2.2. Quan hệ Nga – Trung trên các lĩnh vực
2.2.2. Quan hệ Nga – Trung trên lĩnh vực kinh tế, năng lượng
Song song với sự phát triển của quan hệ chính trị - ngoại giao, phát triển quan hệ kinh tế được chính phủ hai quốc gia hết sức quan tâm thúc đẩy. Cùng với việc đẩy mạnh cải tổ nền kinh tế, chính quyền V.Putin đã chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập cơ chế song phương với Trung Quốc, tạo cơ sở cho hợp tác kinh tế Nga - Trung nhanh chóng phát triển.
* Quan hệ thương mại-đầu tư
Giai đoạn từ năm 2001 đến 2008: Ngay trong cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước tháng 7/2001, ngoài việc ký kết các văn kiện quan trọng về việc thiết lập và phát triển mối quan hệ "Láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác hướng tới
thế kỷ XXI", hai nước còn nhấn mạnh về mục tiêu hợp tác kinh tế. Tháng 9/2001,
trong cuộc gặp gỡ định kỳ giữa Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nga, hai bên đã nhấn mạnh hợp tác giữa các xí nghiệp vừa và lớn của hai nước và sự hợp tác trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật [35,7]. Còn trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 8/2002 của Thủ tướng Nga Casianôp, hai bên đã thoả thuận xây dựng nền tảng ổn định lâu dài, phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh trao đổi sản phẩm công nghệ cao, máy móc điện tử; đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường ống dẫn dầu Siberia - Đại Khánh; cho các ngân hàng thương mại
thanh toán các vụ giao dịch bằng phương thức chuyển đổi trực tiếp đồng rúp và đồng nhân dân tệ...
Trong chuyến thăm Nga lần đầu tiên của Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (tháng 6/2003), vấn đề kinh tế - thương mại tiếp tục được coi là nội dung chính trong hội đàm hai nước. Hai bên khẳng định cần đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ kỹ thuật cao, năng lượng, vận tải, năng lượng hạt nhân, vũ trụ, hàng không vũ trụ, đầu tư, hợp tác biên giới…. Sau cuộc đàm phán, Nga và Trung Quốc lập thêm 3 tiểu ban là hợp tác hàng không vũ trụ, thông tin và công nghệ tin học. Hai bên xác định khai thác điểm tăng trưởng mới, tiến hành hợp tác theo chiều sâu trong điều kiện nền kinh tế thị trường là phương hướng cơ bản trong phát triển quan hệ kinh tế mậu dịch hai nước.
Trong Tuyên bố chung tháng 10/2004, Nga và Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại bởi đây là yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung [24,70]. Cùng với việc triển khai các kế hoạch hợp tác nhiều mặt trung và dài hạn, Nga và Trung Quốc còn thống nhất thành lập Hiệp hội doanh nhân Trung Quốc và Nga để hiện thực hoá các kế hoạch và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước. Trong Hội thảo đầu tư Nga - Trung lần thứ nhất năm 2004, Nga và Trung Quốc đã ký 12 dự án với tổng trị giá 700 triệu USD. Đến Hội thảo đầu tư Nga - Trung lần thứ hai năm 2005, hai nước tiếp tục đạt được những thoả thuận về 7 dự án đầu tư lớn và trung bình như hoáchất, các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, điện tử, an ninh điện tử với tổng số vốn là 1,5 tỷ USD. Hội thảo đầu tư Nga - Trung lần thứ 3 (năm 2006), hai nước đã kí 8 dự án hợp tác với số tiền đầu tư là 800 triệu USD [12, 97].
Song song với việc đề cao hơn nữa phát triển chiều sâu hợp tác thương mại, Tuyên bố chung năm 2007 còn đưa ra kế hoạch và quyết tâm của chính phủ hai nước trong việc tăng cường phối hợp để thực hiện các chiến lược phát triển của khu vực Viễn Đông của Nga và vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trong khuôn khổ
"năm Trung Quốc tại nước Nga", năm 2007 đã ghi dấu sự ưu tiên đặc biệt của chính phủ hai nước cho chính sách phát triển hợp tác kinh tế cũng như quan hệ thương mại Nga - Trung. Bắt đầu từ Hội chợ thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Nga tháng 3/2007 với sự tham gia của 200 tập đoàn và công ty lớn [24,65], các hoạt động như tổ chức nhiều diễn đàn đầu tư Nga - Trung tại Khabarovsk, Saint Peterburg; các Hội chợ thương mại hai nước tại thành phố Cáp Nhĩ Tân cũng như sự hợp tác trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã diễn ra rất hiệu quả.
