Nghĩa hiện thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm Đường sống (Trang 71 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. nghĩa hiện thời

Tư tưởng Tônxtôi về cái thiện, hạnh phúc, tình yêu thương hay nghĩa vụ có ý nghĩa sâu sắc đối với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Chưa bao giờ người ta nói nhiều về đạo đức như hiện nay với những vấn đề nóng bỏng như môi trường ô nhiễm, tham nhũng, nền tảng gia đình bị lung lay, tội phạm gia tăng, căng thẳng trên biển Đông, xung đột đẫm máu ở dải Gaza, khủng hoảng chính trị ở Ukraine,..Những vấn đề đó ắt hẳn có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn có nguyên nhân sâu xa là việc đạo đức con người đang bị băng hoại, xuống cấp trầm trọng, bởi vì nếu mỗi người trên trái đất này đều sống bằng tình yêu thương đồng loại, đều đối xử với nhau bằng bản tính lương thiện, nhân ái, khoan dung thì thế giới này đã vô cùng tốt đẹp và người dân được chung sống mãi mãi trong hòa bình, ổn định.

Ở nước ta hiện nay, đạo đức đang ở mức độ báo động với nhiều biểu hiện coi nhẹ giá trị đạo đức truyền thống, gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, tạo hố sâu ngăn cách tình người, đi ngược lại với những đạo lý tốt đẹp đã được cha ông bao đời gây dựng. Mỗi ngày trôi qua báo chí lại nóng hơn với những vụ việc đau lòng, người ta căm phẫn khi sự suy đồi đạo đức hiện diện ở cả những ngành nghề, những đối tượng vốn được xem là biểu tượng của đạo đức như ngành y. Dư luận vẫn chưa khỏi bàng hoàng về vụ Nguyễn Mạnh Tường - bác sỹ bệnh viện Bạch Mai mở trung tâm thẩm mỹ hành nghề khi chưa có giấy phép, gây tử vong cho khách hàng và còn ném xác bệnh nhân xuống sông phi tang. Bất kỳ ai có lương tâm khi nghe tin này đều bàng hoàng, phẫn nộ và không thể chấp nhận được.

Chính mặt trái của kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế đã và đang gây ra những tác động xấu đến đời sống đạo đức trong xã hội Việt

Nam, giờ đây đồng tiền lên ngôi chi phối tất cả, dưới sức mạnh hủy hoại khủng khiếp của nó, quan hệ tốt đẹp giữa người với người đã trở nên bạc bẽo, xa lạ. Vì ma lực của đồng tiền, người ta sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình, lừa gạt người thân, hãm hại bạn bè, vứt bỏ đồng loại một cách không thương tiếc.

Ngay cả những quan hệ trong gia đình cũng bị sức mạnh của đồng tiền làm băng hoại. Gia đình vốn là mái ấm của mọi người, là suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng, chở che những tâm hồn thơ dại, đồng thời gắn kết các thành viên bằng tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng, vậy mà giờ đây người ta đã và đang phải chứng kiến bao bi kịch đau lòng, mà kẻ gây ra những bi kịch đó không ai khác chính là người sống trong cùng một mái nhà với nạn nhân. Từ vụ một bà mẹ trẻ ném xuống giếng lạnh đứa con mới ba tháng tuổi của mình chỉ vì muốn ly hôn với chồng, hay vụ người vợ thuê người phóng hỏa giết ba người nhà chồng vì những lời khuyên nhủ chân thành của người anh chồng cho đến vụ con gái vung dao giết chết cha già vì cãi cọ to tiếng…Những vụ án đau lòng về gia đình chưa có dấu hiệu ngừng lại, thậm chí còn gia tăng với tính chất độc ác hơn. Chúng ta đã biết gia đình vốn là tế bào của xã hội, nếu cái tế bào đó chẳng yên ấm thì đất nước cũng không thể ổn định để phát triển đồng đều.

