Thái độ
Ủng hộ Không ủng hộ
Theo giới tính
Nam 75,3 37,8
Điều này cũng dễ dàng nhận thấy, nam giới luôn hiếu chiến và sử dụng bạo lực nhiều hơn nữ, dù ở bất cứ thời điểm nào từ trước đến nay hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải kể đến một số học sinh nữ có thái độ ủng hộ bạo lực được một số học sinh nữ lựa chọn. “Em cho rằng mỗi con người đều phải có chính kiến của mình và nếu chính kiến của mình đúng thì phải bảo vệ nó và nếu ai xúc phạm đến mình thì mình cũng phải cho họ biết sức mạnh của mình. Nếu em rơi vào tình huống bị bắt nạt, đến một mức độ nào đó quá đáng là em cũng không để yên đâu” (Nữ, lớp 10 trường THPT Dương Tự Minh). Có một bạn nữ khác cho biết “Việc bạo lực bây giờ không chỉ diễn ra ở các bạn nam đâu, ở các bạn nữ cũng nhiều lắm. Thử nghĩ xem khi mình bị người khác tấn công mà mình không đáp trả lại thì quá kém. Các bạn nữ cũng phải biết tự bảo vệ mình chứ” (Nữ, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).
Đáng lưu ý là đối với phương án ủng hộ sử dụng phương án bạo lực, các em cho rằng không phải tất cả bạo lực là mang nghĩa tiêu cực. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng có nguồn gốc xuất phát từ thực trạng bị bắt nạt, bị xúc phạm quá đáng.
Có thể thấy rằng dưới con mắt người lớn, đặc biệt là các nhà xây dựng chính sách, quan điểm ủng hộ các hành động bạo lực là sai nhưng xét dưới góc độ là một thiếu niên đang muốn thể hiện bản lĩnh của mình khi sắp trở thành người lớn thì việc sử dụng bạo lực để bảo vệ danh dự của mình, của bạn bè và người thân là khá phổ biến và như một đặc điểm về tâm lý lứa tuổi. Họ sẽ nhận ra khi họ đã bình tĩnh trở lại và khi họ trưởng thành. Tuy nhiên các hành động thái quá sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng và tương lai sau này. Chính vì vậy, nên có các nghiên cứu sâu hơn về thái độ, quan điểm của đối tượng này để có các chính sách can thiệp phù hợp.
Như vậy, có thể thấy phần lớn các em không ủng hộ bạo lực học đường. các em nhận định rằng bạo lực không phải là cách giải quyết của học sinh ngày nay và nếu sử dụng bạo lực thì sẽ làm tình hình trở nên căng thẳng. Nhận định này có sự khác biệt giữa các bạn nam và các bạn nữ. Tỉ lệ các bạn nữ không ủng hộ bạo lực học đường cao hơn các bạn nam. Một điểm đáng lưu ý khác đó là một bộ phận các em cho rằng không phải tất cả bạo lực là mang nghĩa tiêu cực. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng có nguồn gốc xuất phát từ thực trạng bị bắt nạt, bị xúc phạm quá đáng.
2.3. Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông
2.3.1. Thực trạng hành vi bạo lực trong nhà trường
Trên cơ sở hiểu được nhận thức và thái độ của các em học sinh 2 trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, nghiên cứu muốn tìm hiểu thực trạng hành vi bạo lực có xảy ra đối với những em học sinh này.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 200 học sinh THPT, trong đó có 32 em cho biết đã từng tham gia vào một vụ ẩu đả trong năm học vừa qua, số bị tấn công bằng vũ lực là 15 em và 41 em đã từng bị đe dọa bằng lời nói.
Bảng 2.9: Hành vi bạo lực của học sinh THPT
Tần số Tỷ lệ (%)
Đã tham gia vào một vụ ẩu đả 32 16,0
Bị đe dọa bằng lời nói 41 20,5
Như vậy có thể thấy, bạo lực học đường có xuất hiện ở 2 trường THPT nói trên. Nghiên cứu đưa ra 3 phương án trả lời, trong đó một phương án để tìm hiểu chủ thể gây ra bạo lực, 2 phương án còn lại để khảo sát những đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường. Kết quả cho thấy tồn tại cả 2 dạng đối tượng liên quan đến bạo lực học đường ở cả 2 trường. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường, chủ yếu các em học sinh gặp phải các dạng tình huống của bạo lực về tinh thần, đó là bị đe dọa, bắt nạt bằng lời nói và chưa đến mức gây nên các cuộc xô xát hay tấn công. Về phương án bị tấn công bằng vũ lực, tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng là có diễn ra. Ngoài ra, trong số những em học sinh được hỏi thì số các em cho biết đã từng tham gia ít nhất một vụ ẩu đả trong thời gian vừa qua chiếm 16,0%.