Trong cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Đ. Medvedev tháng 5/2008, hai bên đã ký một loạt các văn kiện quan trọng như "Hiệp định hợp tác xây dựng cơ sở làm giàu uranium tại
Trung Quốc" trị giá 1 tỉ USD trong vòng 10 năm; Thoả thuận song phương về
hợp tác xây dựng 28 khu công nghiệp tại Nga (từ 2008 đến 2012); Hiệp định hợp tác giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Quốc và nhà máy cơ khí quang học Ula của Nga [73].
Kim ngạch thương mại Nga – Trung giai đoạn 2001-2008
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch (tỷ USD) 10 10,67 15,76 (tăng 31.1%) 21,32 (tăng 34,7%) 29,1 (tăng 37,1%) 33,4 48,0 55,9 (tăng 38,7%)
Nguồn: Cơ quan Thương mại Nga tại Trung Quốc (russchinatrade.ru)
Trên cơ sở hợp tác kinh tế hai nước không ngừng được đẩy mạnh, tính đến cuối năm 2002 có 474 doanh nghiệp Trung Quốc được Bộ Ngoại thương Nga phê chuẩn đầu tư tại Nga với số vốn đầu tư là 303 triệu USD [47, 48]. Nga có tổng cộng 1.383 dự án đầu tư tại Trung Quốc với số vốn là 706 triệu USD [47, 51]. Lượng đầu tư trực tiếp của Nga vào Trung Quốc và ngược lại từ năm 2005 đến năm 2008 cũng tăng trưởng đáng kể, nếu năm 2005 lượng đầu tư của Trung Quốc vào Nga là 465 triệu USD thì đến năm 2008 con số này lên tới hơn 1,6 tỷ USD [76,6]. Trọng điểm ưu tiên trong đầu tư của các doang nghiệp Trung Quốc tại Nga là hợp tác năng lượng, chế biến gỗ, điện tử tiêu dùng, truyền thông
và xây dựng. Về phía Nga, nếu năm 2005 tổng lượng đầu tư trực tiếp của Nga vào Trung Quốc là 541 triệu USD thì đến cuối năm 2007, con số này đạt 720 triệu USD [76,6], hầu hết các dự án đầu tư của Nga vào Trung Quốc tập trung vào sản xuất, luyện kim và giao thông.
Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2008, quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Nga có những bước phát triển vượt bậc, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng hơn 5 lần từ 10 tỷ USD năm 2001 lên 55,9 tỷ USD vào năm 2008. Trung Quốc luôn là một trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Nga.
* Từ năm 2009-2013
Năm 2009, lần đầu tiên khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Nga bị giảm kể từ năm 1997, giá trị thương mại giữa hai nước so với năm 2008 giảm 31,8% và Nga lần đầu tiên trong nhiều năm không nằm trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tiếp theo, năm 2010, Nga chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Trung Quốc (tổng giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước đạt hơn 55 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Nga đạt 25 tỷ USD còn nhập khẩu đạt hơn 29 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho giá nguyên nhiên liệu bị giảm, mà đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga sang Trung Quốc.
Ngược lại, Trung Quốc luôn nằm trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Nga, cụ thể năm 2009 Trung Quốc đứng thứ 3 trong các đối tác thương mại của Nga, từ năm 2010 đến 2012 Trung Quốc luôn đứng ở vị trí thứ nhất, theo đó Trung Quốc luôn đứng thứ hai về xuất khẩu và đứng thứ nhất về nhập khẩu của Nga. Thị phần của Trung Quốc trong tổng ngoại thương của Nga trong năm 2011 và 2012 chiếm ở mức 10,2% và 10,6%.