Trong xã hội đang có sự nguội lạnh tình người và đầy rẫy những tính toán cá nhân này, người ta nhận ra sự vô giá của tình yêu thương, cái thiện và ngộ ra ý nghĩa của những quan niệm về đạo đức của Lép Tônxtôi, thấy ở đó thứ ánh sáng của chân lý cuộc đời – giản đơn mà thấm thía. Khi chúng ta biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương, bằng tâm hồn lương thiện chúng ta sẽ được hạnh phúc. Mỗi người chúng ta phải tự tu dưỡng đạo đức thì mới mong xã hội tốt đẹp được, ta không nên đòi hỏi xã hội đã làm được gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Ai cũng biết tình yêu quê

hương đất nước xuất phát từ tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương, từ những người gần gũi, thân thuộc. Nếu mỗi người đều đối xử với nhau bằng sự yêu thương chân thành thì tình người đó được nuôi lớn thành tình yêu Tổ quốc, và khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu thương đồng loại trở thành động lực để mỗi người tình nguyện chiến đấu quên mình. Bởi vậy, đạo đức luôn là một nền tảng cần thiết cho xã hội, nếu một xã hội phát triển mạnh về kinh tế mà lãng quên đạo đức thì xã hội đó sẽ có nhiều bất ổn, không bền vững, tựa như tòa lâu đài vững chắc được xây trên nền móng là cát.

Những quan niệm đạo đức của Lép Tônxtôi còn có ý nghĩa nhân loại. Trong khoảng hơn 5 năm gần đây, thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia rải rác trên các châu lục với những thiệt hại nặng nề về người và của, đe doạ nghiêm trọng đến nền hòa bình chung. Trong bối cảnh đó, người ta tìm về những giá trị đạo đức của Đường sống, thấy ở Lép Tônxtôi những mẫu mực thiết thực của tình người, những yếu tố giúp thế giới có thể chung sống hòa bình dưới cùng một mái nhà, một mặt đất. Để có thể cứu nhân loại thoát khỏi cảnh chiến tranh và tàn sát lẫn nhau chỉ có một phương cách đó là, tạo lập giữa loài người tình yêu thương, lòng nhân ái, khoan dung. Khi chúng ta biết xót thương con người, chúng ta sẽ không nỡ làm tổn hại đến người khác dù họ là ai, màu da thế nào, quốc tịch ra sao.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ vươn mình với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhưng trớ trêu thay, con người càng hiểu biết thì dường như cái ác càng tinh vi hơn. Chúng ta đang phải đấu tranh với bộ mặt mới của cái ác, đó là cái ác gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của tri thức: “Cái ác len lỏi khắp các ngõ ngách của đời sống con người, thậm chí ngang nhiên đi giữa loài người. Cái ác đang chiếm và tìm cách tiếp tục chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động của các nước nghèo để cho các nước giàu càng trở nên giàu hơn và đẩy thế giới vào hai

cực đối lập, ngăn cách ngày càng sâu. Không thể nào chấp nhận, bằng lòng với một thế giới mà trong đó bộ phận người chỉ có con số hàng chục mà lại chiếm đến 80-90% thu nhập của toàn bộ thế giới. Cùng với sự ích kỷ cá nhân và giai cấp, cái ác đã và đang biến dân tộc và những giá trị dân tộc vốn là sản phẩm của sự phát triển tích cực của lịch sử nhân loại, thành chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, không thèm đếm xỉa đến quyền lợi, lịch sử và văn hóa của các dân tộc, nước khác. Tuyệt đối hóa những đặc thù về văn hóa khu vực, về tôn giáo, cái ác gây nên những xung đột, hận thù khó có thể hàn gắn ngày một ngày hai. Dưới màu áo dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, lẽ phải nhưng thực ra là vì những lợi ích riêng, cái ác chia rẽ con người, biến con người thành những lực lượng thù địch.

Cái ác lao vào hai tòa nhà thương mại ở nước Mỹ và chỉ trong một khoảnh khắc cướp đi cuộc sống của hơn 3000 người vô tội, ngay cả trong những giấc mơ, nỗi đau đó vẫn không thể xoa dịu. Trong những cuộc khủng bố khác diễn ra trong nhiều năm qua ở các nước Irắc, Ápganixtăng, Pakixtăng và ở một số nước khác, cái ác cũng đã làm hàng trăm ngàn người vô tội phải vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống hạnh phúc của mình. Chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức đều là hiện thân của cái ác. Cái ác còn gây nên những nguy cơ khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, sự mất cân bằng về nhiệt độ, khí hậu, sự ô nhiễm, lũ lụt và thậm chí cả những bệnh tật hiểm nghèo. Những tội ác đó do con người gây ra nên chỉ có con người mới chấm dứt được cái ác” [10, tr.1]

Đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp đinh Genevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, thế giới chấn động vì sự kiện máy bay MH17 bị bắn rơi khi bay qua vùng chiến sự tại Ukraine. Sự kiện đau xót này nhắc cả thế giới rằng, trái đất vẫn chưa được bình yên khi con người ngày càng trở nên độc ác hơn. Thương thay cho những người thiệt

mạng trên chuyến bay này, họ chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Thế giới cần ngăn chặn bàn tay chết chóc của chiến tranh, của bạo lực vẫn đang rình rập, để người chết cũng có được tiếng nói riêng của mình. Nhân loại vẫn rất cần chung tay để bảo vệ và giữ gìn hòa bình, đừng tiếp tay cũng đừng làm ngơ cho cái ác hoành hành. Nếu những tai họa mà nhân loại phải chịu đựng phần nhiều đến từ sự ích kỷ, tham lam và mù quáng của con người thì ngược lại, loài người cũng hoàn toàn có thể có một cuộc sống hạnh phúc, yên ấm nếu biết yêu thương và chia sẻ. Vận mệnh con người ra sao do chính con người quyết định.

Điều Lép Tônxtôi mong muốn ở thế giới này không phải là sự chia rẽ, hận thù, chiến tranh, không phải là bạo lực và sự hỗn độn. Điều ông mong muốn chính là tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự chia sẻ với những người đang chịu sự bất công. Và đó là mong mỏi chính đáng của Lép Tônxtôi. Quan niệm về yêu thương con người của Lép Tônxtôi cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị khi mà thế giới vẫn tiềm ẩn những bất ổn, đe dọa cuộc sống bình yên của con người: “Quả đã quá rõ, rằng nếu chúng ta vẫn tiếp tục sống như hiện nay và trong cuộc đời của mỗi cá nhân cũng như của các quốc gia riêng lẻ chỉ mưu cầu lợi ích cho mình và cho đất nước mình, và như hiện nay, vẫn tiếp tục dùng bạo lực để đảm bảo có được nguồn lợi ấy, thì, vì tất yếu phải gia tăng các phương tiện để người này chống lại người kia, nước này chống lại nước kia, chúng ta, thứ nhất, sẽ ngày càng khánh kiệt do phải ném phần lớn sức sản xuất của mình vào việc vũ trang, thứ hai, do hủy diệt những người khỏe mạnh nhất trong các cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau, nên ngày càng bị suy thoái và băng hoại đạo đức” [45, tr.625]. Lép Tônxtôi đã dũng cảm lên án những kẻ cầm đầu chiến tranh với đạo đức đã thối nát, băng hoại tột cùng.

Cái ác khiến nhân loại ở thời đại chúng ta phải khốn khổ thường bắt nguồn từ chỗ, phần đông trong số họ đang sống thiếu cái tạo nên kim chỉ nam hợp lý cho mọi hoạt động - tình yêu thương giữa con người với con người. Chiến tranh phi nghĩa chính là hố sâu chia tách lòng người, là những thống khổ không cần cho ai và chẳng bởi cái gì, chỉ là sự u mê, sự hóa thú của con người. Chiến tranh phi nghĩa khai mầm tai họa và gieo rắc điều gian ác, ở đâu có chiến tranh ở đó không còn công lý, chỉ có sự hủy diệt. Chiến tranh khiến trái tim con người bị chai sạn và những dục vọng tồi tệ nhất của nó được nuôi dưỡng. Chỉ khi chúng ta mang trong mình những tình cảm cao quý: tình yêu thương đồng loại, sự lương thiện và nhân ái, chúng ta mới quay lưng lại với chiến tranh, với cái ác, mọi người cùng nhau hướng về một thế giới hòa bình và ổn định. Tình cảm trực tiếp mách bảo mọi người rằng, sự phi lí, tàn khốc của chiến tranh là đối nghịch hoàn toàn với tất cả những gì được chúng ta xem là tốt đẹp và đích đáng. Bởi vậy, chúng ta cần phản đối chiến tranh chẳng những bằng thái độ vững tin, cương quyết, bình thản, mà còn tránh được ý thức về tội ác của mình.

Những quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức còn có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện nay. Suốt mấy chục năm qua biết bao nỗ lực khoa học đã bị vắt kiệt vào việc chế tạo các vũ khí hủy diệt để nhiều dân tộc, hàng loạt dân tộc tìm cách tiêu diệt, thôn tính lẫn nhau. Nếu con người biết yêu thương đồng loại thì những thành tựu của khoa học đã được ứng dụng một cách nhân văn, và Nhật Bản cũng không phải gánh chịu nỗi đau tột cùng khi bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Các mối đe dọa của việc sử dụng vũ khí hạt nhân là mối đe dọa diệt chủng và tự sát, là giết chết hàng trăm ngàn đến hàng triệu người dân vô tội và để lại hậu quả rất lâu dài. Sử dụng vũ khí hạt nhân là một hành động vô đạo đức. Vũ khí hạt nhân, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều tạo

ra rủi ro và đi ngược lại những nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao phức tạp, ví dụ như tình hình ở Ukraine và Crimea hiện nay. Nếu cho rằng Ukraine trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi vì nước này đã từ bỏ vũ khí hạt nhân cũng không có nghĩa là tất cả các quốc gia cần có vũ khí hạt nhân để ngăn chặn một cuộc xung đột. Nhân loại phải đi theo con đường khác để làm cho thế giới và thế hệ tương lai của chúng ta được an toàn, không có vũ khí hạt nhân, chúng ta vẫn phát triển, thậm chí ổn định.

Mặc dù Lép Tônxtôi bộc lộ những hạn chế trong quan niệm của mình, nhân loại không thể phủ nhận những đóng góp quý báu của Lép Tônxtôi. Thiết nghĩ trong xã hội mà nền tảng đạo đức đang bị hủy hoại nghiêm trọng như hiện nay, những quan niệm về tình yêu thương của Lép Tônxtôi thật đáng đem ra học tập. Xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu mỗi người chỉ khư khư ôm lấy bản tích ích kỷ, chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng mà quên đi lợi ích chung, thậm chí sẵn sàng đạp đổ tất cả để đạt được mục đích của mình. Xã hội cần người tài đức vẹn toàn chứ không cần những kẻ tài giỏi mà đạo đức mục ruỗng bởi những kẻ đó chỉ dùng tài của mình để làm hại cho đất nước đồng thời luôn đòi hỏi đất nước phải tôn vinh mình.

Con người cần có lòng yêu thương như cây xanh cần ánh sáng, như cá cần nước, như sa mạc mong mưa bởi nhờ có lòng yêu thương đồng loại mà con người có thể tồn tại và phát triển, có thể sống một đời thanh thản, hạnh phúc. Lòng yêu thương còn là chất keo gắn kết mỗi người với gia đình, quê hương, đất nước. Nếu không biết thương người tốt, xót phận không may, ghét kẻ xấu thì mỗi người sẽ không sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước của mình, không tình nguyện hy sinh cả máu xương và tuổi trẻ để đổi lấy tự do độc lập cho dân tộc. Lòng nhân ái chính là nét đẹp cao quý trong tâm hồn con người.

Những quan niệm sâu sắc của Lép Tônxtôi về tình yêu thương, cái thiện, nghĩa vụ và hạnh phúc giống như những liều thuốc bổ cho tâm hồn mỗi người, giúp cho con người trở nên cao quý hơn và biết đối xử đúng mực với cộng đồng. Do đó việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống là một nhu cầu bức thiết và là con đường phát triển nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ - nguồn lực tương lai của dân tộc. Để chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ bước bào cuộc sống cần có một chiến lược giáo dục đào tạo và bồi dưỡng thanh niên về mọi mặt thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức). Với ý nghĩa đó, những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm Đường sống (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)