Về so sánh tương quan giữa hai trường, tỉ lệ bạo lực xuất hiện ở trường THPT Dương Tự Minh cao hơn ở trường THPT Lương Ngọc Quyến. Điều này có thể lý giải là vì trường THPT Lương Ngọc Quyến là một trong những trường điểm của TP Thái Nguyên, luôn nằm trong “top” những trường dẫn đầu về thành tích học tập cũng như hoạt động xã hội của thành phố. Đối với trường THPT Dương Tự Minh, như phân tích ở phần trước, từ năm học 2002- 2003 thực hiện đề án xã hội hóa giáo dục, nhà trường chuyển dần sang mô hình bán công, vì vậy chất lượng đầu vào những năm gần đây thấp so với các trường trong khu vực thành phố. Một số học sinh học lực yếu kém, đạo đức chưa tốt.
Biểu 2.1: Tương quan về hành vi bạo lực theo trường (%) 10 19 11 22 22 4 0 5 10 15 20 25
Đã tham gia vào một vụ ẩu đả
Bị đe dọa bằng lời nói
Bị tấn công bằng vũ lực
THPT Lương Ngọc Quyến THPT Dương Tự Minh
Để cụ thể hóa các chỉ báo bạo lực về tinh thần và bạo lực về thể chất, qua khảo sát cho thấy các em thường gặp các tình huống như sau: bị đấm, đá, giật tóc, xô đẩy; bị đánh có sử dụng hung khí; bị đe dọa đánh, bị nói xấu, chế giễu; bị cô lập.
Biểu 2.2: Các hình thức cụ thể của bạo lực trong nhà trường (%)
5.5 3.5 10 17.5 3 0 5 10 15 20 Bị đấm, đá, giật tóc, xô đẩy Bị đánh có sử dụng công cụ hỗ trợ
Bị đe dọa đánh Bị nói xấu, chế giễu
Bị cô lập
Trong tất cả các hình thức được liệt kê, tỉ lệ các em bị bạo lực về các mặt về bạo lực tinh thần cao gấp đôi so với bạo lực về thể chất, trong đó 17,5% các em cho biết đã từng bị nói xấu, chế giễu, tiếp theo đó là chỉ báo bị đe dọa đánh (10%). Tỉ lệ các em bị nói xấu, chế giễu chiếm khá cao so với các chỉ báo khác. Thực tế phỏng vấn sâu cho thấy khi các em đã không ưa nhau thì các em học sinh có thể nói xấu, chế giễu về mọi vấn đề của bạn mình, có thể về hoàn cảnh gia đình, khiếm khuyết về hình thức, kết quả học
tập, gu sở thích của mỗi người... Ngoài thực trạng nói xấu, chế giễu nói trên, một số em học sinh còn bị các bạn trong lớp cô lập, ngăn cản các bạn khác chơi với mình.
“Em đã từng là nạn nhân của những hành vi như nói xấu, chế giễu chỉ vì lí do em được các bạn trai quý mến. Các bạn nữ cho rằng em xinh xắn, thích quyến rũ các bạn trai và không thích chơi với các bạn gái. Thực ra không phải vậy, chẳng qua là em thấy chơi với các bạn trai dễ chịu hơn, không có sự cạnh tranh, so bì, còn các bạn gái lớp em khó chịu lắm, suốt ngày túm năm tụm ba nhận xét, nói xấu. Chính vì thế kết quả là em gần như bị cô lập ở lớp. Nhiều khi cũng cảm thấy đi học rất cô đơn” (Nữ, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).
