Nguồn: dẫn theo [6, tr.45]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc với lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 53 - 55)

2012 1.728,00 937,00 791,00

Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Lào đã đạt con số 1,728 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2011. Đây có thể được coi là những con số ấn tượng trong quan hệ kinh tế hai nước. Theo số liệu thống kê, kim ngạch buôn bán song phương Trung Quốc – Lào có tốc độ tăng trưởng tới 54,7%, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giữa Trung Quốc và ASEAN. Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy, mậu dịch song phương giữa Lào và Trung Quốc gia tăng gần 44 lần trong khoảng hơn 10 năm từ 1999 đến 2011. Mặt khác, lượng hàng hóa Lào xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh rõ rệt, trong đó những mặt hàng chủ yếu của Lào xuất khẩu là khống sản, lâm sản, nơng sản và gỗ. Điều này đã thể hiện sức khai thác của Trung Quốc đối với tài nguyên thiên nhiên của Lào nhằm phục vụ cho phát triển công nghiệp của nước này. Hai nước cũng dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt: Trung Quốc áp dụng mức thuế ưu đãi 0% cho hơn 400 mặt hàng của Lào xuất sang Trung Quốc, ngược lại Lào cũng tích cực triển khai thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN. Theo đánh giá của dư luận, hợp tác kinh tế giữa Lào và Trung Quốc đang ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây có thể nói là sự hợp tác ngày càng hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên cũng có những dư luận trái chiều cho rằng, bên cạnh những lợi ích trước mắt mà Lào đạt được, thì Lào dưới sức mạnh của kinh tế Trung Quốc đang dần “bị hút vào quỹ đạo” của nước này và trong tương lai có nguy cơ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc cả trên phương diện kinh tế lẫn chính trị, và kịch bản “Lào có thể trở thành một đồng minh thân cận của Trung Quốc” hồn tồn có thể xảy ra.

Về các khoản vay, viện trợ thương mại, trong lĩnh vực vận dụng chính sách

với Lào, Trung Quốc ln linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị đi kèm với kinh tế, viện trợ gắn liền với đầu tư nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho lợi ích của mình. Các khoản vay và giúp đỡ của Trung Quốc thường được gắn với những điều kiện bắt buộc như: chỉ định nhà đầu tư thuộc các công ty của Trung Quốc; mua vật

tư, máy móc, phương tiện của Trung Quốc, thậm chí để đổi lấy những dự án mà Trung Quốc muốn thực hiện ở Lào. Trong trường hợp Lào gặp khó khăn về kinh tế, Trung Quốc cũng sẵn sàng chủ động bỏ vốn ra xây dựng trước và cho Lào vay thời hạn dài. Nếu Lào vay tiền của Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp của Lào không đủ khả năng thi công, Trung Quốc sẵn sàng cử các cơng ty của mình đứng ra thực hiện. Việc sử dụng vốn viện trợ khơng hồn lại của Trung Quốc cũng được tính toán rất kỹ lưỡng. Ở đây, Trung Quốc thường chú trọng xây dựng các cơng trình mang tính biểu tượng cao, ví dụ như xây Bệnh viện Hữu nghị Trung Lào bên ngồi cố đơ Luang Phabang, xây dựng Cung Văn hóa Quốc gia ở Lào, cải tạo Đài chiến thắng Patuixa và công viên xung quanh tượng đài ở trung tâm Viên Chăn. Tính từ năm 1989 đến nay, Trung Quốc đã cấp cho Lào khoản vốn viện trợ khơng hồn lại lên tới 1,17 tỷ USD. Đặc biệt trong năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ với Lào, Trung Quốc đã tuyên bố xóa nợ cho Lào 250 triệu USD, đồng thời lại cho Lào vay thêm 280 triệu USD nữa. Trong giai đoạn 2006-2008, Trung Quốc liên tiếp dành cho Lào những khoản viện trợ khơng hồn lại, những khoản vốn vay đặc biệt, vốn vay khơng tính lãi.34 Năm 2011, ngân hàng Phát triển Trung Quốc cũng sẵn sàng chuyển khoản vay tín dụng trị giá 3 tỷ USD cho Lào chỉ cần phía Lào cung cấp danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn vay này. Với khoản vay này, Chính phủ Lào có thể n tâm hơn vì trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 - 2012, Lào cần 23 nghìn tỷ kíp (tương đương 2,8 triệu USD) nhằm đạt được mục tiêu GDP tăng 8,3%.

Tại Lào, Trung Quốc không ngừng thúc đẩy chiến lược sức mạnh mềm thông qua việc đầu tư phát triển giáo dục, thể thao, văn hóa, đào tạo nhân lực cho Lào. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Lào như đường xá, cầu cống, trường học…từ các khoản đầu tư của Trung Quốc đã giúp phát triển kinh tế nước này trong khi vẫn tạo ra một cơ sở hạ tầng xuất nhập khẩu, phục vụ cho nhập khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ Lào và xuất khẩu các hàng hóa từ Vân Nam, Quảng Tây và Tứ Xuyên sang Lào. Trung Quốc cũng viện trợ và xây dựng giúp Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc với lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)