hơn nữ, dù ở bất cứ thời điểm nào từ trước đến nay hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải kể đến một số học sinh nữ có thái độ ủng hộ bạo lực được một số học sinh nữ lựa chọn. “Em cho rằng mỗi con người đều phải có chính kiến của mình và nếu chính kiến của mình đúng thì phải bảo vệ nó và nếu ai xúc phạm đến mình thì mình cũng phải cho họ biết sức mạnh của mình. Nếu em rơi vào tình huống bị bắt nạt, đến một mức độ nào đó quá đáng là em cũng không để yên đâu” (Nữ, lớp 10 trường THPT Dương Tự Minh). Có một bạn nữ khác cho biết “Việc bạo lực bây giờ không chỉ diễn ra ở các bạn nam đâu, ở các bạn nữ cũng nhiều lắm. Thử nghĩ xem khi mình bị người khác tấn công mà mình không đáp trả lại thì quá kém. Các bạn nữ cũng phải biết tự bảo vệ mình chứ” (Nữ, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Đáng lưu ý là đối với phương án ủng hộ sử dụng phương án bạo lực, các em cho rằng không phải tất cả bạo lực là mang nghĩa tiêu cực. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng có nguồn gốc xuất phát từ thực trạng bị bắt nạt, bị xúc phạm quá đáng.

Có thể thấy rằng dưới con mắt người lớn, đặc biệt là các nhà xây dựng chính sách, quan điểm ủng hộ các hành động bạo lực là sai nhưng xét dưới góc độ là một thiếu niên đang muốn thể hiện bản lĩnh của mình khi sắp trở thành người lớn thì việc sử dụng bạo lực để bảo vệ danh dự của mình, của bạn bè và người thân là khá phổ biến và như một đặc điểm về tâm lý lứa tuổi. Họ sẽ nhận ra khi họ đã bình tĩnh trở lại và khi họ trưởng thành. Tuy nhiên các hành động thái quá sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng và tương lai sau này. Chính vì vậy, nên có các nghiên cứu sâu hơn về thái độ, quan điểm của đối tượng này để có các chính sách can thiệp phù hợp.

Như vậy, có thể thấy phần lớn các em không ủng hộ bạo lực học đường. các em nhận định rằng bạo lực không phải là cách giải quyết của học sinh ngày nay và nếu sử dụng bạo lực thì sẽ làm tình hình trở nên căng thẳng. Nhận định này có sự khác biệt giữa các bạn nam và các bạn nữ. Tỉ lệ các bạn nữ không ủng hộ bạo lực học đường cao hơn các bạn nam. Một điểm đáng lưu ý khác đó là một bộ phận các em cho rằng không phải tất cả bạo lực là mang nghĩa tiêu cực. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng có nguồn gốc xuất phát từ thực trạng bị bắt nạt, bị xúc phạm quá đáng.

2.3. Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông

2.3.1. Thực trạng hành vi bạo lực trong nhà trường

Trên cơ sở hiểu được nhận thức và thái độ của các em học sinh 2 trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, nghiên cứu muốn tìm hiểu thực trạng hành vi bạo lực có xảy ra đối với những em học sinh này.

Nghiên cứu được tiến hành đối với 200 học sinh THPT, trong đó có 32 em cho biết đã từng tham gia vào một vụ ẩu đả trong năm học vừa qua, số bị tấn công bằng vũ lực là 15 em và 41 em đã từng bị đe dọa bằng lời nói.

Bảng 2.9: Hành vi bạo lực của học sinh THPT

Tần số Tỷ lệ (%)

Đã tham gia vào một vụ ẩu đả 32 16,0

Bị đe dọa bằng lời nói 41 20,5

Như vậy có thể thấy, bạo lực học đường có xuất hiện ở 2 trường THPT nói trên. Nghiên cứu đưa ra 3 phương án trả lời, trong đó một phương án để tìm hiểu chủ thể gây ra bạo lực, 2 phương án còn lại để khảo sát những đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường. Kết quả cho thấy tồn tại cả 2 dạng đối tượng liên quan đến bạo lực học đường ở cả 2 trường. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường, chủ yếu các em học sinh gặp phải các dạng tình huống của bạo lực về tinh thần, đó là bị đe dọa, bắt nạt bằng lời nói và chưa đến mức gây nên các cuộc xô xát hay tấn công. Về phương án bị tấn công bằng vũ lực, tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng là có diễn ra. Ngoài ra, trong số những em học sinh được hỏi thì số các em cho biết đã từng tham gia ít nhất một vụ ẩu đả trong thời gian vừa qua chiếm 16,0%.

Về so sánh tương quan giữa hai trường, tỉ lệ bạo lực xuất hiện ở trường THPT Dương Tự Minh cao hơn ở trường THPT Lương Ngọc Quyến. Điều này có thể lý giải là vì trường THPT Lương Ngọc Quyến là một trong những trường điểm của TP Thái Nguyên, luôn nằm trong “top” những trường dẫn đầu về thành tích học tập cũng như hoạt động xã hội của thành phố. Đối với trường THPT Dương Tự Minh, như phân tích ở phần trước, từ năm học 2002- 2003 thực hiện đề án xã hội hóa giáo dục, nhà trường chuyển dần sang mô hình bán công, vì vậy chất lượng đầu vào những năm gần đây thấp so với các trường trong khu vực thành phố. Một số học sinh học lực yếu kém, đạo đức chưa tốt.

