các tuyến đường sắt Bắc Nam, Đông Tây và đường cao tốc Bắc Nam, Đông Tây, đồng thời xây mới sân bay quốc tế tại thủ đô Viên Chăn và ba cây cầu lớn bắc qua sông Mekong ở ba tỉnh Bắc Lào, giúp Lào xây dựng đường dây tải điện Bắc Nam 500 KV và các đường dây phục vụ việc bán điện cho nước thứ ba, lắp đặt hệ thống mạng cáp quang Bắc Nam nhằm kết nối Lào với các nước láng giềng và thế giới.[14, tr.33]
Về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào: hoạt động đầu tư của Trung
Quốc tại Lào bắt đầu từ những năm 1998-1999. Tính đến tháng 6 năm 2010, Trung Quốc được đánh giá là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Lào, xếp sau Thái Lan,35 trong tổng số 37 nước có vốn đầu tư trực tiếp tại Lào. Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vốn đầu tư là khai thác khống sản (112 dự án), cơng nghiệp và thủ công nghiệp (82 dự án), nông lâm nghiệp (64 dự án), năng lượng điện (4 dự án), và các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ (nhà hàng, khách sạn...).36 Năm 2011, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc tại Lào trong năm này đã đạt 731,5 triệu USD.37
Đầu tư của Trung Quốc tại Lào được mở rộng hơn nữa khi một số dự án có vốn đầu tư nhiều tỉ USD được Chính phủ Lào cấp phép chính thức và triển khai thi công, như dự án phát triển Đặc khu kinh tế “Tam giác vàng” ở Bắc Lào, dự án nhà máy sản xuất giấy ở tỉnh Savannakhet, Trung Lào. Trong năm 2009, Trung Quốc đã đầu tư vào Lào hai cơng trình lớn là sân vận động Quốc gia mới - cơng trình trọng điểm SEA Games-25, có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD và Đài truyền hình kênh 3 thuộc Đài truyền hình Quốc gia Lào, vốn đầu tư 10 triệu USD. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, số lượng dự án cũng như nguồn vốn đầu tư trực