Năm 2010, trong Tuyên bố chung hai bên khẳng định nền kinh tế hai nước đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, nên sự hợp tác song phương sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của nền kinh tế. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết 19 hiệp định hợp tác và văn kiện nhằm
mở rộng cơ sở pháp lý của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, góp phần phát triển hạ tầng cơ sở cho các mối quan hệ thiết thực. Các thỏa thuận hợp tác mới về các lĩnh vực: công nghệ cao, khí đốt, thương mại, nông nghiệp, tài chính, văn hóa...; xúc tiến thành lập các Khu kinh tế tại vùng biên giới chung. Các hợp đồng kinh tế mới trị giá tổng cộng 8,5 tỷ USD. Ðáng chú ý là một hợp đồng về năng lượng, theo đó công ty Atomstroyexport của Nga sẽ xây dựng thêm hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Ðiền Loan hiện đại nhất của Trung Quốc. Hai bên quyết định sẽ trao đổi thanh toán thương mại bằng đồng rúp và nhân dân tệ, thay vì đồng USD như trước đây. Hai bên cũng nhất trí về một kế hoạch hợp tác đầu tư Nga-Trung cũng như chương trình phối hợp hoạt động giữa các khu vực Viễn Ðông và đông Xiberi của Nga với vùng đông-bắc Trung Quốc.
Thương mại hai nước có sự khởi sắc trong năm 2011 khi tổng giá trị thương mại lên đến 79 tỷ USD và cán cân thương mại lần đầu tiên trong vòng nhiều năm đã nghiêng về phía Nga khi Nga xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 38 tỷ USD, và Nga trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Trung Quốc.
Năm 2012, trong chuyến thăm Trung Quốc sau khi nhậm chức của Tổng thống Putin, Nga và Trung Quốc đã ký 12 thỏa thuận về ngoại giao và kinh tế nhằm thúc đẩy thương mại song phương và ký một thỏa thuận thành lập quỹ đầu tư chung trị giá 4 tỷ USD. Quỹ Nga và Quỹ phúc lợi nhà nước Trung Quốc đóng góp mỗi bên 1 tỷ USD vào quỹ chung này, phần còn lại do các nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn. 70% số tiền của quỹ chung được đầu tư cho các dự án tại Nga, phần còn lại đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, nông nghiệp, giao thông và hậu cần. Nga và Trung Quốc quyết tâm nâng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương hiện ở mức 80 tỷ USD/năm lên 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020.
Tiếp theo đà tăng trưởng, thương mại hai nước trong năm 2012 đã đạt hơn 88 tỷ USD và cán cân thương mại gần như là cân bằng khi nhập khẩu và xuất
khẩu giữa hai nước đều đạt ở mốc 44 tỷ USD. Nga trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc.
Năm 2013, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tại Nga, các bên đã ký kết hàng loạt văn kiện quan trọng về phát triển hợp tác năng lượng. Tập đoàn "Rosneft" và tập đoàn Trung Quốc CNPC đã ký Thỏa thuận về những điều kiện cơ bản cung cấp dầu thô theo điều kiện thanh toán trước. "Rosneft" và CNPC còn ký Hiệp định về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực thăm dò địa chất, khảo sát, khai thác và bán sản phẩm dầu khí. Tập đoàn Nga "Gazprom" và CNPC ký Bản ghi nhớ về dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua tuyến đường ống lộ trình phía đông. Còn trong khuôn khổ hội đàm nguyên thủ song phương Trung-Nga tại Hội nghị cấp cao G20 tại St. Petersburg ngày 5/9/2013, các tập đoàn cảu Nga và Trung Quốc đã ký và triển khai hợp tác 33 dự án cụ thể trên 6 lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ điện tử, công nghệ động cơ hàng không, vật liệu composite và công nghệ quang điện.
Như vậy tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại giữa hai nước giai đoạn 2008-2012 trung bình là 16,64%, cao hơn 3,18% so với tốc độ tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc cùng giai đoạn này. Trong khi đó, tốc độ nhập khẩu hàng hóa Nga của Trung Quốc tăng trung bình 19,56% và xuất khẩu hàng hóa sang Nga tăng trung bình 16,44%.
Điểm đặc biệt trong giai đoạn 2009-2012 là giá trị hàng hóa công nghiệp của Trung Quốc xuất sang Nga tăng đáng kể (sản phẩm hóa học, thép và sản phẩm từ thép, phương tiện giao thông...), cụ thể năm 2009 tổng giá trị các sản phẩm này trong thị phần xuất khẩu chiếm từ 83,0% năm 2008 lên 86,6% năm 2012. Đặc biệt các sản phẩm máy móc thiết bị công nghiệp đã đạt 42,4% vào năm 2012. Trong khi đó, Nga chủ yếu xuất sang Trung Quốc các sản phẩm nguyên liệu thô như sản phẩm nông nghiệp, than đá, năng lượng, dầu khí, các loại quặng kim loại, thị phần của các sản phẩm này tăng từ 76,3% năm 2008 lên 88,5% năm 2012 [11, 29].