Biểu 2.1: Tương quan về hành vi bạo lực theo trường (%) 10 19 11 22 22 4 0 5 10 15 20 25

Đã tham gia vào một vụ ẩu đả

Bị đe dọa bằng lời nói

Bị tấn công bằng vũ lực

THPT Lương Ngọc Quyến THPT Dương Tự Minh

Để cụ thể hóa các chỉ báo bạo lực về tinh thần và bạo lực về thể chất, qua khảo sát cho thấy các em thường gặp các tình huống như sau: bị đấm, đá, giật tóc, xô đẩy; bị đánh có sử dụng hung khí; bị đe dọa đánh, bị nói xấu, chế giễu; bị cô lập.

Biểu 2.2: Các hình thức cụ thể của bạo lực trong nhà trường (%)

5.5 3.5 10 17.5 3 0 5 10 15 20 Bị đấm, đá, giật tóc, xô đẩy Bị đánh có sử dụng công cụ hỗ trợ

Bị đe dọa đánh Bị nói xấu, chế giễu

Bị cô lập

Trong tất cả các hình thức được liệt kê, tỉ lệ các em bị bạo lực về các mặt về bạo lực tinh thần cao gấp đôi so với bạo lực về thể chất, trong đó 17,5% các em cho biết đã từng bị nói xấu, chế giễu, tiếp theo đó là chỉ báo bị đe dọa đánh (10%). Tỉ lệ các em bị nói xấu, chế giễu chiếm khá cao so với các chỉ báo khác. Thực tế phỏng vấn sâu cho thấy khi các em đã không ưa nhau thì các em học sinh có thể nói xấu, chế giễu về mọi vấn đề của bạn mình, có thể về hoàn cảnh gia đình, khiếm khuyết về hình thức, kết quả học

tập, gu sở thích của mỗi người... Ngoài thực trạng nói xấu, chế giễu nói trên, một số em học sinh còn bị các bạn trong lớp cô lập, ngăn cản các bạn khác chơi với mình.

“Em đã từng là nạn nhân của những hành vi như nói xấu, chế giễu chỉ vì lí do em được các bạn trai quý mến. Các bạn nữ cho rằng em xinh xắn, thích quyến rũ các bạn trai và không thích chơi với các bạn gái. Thực ra không phải vậy, chẳng qua là em thấy chơi với các bạn trai dễ chịu hơn, không có sự cạnh tranh, so bì, còn các bạn gái lớp em khó chịu lắm, suốt ngày túm năm tụm ba nhận xét, nói xấu. Chính vì thế kết quả là em gần như bị cô lập ở lớp. Nhiều khi cũng cảm thấy đi học rất cô đơn” (Nữ, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).

Đáng lưu ý ở kết quả này đó là tỉ lệ các em bị đánh có sử dụng công cụ hỗ trợ. Thực ra, chỉ báo này chiếm tỉ lệ không cao so với các chỉ báo còn lại, tuy nhiên nguy cơ hậu quả để lại cho các đối tượng tham gia thì rất lớn. Các em cho biết sử dụng công cụ hỗ trợ ở đây là: gạch, đá, thước kẻ, chổi, gậy, kiếm, dao....Khảo sát cho thấy có 18/200 bạn được hỏi cho biết đã từng đánh ai đó bị thương và 10/200 bạn đã từng mang vũ khí theo người trong năm học vừa qua.

“Lần gần đây nhất em đánh nhau là xử lý một bạn cùng trường vì tội bắt nạt bạn của em. Lúc đánh nhau thì ngoài dùng chân tay ra thì vơ được cái gì làm công cụ thì dùng luôn. Hôm đó em lấy gạch để đánh thằng đó. Thực ra bọn em sử dụng mấy công cụ đó chủ yếu là dọa thôi nhưng thằng kia cũng hiếu chiến nên cuối cùng cũng dùng đến gạch, hậu quả hôm đó là thằng đấy bị xứt xát ở đấu, có chảy máu một ít” (Nam, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh)

Một số hình thức của bạo lực

dọa nạt, uy hiếp tinh thần nhau bằng tin nhắn điện thoại hay qua các trang mạng xã hội. Hiện nay, điện thoại di động là một phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu và gần như người nào cũng sở hữu chúng, điều này không ngoại lệ đối với các em học sinh. Thông qua phương tiện này, các em có thể giao lưu, trao đổi thông tin với nhau và đặc biệt có thể dùng để đe dọa nhau một cách dấu mặt. Qua tìm hiểu, hiện tượng này cũng xuất hiện ở địa bàn khảo sát.

“Bây giờ chúng nó không đe dọa nhau một cách trực tiếp nữa vì rất dễ bị kỷ luật hoặc bị trả thù, thay vào đó là đe dọa, uy hiếp tinh thần bằng tin nhắn điện thoại, vừa an toàn lại vẫn đảm bảo hiệu quả cao” (Nam, lớp 11,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)