Đáng lưu ý ở kết quả này đó là tỉ lệ các em bị đánh có sử dụng công cụ hỗ trợ. Thực ra, chỉ báo này chiếm tỉ lệ không cao so với các chỉ báo còn lại, tuy nhiên nguy cơ hậu quả để lại cho các đối tượng tham gia thì rất lớn. Các em cho biết sử dụng công cụ hỗ trợ ở đây là: gạch, đá, thước kẻ, chổi, gậy, kiếm, dao....Khảo sát cho thấy có 18/200 bạn được hỏi cho biết đã từng đánh ai đó bị thương và 10/200 bạn đã từng mang vũ khí theo người trong năm học vừa qua.
“Lần gần đây nhất em đánh nhau là xử lý một bạn cùng trường vì tội bắt nạt bạn của em. Lúc đánh nhau thì ngoài dùng chân tay ra thì vơ được cái gì làm công cụ thì dùng luôn. Hôm đó em lấy gạch để đánh thằng đó. Thực ra bọn em sử dụng mấy công cụ đó chủ yếu là dọa thôi nhưng thằng kia cũng hiếu chiến nên cuối cùng cũng dùng đến gạch, hậu quả hôm đó là thằng đấy bị xứt xát ở đấu, có chảy máu một ít” (Nam, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh)
Một số hình thức của bạo lực
dọa nạt, uy hiếp tinh thần nhau bằng tin nhắn điện thoại hay qua các trang mạng xã hội. Hiện nay, điện thoại di động là một phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu và gần như người nào cũng sở hữu chúng, điều này không ngoại lệ đối với các em học sinh. Thông qua phương tiện này, các em có thể giao lưu, trao đổi thông tin với nhau và đặc biệt có thể dùng để đe dọa nhau một cách dấu mặt. Qua tìm hiểu, hiện tượng này cũng xuất hiện ở địa bàn khảo sát.
“Bây giờ chúng nó không đe dọa nhau một cách trực tiếp nữa vì rất dễ bị kỷ luật hoặc bị trả thù, thay vào đó là đe dọa, uy hiếp tinh thần bằng tin nhắn điện thoại, vừa an toàn lại vẫn đảm bảo hiệu quả cao” (Nam, lớp 11, trường THPT Dương Tự Minh)
Ngoài ra, có một thực tế đang diễn ra ở trên cả nước nói chung và trên địa bàn nghiên cứu nói riêng là tình trạng bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn qua các trang mạng xã hội.
“Sự việc bắt đầu từ việc bạn em đưa hình ảnh lên facebook bằng điện thoại di động, sau đó một lúc, có bạn bình luận là “xấu lại còn thích thể hiện”, từ đó diễn ra tranh luận dẫn đến mâu thuẫn giữa bạn em và bạn kia. Cuối cùng bạn kia bảo “mày có muốn ý kiến không, để hôm nào tao cho mày biết thế nào là lễ độ nhé, đã xấu lại còn tỏ ra nguy hiểm”. Lúc đó, bạn em không nói gì nữa. Hôm sau đi học về thì bị đánh luôn” (Nữ, lớp 11, trường THPT Lương Ngọc Quyến).
Về địa điểm diễn ra bạo lực
Qua phỏng vấn sâu các em cho biết hiện nay bạo lực diễn ra ở ngoài trường nhiều hơn là trong khuôn viên trường. Trong khuôn viên trường chỉ là xô xát nhẹ, chỉ là những mâu thuẫn nảy sinh nhất thời, không để lại hậu quả nặng và phần nhiều các em tự giải quyết. Còn đối với những mâu thuẫn lớn, dẫn đến việc tấn công bằng vũ lực hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ thường xảy ra
ngoài khuôn viên trường để tránh bị nhà trường biết và giảm thiểu nguy cơ bị kỷ luật.
“Bây giờ các bạn không chọn đánh nhau ở trong trường đâu mà thường chọn ở cổng trường, gần trường hoặc thậm chí là hẹn nhau ở một địa điểm nào đó vắng, cách xa trường để tránh sự kiểm soát của các thầy cô giáo vì nếu thầy cô biết thế nào cũng họp phụ huynh, bản kiểm điểm, bản tường trình, có nguy cơ bị kỷ luật, nặng có thể bị đuổi học” (Nam, lớp 11, trường THPT Dương Tự Minh)
Về đối tượng của hành vi bạo lực
Qua nghiên cứu cho thấy, đối tượng của bạo lực học đường không chỉ diễn ra giữa các em học sinh với nhau mà còn diễn ra giữa học sinh với giáo viên. Ở đây, giáo viên vừa là chủ thể gây ra bạo lực lại vừa có thể là nạn nhân của bạo lực trong nhà trường.
