Một số đặc điểm về cá nhân của chủ thể gây ra bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 73 - 75)

Gây ra bạo lực Theo giới tính Nam 81,2 Nữ 18,8 Theo trường THPT Dương Tự Minh 68,8 THPT Lương Ngọc Quyến 31,2 Học lực Trung bình 59,4 Khá 34,4 Giỏi 6,2

Thói quen xấu

Hút thuốc lá 65,6 Uống rượu bia 75,0

Về vấn đề giới tính của thủ phạm gây ra bạo lực, có thể thấy tỉ lệ học sinh nam là thủ phạm của các vụ bạo lực chiếm ưu thế hơn so với học sinh nữ (gấp hơn 4 lần). Tuy tỉ lệ thủ phạm là học sinh nữ ít hơn nhưng cũng thấy rằng tỉ lệ này cũng đã góp phần phản ánh thực trạng những vụ bạo lực được gây ra bởi các nữ học sinh ngày càng tăng lên trong xã hội đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin thời gian gần đây.

“Các bạn nữ đánh nhau mới đáng sợ, trường em có những vụ các bạn nữ xông vào nhau cào, cấu, túm tóc, xé quần áo” (Nam, lớp 12, trường THPT Dương Tự Minh)

Về mối tương quan theo trường và kết quả học tập, số liệu điều tra cho thấy tỉ lệ các em học sinh gây ra bạo lực là học sinh trường THPT Dương Tự Minh cao gấp đôi so với học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến và tập trung nhiều vào các em học sinh có học lực trung bình. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng hành vi bạo lực cũng không loại trừ những em có kết quả học tập loại giỏi. Qua phỏng vấn sâu thì nghiên cứu có thể chỉ ra một số nguyên nhân của thực tế này. Có em cho rằng do áp lực của việc học quá cao dẫn đến bị stress, tâm lý lúc nào cũng thấy căng thẳng, nóng tính. Vì vậy, chỉ cần gặp một vấn đề vướng mắc nào đó cũng có thể dẫn đến những hành động không làm chủ được bản thân. Ngoài ra, cũng có em cho rằng đó là những hành động tự vệ, phản kháng lại do bị bắt nạt.

Về những thói quen do uống rượu bia, thuốc lá, đây là những thói quen không tốt đối với các em trong độ tuổi học sinh, bởi các em đang trong độ tuổi đi học, nhận thức chưa thực sự hoàn thiện do đó dễ dẫn đến những hành động mất kiểm soát khi lạm dụng bia, rượu hoặc chứng tỏ mình là người lớn khi hút thuốc lá. Qua điều tra cho thấy số các em có hành vi bạo lực có liên quan đến hút thuốc lá là khá cao (65,6%), sử dụng bia rượu (75,0%). Ngoài ra, điều tra cũng cho thấy có 5/24 bạn có hành vi uống bia rượu cho biết đã từng cãi nhau với bạn bè hoặc người thân, bỏ học hoặc gây rối sau khi uống bia, rượu.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu xem có mối tương quan nào giữa hoàn cảnh gia đình với hành vi gây ra bạo lực không, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)