Nho giáo thời kỳ độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 51)

Nho giáo thời kỳ đầu độc lập (Ngô, Đinh, Tiền Lê). Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương và thiết lập một triều đình phong kiến độc lập. Khác với họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền đã lập ra một nhà nước riêng biệt mà tính chất căn bản của nhà nước đó là một nhà nước trung ương tập quyền. Sự kiện này khẳng định bước trưởng thành của giai cấp phong kiến Việt Nam là có đủ khả năng lãnh đạo một quốc gia độc lập và là bước phát triển có tính chất quyết định đối với lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Tuy nhiên dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, mặc dù những cơ sở kinh tế, chính trị của chế độ phong kiến ngày được củng cố, nhưng ảnh hưởng và vị trí, vai trị của Nho giáo là khơng đáng kể.

Dưới các triều đại này có sự tồn tại song song của Nho, Phật, Lão. Nhưng trong ba “giáo” đó, Phật giáo có thế lực hơn cả. Thời kỳ này Phật giáo được coi là quốc giáo. Phật giáo không chỉ ảnh hưởng tới đông đảo quần chúng nhân dân mà còn ảnh hưởng tới triều đình. Nhiều sư tăng cũng đồng thời là giới trí thức của giai cấp phong kiến, họ vừa am hiểu Phật giáo vừa am

hiểu cả Nho giáo, được triều đình trong dụng. Sách Tồn thư đã chép việc sư Ngô Chân Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng mời đến hỏi chuyện, mến phục sư và phong cho chức tăng thống (chức quan đứng đầu phật giáo), về sau còn được vua Đinh và Lê Hồn ban hiệu là Khng Việt đại sư (Đại sư Khng phị nước Việt); sư Trương Ma Ni được vua phong cho chức tăng lục (chức quan trông coi Phật giáo sau Tăng thống); nhiều nhà sư giỏi tiến Hán được nhà vua sai tiếp sứ, làm ngoại giao.

Không những mộ Phật giáo các triều đại này còn mộ Đạo giáo. Nhiều đạo sĩ được nhà vua trọng dụng, ưu đãi. Pháp sư Văn Du Tường được vua Đinh Tiên Hồng “lấy lễ thầy trị” mà nhờ pháp sư chém chết hung thần xương cuồng; đạo sĩ Đặng Huyền Quang được nhà vua ban chức Sùng chân uy nghi (chức quan trông coi đạo giáo).

Trong khi Phật giáo, Đạo giáo được triều đình đặc biệt ngưỡng mộ, là chỗ dựa của triều đình phong kiến, thì Nho giáo lại khơng có bước phát triển nào đáng kể. Ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo là hết sức mờ nhạt trong xã hội cũng như trong triều đình. Bộ máy quan liêu chặt chẽ với chế độ khoa cử dựa trên tầng lớp sĩ phu chưa được thiết lập. Tầng lớp trí thức trong xã hội khơng phải là các Nho sĩ mà là các Cao tăng.

Nho giáo thời Lý Trần. Đầu thế kỷ XI với việc xác lập triều Lý đã mở

ra một thời kỳ phát triển mới về mọi mặt của xã hội Đại việt, là cái mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tồn bộ q trình phát triển của dân tộc ta thời phong kiến.

Xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt không chỉ là nhu cầu của mọi tầng lớp người Việt Nam mà còn là xu thế tất yếu khách quan hợp quy luật phát triển. Bởi vì có như vậy mới giỡ được nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia , mới có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để khắc phục có hiệu quả những nguy cơ đe doạ sự ổn định của đất nước và đè bẹp những cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài .

Nhưng vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định là nhà nước phong kiến Việt Nam phải đồn kết và tập hợp ý chí và sức mạnh của tồn dân tộc mới có thể thực hiện thành cơng những nhiệm vụ chính trị vừa mang tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài, sống cịn. Để thực hiện được điều này cần có sự định hướng về mặt tư tưởng. Do vậy chọn lựa một tư tưởng nào đó vừa phản ánh ý chí, lợi ích của giai cấp phong kiến, vừa có thể đồn kết, tập hợp sức mạnh của các tầng lớp người Việt Nam trong việc xây dựng một nhà nước Đại Việt hùng mạnh về mọi phương diện, có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của đất nước, của chế độ phong kiến.

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nhà nước phong kiến Việt Nam đều nhận thức sâu sắc rằng cả ba dịng tư tưởng Nho, Phật, Lão đều có vị trí, vai trị, chức năng riêng. Nhưng lại hết sức cần thiết đối với việc cai trị xã hội và con người “dĩ Phật trị Tâm, dĩ Đạo trị thân, dĩ Nho trị thế”. Do vậy khơng thể bỏ một dịng tư tưởng nào. Chính vì vậy các triều đại Lý, Trần trong buổi đầu và phát triển sự nghiệp của mình đã chủ trương một chính sách khoan dung, hồ hợp, chung sống hồ bình giữa ba dịng tư tưởng đó trong hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão. Đây là một chủ trương sáng suốt đúng đắn không chỉ phù hợp Với cơ cấu kinh tế xã hội mà còn giúp cho quốc gia, nhà nước phong kiến Đại Việt vượt qua nhiều thử thách khốc liệt và góp phần bảo vệ và phát triển đất nước về mọi mặt.

Trong cấu trúc hệ tư tưởng kết hợp ấy, các triều đại Lý Trần chủ yếu kết hợp Phật giáo với Nho giáo, giáo lý với thực tiễn đời sống. Mặc dù các triều đại này coi Phật giáo là quốc giáo, nhưng vị trí và vai trị của Nho giáo trong đời sống chính trị - xã hội ngày càng chiếm ưu thế và được chú trọng phát triển. Nhà Lý sùng Phật, nhưng muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến không thể không dựa vào Nho giáo ngày một nhiều. Năm 1070 Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối và thất thập nhị hiền. Năm 1075 mở khoa thi “Minh kinh bác học” (Kẻ sỹ học rộng

sáng tỏ kinh điển), năm 1076 xây Quốc Tử Giám, năm 1095 mở kỳ thi tam giáo…Trong cả nước đã có những trường học của nhà nước, của nhà chùa và của nhà Nho. Nho giáo có chỗ đứng ngày càng vững.

Sang thời Trần , Nho giáo ngày càng phát triển. Các khoa thi được mở ra ngày càng đều đặn nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước và đáp ứng nhu cầu văn hoá của tầng lớp trên. Trường học được mở ngày càng nhiều, năm 1236 Trần Thái Tơng lập Quốc Tử Viện, ở đó dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh cho con em các nhà quý tộc , năm 1253 Quốc Học Viện được thành lập là nơi dành cho Nho sỹ ơn bài. Ngồi ra cịn có các trường tư nổi tiếng như trường của Chu Văn An, trường của Chiêu Quốc Vương. Triều Trần đặt ra “Tam khôi” (trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) làm cho sự thi cử có một hào quang hấp dẫn…

Điều đó chứng tỏ Nho giáo ngày càng có vị trí, vai trị nhiều hơn trong đời sống tinh thần của con người và xã hội. Nếu như lúc đầu Nho giáo mới chỉ được triều đại phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc để trị nước thì đến cuối triều Trần đẫ trở trành ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội. Nền giáo dục khoa cử ngày càng khởi sắc hơn, khoa cử Nho học được tổ chức đều đặn thường xuyên hơn; tầng lớp Nho sỹ ngày càng càng phát triển, trong đó nhiều người đỗ đạt như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hải, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi…đã được giữ các chức vụ cao trong triều đình và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền văn hố dân tộc.

Nho Giáo thời Lê (Hậu Lê). Đến thời Lê Nho giáo đã phát triển cực thịnh, trở thành hệ tư tưởng chính thống của Đại Việt. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngơi hồng đế đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội phong kiến Việt Nam. Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa chế độ phong kiến, một trong những nhiệm vụ thiết yếu mà các nhà vua thời Lê quan tâm là cố gắng kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung mang tính quan liêu chuyên chế. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Triều Lê

khơng chỉ kiện tồn, cải cách bộ máy hành chính quan liêu nhằm đề cao địa vị, vai trò của nhà vua; khôi phục và phát triển kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp và nội thương), đề cao vai trò chỉ đạo, can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế xã hội mà cịn khơng ngừng củng cố chủ quyền dân tộc và duy trì sự thống nhất của quốc gia dân tộc (thông qua quan hệ với nhà Minh và các nước lân bang)…Chính trong bối cảnh trên đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi để Nho giáo phát triển hơn thời Lý, Trần và đạt tới địa vị độc tôn dưới thời Lê Thánh Tông.

Cũng giống như thời Lý, Trần. Nho giáo tiếp tục được triều đình phong kiến sử dụng như một cơng cụ để ổn định và phát triển đất nước sau chiến tranh, đặc biệt trong việc xây dựng, duy trì mơ hình của chế độ phong kiến trung ương tập quyền và trong việc trị nước, Nho giáo hố tồn bộ đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà các ông vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung tơn giáo, tam giáo đồng nguyên trên lĩnh vực hệ tư tưởng thời Lý, Trần để độc tôn Nho giáo. Nhà nước phong kiến bằng nhiều chính sách để thực hiện mục đích này: Như đề cao Nho giáo (chủ yếu là Tống Nho) là hệ tư tưởng chính thống của nhà nước, là bệ đỡ tư tưởng cho chế độ phong kiến quân chủ quan liêu; duy trì địa vị, quyền uy tối thượng của nhà vua, theo đó nhà vua là con trời, là người giữ mệnh trời, thay trời trị dân.

Nhà Lê phát triển nhanh việc giáo dục và thi cử theo kiểu Trung Quốc. Năm 1428, Lê Lợi lập Quốc tử Giám ở kinh thành và nhiều trường học ở các đạo. Năm 1483 Lê Thánh Tông xây dựng lại Văn Miếu và lập nhà Thái Học. Năm 1434 nhà Lê bắt đầu quy định thể lệ thi cử. Năm 1442 mở khoa thi hội đầu tiên. Năm 1480 vua Lê Thánh Tông định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu, Ghi lý lịch các vị tiến sỹ từ khoá 1442 trở đi. Học và thi đi vào quy củ, cứ ba năm một kỳ thi Hương ỏ các đạo, ở kinh thành ba năm một kỳ thi hội. Việc tuyển lựa quan lại thông qua thi cử Nho học đã tạo ra đội ngũ quan lại từ nho sỹ rất đơng đảo. Kẻ sỹ (trí thức Nho giáo) trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng.

Tư tưởng đạo đức Nho giáo được truyền bá tới tận làng xã, vì vậy ảnh hưởng của Nho giáo cũng sâu rộng hơn. Việc đề cao giáo dục thi cử theo Nho học đã tạo ra tâm lý say sưa học hành tìm danh lợi , mục đích học để làm quan trở nên phổ biến và được lưu truyền mãi sau này.

Cuối đời Lê. Triều đình phong kiến đi vào con đường truỵ lạc, hưởng thụ, bỏ mất cái đạo trị nước là làm “ích nước , an dân”, xa rời đạo thánh hiền. Các phe phái trong triều đình tranh giành nhau về quyền lực và địa vị làm cho mọi trật tự xã hội được thiết lập trước đây bị đảo lộn. Chiến tranh liên tục xảy ra, nhân dân sống trong đói khổ, lịng người ly tán, nhiều danh Nho chán ngán thế sự đã rút lui về ẩn sĩ quy điền. Nho giáo vẫn tiếp tục được tôn là quốc giáo nhưng đã tỏ ra bất lực trước thực tiễn xã hội. Những chuẩn mực đạo đức cương thường của Nho giáo tuy vẫn được nhắc tới, nhưng trên thực tế người ta vẫn bất chấp tất cả, Hiện tượng bề tôi lấn lướt bề trên trở thành phổ biến. Mạc Đăng Dung là bề tôi đã không giữ lễ, giết vua Lê Chiêu Tông, Lê Uy Mục giết Hồng thái hậu và diệt cơng thần, Lê Tương Dực nắm trọng trách lớn nhưng mải ăn chơi đến nỗi khơng giữ được quyền lực, Lê Chiêu Thống vì quyền lợi của cá nhân, gia tộc mà đầu hàng nhà Thanh, tiếp tay cho quân xâm lược…Điều này chứng tỏ chế độ phong kiến Việt Nam Và cả hệ tư tưởng Nho giáo đang lâm vào suy thoái , khủng hoảng.

Tóm lại từ thế kỷ XVI cho đến thời Nguyễn, mặc dù các vua chúa Việt Nam vẫn coi trong Nho giáo. Nhưng Nho giáo khơng phát huy được vai trị của mình. Những nguyên tắc đạo đức và lễ giáo phong kiến về cơ bản chỉ là hình thức. Trên thực tế Nho giáo mát dần địa vị độc tôn.

Nho giáo thời Nguyễn. Sang thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lên nắm quyền. Lúc này Nho giáo lại được đề cao. Triều đình tìm mọi cách để duy trì địa vị độc tơn của Nho giáo, mặc dù nó đã tỏ ra lỗi thời. Theo sách Đại Nam Thập Lục, để đạt được mục đích trên, triều Nguyễn đã tích cực truyền bá Nho giáo,

phát triển và chỉ đạo nền giáo dục khoa cử Nho học, tiếp tục phát triển kinh học, hạn chế Phật giáo, cấm mọi hoạt động của Thiên Chúa giáo.

Bản thân các ơng vua triều Nguyễn cũng tham gia tích cực trong việc truyền bá Nho giáo, tuyên truyền ý thức hệ phong kiến. Sách Đại Nam Thập Lục đã ghi chép việc vua Gia Long ban hành nhiều chiếu dụ, tổ chức biên soạn Hoàng triều luật lệ, mà nội dung trong các chiếu, dụ và bộ luật trên là những nguyên tắc, quy phạm đạo đức Nho giáo. Vua Minh Mệnh (1791- 1840) cho rằng Nho học và các tầng lớp Nho sỹ là chỗ dựa về mặt tinh thần của chính quyền. Ơng đã cho truyền bá rộng rãi “Huấn định thập điều” đến tận các làng xã, trong đó đề cao Trung - Hiếu - Lễ - Nghĩa theo quan niệm của Nho giáo. Trong tác phẩm “Minh Mệnh chính yếu”, ơng đã nêu quan điểm của đạo làm vua, đạo làm người theo tinh thần của Nho giáo Khổng - Mạnh.Vua Tự Đức đã cho diễn nôm sách Luận Ngữ của Khổng Tử để phổ biến rộng rãi cho nhân dân, ngòai ra vua cịn viết cuốn “Đạo biện”, mà mục đích của cuốn sách này này là thông qua việc phê phán các học thuyết và tôn giáo khác như đạo Thiên Chúa, đạo Lão Trang để đề cao, độc tôn Nho giáo.

Trong lĩnh vực giáo dục khoa cử, cũng giống như các triều đại phong kiến trước đây, giáo dục khoa cử Nho học dưới triều Nguyễn vẫn là môi trường để truyền bá Nho giáo, giáo dục đào tạo nhân tài, lựa chọn bổ xung nhân tài cho thể chế bộ máy nhà nước phong kiến. Các ông vua nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục khoa cử, khuyến khích việc học tập như cho phép mở trường quốc học ở kinh đô và các tỉnh, cho mở trường tư, quy định nội dung học tập là các kinh điển của Nho giáo (Tứ Thư, Ngũ Kinh). Vua Minh Mệnh, Tự Đức còn tự ra đề thi và chấm bài ở các kỳ thi Đình.

Nền giáo dục khoa cử Nho học dưới triều Nguyễn (như giáo sư Trần Văn Giầu đã nhận xét) đã tạo ra một tầng lớp Nho sỹ, trí thức đơng đảo hơn các triều đại trước đây trong đó có những nhà Nho, nhà văn học, nhà sử học

nổi tiếng làm rạng danh nền văn hoá nước nhà như Nguyễn Du, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát…

Nhà Nguyễn chú trọng đề cao đạo đức Hán Nho - một loại hình Nho giáo có chứa các yếu tố thần bí. Nội dung cơ bản của đạo đức Hán Nho là “Cương - Thường”, “Trung - Hiếu”. Nhờ vào những nội dung đạo đức Nho giáo, nhà Nguyễn đã thống nhất và ổn định đất nước. Tuy nhiên khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam thì những nội dung đạo đức trên đã không được huy động được tới mức có thể để đồn kết dân tộc xung quanh triều đình để chống lại quân xâm lược. Đạo đức “Trung quân ái quốc” không được khơi dậy bởi sự hèn nhát ,bảo thủ của triều đình phong kiến.

Đến đầu thế kỷ XX, cụ thể là từ năm 1919 khi Pháp ra lệnh bãi bỏ chế độ khoa cử Nho học trên phạm vi cả nước đã khiến Nho giáo mất hẳn vị thế và vai trị của mình trong lĩnh vực đời sống chính trị, tức là nó khơng cồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 51)