Với vai trò là chủ thể của bạo lực, giáo viên là người gây ra cả bạo lực về tinh thần và bạo lực thể chất cho học sinh. Ở Nhật, năm 2012, Bộ Giáo dục Nhật Bản thông báo đã tuyên bố áp dụng hình thức khiển trách tới 2.253 giáo viên tại các trường công lập do sử dụng bạo lực học đường trong năm học 2012 [28]. Ở nước ta, vừa qua, dư luận xã hội rất bất bình với “clip” thầy giáo tát liên tiếp vào mặt học trò tại tỉnh Bình Định.
Với vai trò là nạn nhân của bạo lực, cũng với vụ việc giáo viên tát học sinh ở Bình Định nêu trên, cao trào là thời điểm cậu học sinh kế tiếp trước khi tới lượt mình bị thầy giáo “trừng phạt” đã chủ động đánh lại thầy. Việc học sinh đánh lại thầy giáo đang dóng lên một hồi chuông cảnh báo về đạo đức học đường. Điểm đáng lưu ý rằng hành động này còn nhận được sự ủng hộ của các bạn học và phụ huynh học sinh.
dồn vào đường cùng, đâu còn suy nghĩ là sẽ đi cầu cứu ai mà phải tự giúp bản thân mình thôi. Mình là học sinh đi lên mét với giám thị về thầy cô thì chưa chắc gì họ giải quyết cho mình. Đó chỉ là phản xạ tự nhiên, có người đánh mình thì mình đánh lại là chuyện bình thường”.
Còn phụ huynh học sinh cho biết: “Là phụ huynh tôi thấy con tôi không sai gì hết. Tui đồng ý là ‘tiên học lễ, hậu học văn’ nhưng giáo viên dùng nấm đấm để dạy thì con tôi được quyền phản kháng. Đó là sự bộc phát của tụi nhỏ, tức là khi bị hà hiếp, khi bị áp bức thì con tôi được quyền phản kháng. Người thầy giống như người cha, người chú thì không thể dùng nấm đấm để dạy mà đứng trên bục giảng thì lại càng không. Ngay trong giáo dục gia đình, cha mẹ cũng không được dùng quyền lực mà sử dụng nấm đấm để dạy con”.
Qua các ý kiến của học sinh và phụ huynh cho thấy phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” thực tế không còn áp dụng được trong xã hội Việt Nam ngày nay mà thậm chí lại gây ra tác dụng ngược lại.
Quay lại nghiên cứu này, qua điều tra cho thấy bạo lực về thể chất giữa học sinh và giáo viên là không có nhưng nguy cơ bị bạo lực về thể chất và bị đe dọa về mặt tinh thần là có tồn tại.
Với vai trò là chủ thể của bạo lực, nếu không làm chủ được giới hạn, việc chuyển từ thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, đào tạo nhân cách cho học sinh sang hành vi bạo lực về tinh thần là rất dễ dàng. Đơn giản đó có thể chỉ là phương pháp giáo dục học sinh bằng quát, mắng, các hình thức kỷ luật, sỉ vả, sỉ nhục học sinh trước các học sinh khác, hạ thấp nhân phẩm học sinh...
“Năm học vừa rồi lớp em không thích thầy giáo dạy toán vì thầy dạy không hay và khó hiểu. Vì vậy lớp đã gửi đơn lên trường xin đổi giáo viên. Kết quả là không những không được đổi mà thầy giáo quay ra còn chì chiết, nói xấu, sỉ vả bọn em” (Nữ, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh).
Thực tế, học sinh bây giờ khác trước rất nhiều, các em mạnh dạn bày tỏ thái độ, quan điểm của mình và nếu giáo viên không cẩn trọng sẽ rất dễ trở thành chủ thể của bạo lực học đường. Việc quát, mắng ở một mức độ nào đấy là cần thiết để học sinh biết và sửa sai, góp phần hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị kỹ thuật, học sinh dễ dàng có thể quay video, chụp ảnh, thu âm các hoạt động này của thầy cô giáo và đăng tải trên internet. Ngoài ra, qua điều tra cho thấy,