Một đặc điểm nữa trong thương mại hai nước là Nga luôn ủng hộ Trung Quốc giữ vững định giá của đồng nhân dân tệ hiện nay, đồng thời hai nước mở rộng khu vực thanh toán bằng đồng Rúp và nhân dân tệ trong buôn bán song phương. Việc chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong buôn bán song phương Nga-Trung sẽ đem lại những lợi ích kinh tế, trong bối cảnh hai nước này có nhiều đối tác thương mại và tài chính muốn loại bỏ đồng USD khỏi phương thức thanh toán.
Kim ngạch thương mại giữa Nga với Trung Quốc giai đoạn 2006- 2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch (tỷ USD) 28,7 40,3 55,9 39,5 59,3 83,5 88,15 Xuất khẩu 15,8 15,9 21,1 16,7 20,3 35,2 44,1 Nhập khẩu 12,9 24,4 34,8 22,8 39,0 48,3 44,05 Cán cân 2,8 - 8,5 - 13,6 - 6,2 -18,7 -13,1 -0,5
Nguồn: Cơ quan Thương mại Nga tại Trung Quốc (russchinatrade.ru) * Về đầu tư: Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư vào nền kinh tế Nga 1,887 tỷ USD, giảm 04 lần so với năm 2010, trong số đó chỉ có 591 triệu USD là đầu tư trực tiếp (chiếm 31%) còn 1,296 tỷ USD (chiếm 69%) là các dạng đầu tư khác. Trong khi đó năm 2009, Trung Quốc đầu tư vào Nga 9,757 tỷ USD, nhiều hơn gấp 24,3 lần năm 2008 (năm 2008 chỉ là 402 triệu USD), trong số đó có 300 triệu là đầu tư trực tiếp.
Tính đến hết năm 2011, tổng khối lượng Trung Quốc đầu tư vào Nga là 27,616 tỷ USD (năm 2009 là 10,343 tỷ USD, năm 2008 – 832 triệu USD), trong số đó chỉ có 1,389 tỷ USD là đầu tư trực tiếp (tức khoảng 5%). Trung Quốc đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Nga. Trong khi đó trong năm 2011, Nga đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc 177,8 triệu USD (năm 2009 là 401,13 triệu USD, 2008 là 336), trong đó có 20,6 triệu USD là đầu tư trực tiếp (chiếm 15,8%) [78]
khoáng sản thô xuất sang Trung Quốc chiếm đến 75,6%, trong năm 2012 là 72,2%. Các sản phẩm công nghiệp hóa chất chiếm từ 9,4% đến 9,6%, gỗ chiếm 8,1% đến 10,1%, thiết bị máy móc công nghiệp chiếm 2,9%, sản phẩm nông nghiệp chiếm 2,9% đến 2,8%, các sản phẩm sắt-thép chiếm 0,9% đến 1,1% [78].
* Hợp tác năng lượng:
Trong quan hệ kinh tế Nga - Trung Quốc, nguồn hàng hoá được coi là chiến lược quan trọng nhất là năng lượng. Nga là một nước có nguồn năng lượng lớn, chiếm 1/7 tổng sản phẩm năng lượng của thế giới, trữ lượng dầu mỏ chiếm 13% tổng trữ lượng toàn cầu (đứng thứ 7 thế giới), trữ lượng khí thiên nhiên chiếm 36% của thế giới [83,14]. Do vậy, Nga rất cần có một thị trường rộng lớn, còn Trung Quốc lại là một "người khổng lồ thiếu năng lượng" [56,56]. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về năng lượng gia tăng (nếu ở năm 2005, mức độ tiêu thụ dầu của Trung Quốc 6,8 triệu thùng/ngày, thì năm 2013 con số này tăng gần gấp đôi tức là 11 triệu thùng/ngày, dự kiến năm 2014 là 12 triệu thùng/ngày). Theo thống kê của trung tâm năng lượng thế giới, đến tháng 9/2013, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu