Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 77)

chức trong giai đoạn hiện nay

Vai trị của cán bộ, cơng chức và một số chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [32, tr.240]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII xác định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền

với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [13, tr.66].

Cán bộ, công chức là những người góp phần định ra đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời họ cũng là người đưa đường lối, chính sách đó đến với nhân dân, vận động tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Nhưng để xây dựng được đường lối, chính sách đúng đắn và đưa đường lối, chính sách đó đi vào cuộc sống, thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức vững vàng, đủ sức giúp Đảng, nhà nước hoạch định đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách. Có như vậy sự nghiệp cách mạng mới có thể thành cơng. Thực tiễn của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như thắng lợi của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã minh chứng điều này.

Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử cần có một đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng được u cầu, địi hỏi của thời đại. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, công chức là vấn đề hết sức quan trọng. Nghị quyết đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định rằng: Công tác cán bộ trong thời kỳ mới rất nặng nề. Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII cũng nhấn mạnh: “Đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [13, tr.66]. Đại hội Đảng lần IX cũng nhấn mạnh và cho rằng công tác cán bộ là then chốt: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng” [15, tr.51].

Để thực hiện được vai trị của mình, trong giai đoạn hiện nay người cán bộ, công chức cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

Trước hết, về phẩm chất chính trị, người cán bộ, cơng chức phải có lịng yêu nước, trung thành Đảng, với nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Phải ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trước lợi ích cá nhân của mình. Vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

Phải tận tụy phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh căn dặn: “Đạo đức cách mạng là hịa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm của đảng viên, đoàn viên, cán bộ là cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng...”. Người địi hỏi cán bộ, cơng chức phải là công bộc của nhân dân, mọi hoạt động phải lấy nhân dân làm mục đích phục vụ, cán bộ, cơng chức phải “hiếu” với dân, nghĩa là phải tuyệt đối trung thành, phục vụ nhân dân, phải lấy dân làm gốc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ hai, về năng lực công tác, người cán bộ, công chức cần có tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm cao với công việc. Thái độ trách nhiệm cao trong công việc là thể hiện đạo đức, nhân cách của cán bộ, công chức với tập thể, với nhà nước, với nhân dân. Trách nhiệm cao là làm đúng trách nhiệm, làm hết trách nhiệm, có trách nhiệm cao mới cầu thị, mới học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, khơng ngại khó khăn gian khổ, khắc phục khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, người cán bộ, cơng chức còn phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lời nói phải đi đơi với việc làm. Người cán bộ, công chức là người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, là người tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước với nhân dân đồng thời cũng là người tập hợp ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, hướng dẫn nhân dân tham gia sản xuất tạo ra của cải, vật chất, phát triển đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn an ninh trật tự xã hội... Do vậy người cán bộ, cơng chức lời nói phải đi đơi

Để lãnh đạo và hướng dẫn mọi người đúng đắn thì người cán bộ, công chức phải hiểu và nắm rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có ý thức tơn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Đặc biệt họ phải am hiểu chuyên môn về ngành nghề mà họ đang công tác. Nếu người cán bộ, công chức nắm vững pháp luật, am hiểu tường tận chuyên môn sẽ giúp họ thực hiện cơng việc có hiệu quả, sẽ có khả năng tập hợp và hướng dẫn mọi người.

Thứ ba, về phẩm chất đạo đức, người cán bộ, cơng chức cần phải có đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm. Người cán bộ, cơng chức cần có lối sống giản dị, lành mạnh, có đức khiêm tốn, ham học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng...

Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực cơng tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật đều có thể hiểu đó là những chuẩn mực đạo đức cần thiết của người cán bộ, cơng chức ở nước ta hiện nay, địi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải luôn trau rồi, phấn đấu. Cán bộ, cơng chức ở cấp càng cao, thì càng phải gương mẫu, càng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức. Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải là việc làm thường xuyên, liên tục đối với mọi cán bộ, đảng viên, bởi lẽ như Bác Hồ đã dậy “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.

Đạo đức của cán bộ, cơng chức đóng vai trị to lớn trong lành mạnh hố hoạt động công vụ, góp phần xây dựng một nền hành chính vững mạnh. Người cán bộ hay công chức khi thực thi công vụ cũng là con người thực, có nhu cầu như một con người bình thường, họ cũng cần tiền, cần ăn ngon, mặc

đẹp, đi lại bằng những phương tiện tốt... Chuyện gì sẽ xẩy ra khi một cơng chức có quyền lực hoặc phụ trách một lĩnh vực như tài chính, đất đai, thuế vụ,... đứng trước một cơng dân giầu có lại có nhu cầu, nguyện vọng “đi tắt” gắn với vị trí của người cán bộ, cơng chức kia; họ sẽ làm việc theo công vụ hay kèm theo vụ lợi cá nhân? Người có đạo đức sẽ làm theo cách thứ nhất; người kém đạo đức sẽ chọn cách thứ hai một khi họ không vượt qua được chính mình trước những cám dỗ của đời sống hiện thực. Thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, từ khi đất nước đổi mới, dưới tác đông của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đối với cán bộ cơng chức. Mặt tích cực của kinh tế thị trường là kích thích sự tìm tịi, sáng tạo. Nó địi hỏi con người phải năng động nhậy bén. Mặt tiêu cực của kinh tế thị trường là tạo nên tâm lý chạy theo đồng tiền, nó kích thích thói ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, của xã hội, nó tạo điều kiện cho thói dối trá, lừa lọc, lối sống hưởng lạc. Đối với cán bộ có chức, có quyền, sự tác động của kinh tế thị trường càng mạnh. Sự tác động của kinh tế thị trường đã làm biến đổi các thang giá trị đạo đức. Từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang coi trọng các giá trị vật chất, từ coi trọng đạo đức tài năng trong nhân cách đến coi nhẹ đạo đức, từ đề cao lợi ích tập thể sang quá coi trọng lợi ích cá nhân, thực dụng. Trong xã hội những hiện tượng gian dối, cửa quyền, tham nhũng ngày càng nhiều. Nếu trong thời kỳ bao cấp người ta chỉ tham ô, tham nhũng của công như cân gạo, củ khoai; nhưng nay người ta tham nhũng hàng chục tỷ đồng. Các vụ tiêu cực như Tamexco, Vũ Xuân Trường, Epco Minh Phụng, Lã Thị Kim Oanh... Mà chúng ta đã đưa ra ánh sáng đã chứng tỏ điều này. Vụ cố ý là trái, buôn hàng giả xảy ra tại công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 16 bị can trong đó có bị can là đại biểu quốc hội; Vụ án kinh tế ở Bộ giao thông vận tải (PMU 18); cảng Hải Phịng; ngành hàng khơng, dầu khí. Gần đây nổi lên một số vụ việc: vụ Sầm Đức Xương, hiệu trưởng mua dâm học trị, có sự tham gia

đồn Vinasin bng lỏng quản lý, cố ý làm trái vì mục đích vụ lợi cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng... đã chứng tỏ sự suy thoái đạo đức của một số cán bộ, cơng chức nhất là người có chức có quyền. Nếu như trước đây, phạm tội thường là một cá nhân, nhưng nay ngoài tham nhũng cá nhân cịn có cả tham nhũng tập thể. Đây là hình thức tinh vi với nhiều thủ đoạn, mánh khoé. Người ta đã lấy vỏ bọc bên ngồi là vì tập thể nhưng thực chất bên trong là đục khoét công quỹ. Hậu quả tham nhũng tập thể rất nặng nề, nó làm cho nhiều người xa ngã, tha hố, phạm tội. Một hình thức khác của tham nhũng ngày nay đó là một số cán bộ có chức có quyền lợi dụng chức quyền để tham nhũng được nguỵ trang dưới dạng “tình cảm”, “bồi dưỡng”, “quà biếu”... Có vị cán bộ cao cấp tổ chức cưới con mà thu về hàng trăm triệu đồng tiền mừng, bởi lẽ đây là dịp người ta lấy lòng, trả ơn, để muốn được giúp đỡ, đề bạt. Đã có lời nhận xét rằng các vị chủ tịch, bí thư ngày nay giầu sang hơn ơng lý, ơng chánh ngày xưa vì các ơng ngày xưa có nhận của đút cũng chỉ là con gà, cân gạo nhưng ngày nay là “phong bì” có khi hàng chục triệu đồng. Sự tha hoá biến chất về đạo đức của một số cán bộ, công chức đến mức đáng lo ngại làm xói mịn lịng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào nền hành chính nhà nước. Tại báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII - Đại hội đại biểu lần thứ IX khẳng định: “Tình trạng suy thối về chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng quan liêu, lãng phí cịn khá phổ biến”.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên nằm ngay trong chính bản thân người cán bộ công chức, họ đã không chú ý tới việc “tu thân”, tu dưỡng đạo đức cá nhân. Mặt khác cũng do công tác giáo dục đạo đức cho đơi ngũ này cịn chưa được chú ý đúng mức. Do vậy để khắc phục

tình trạng suy thoái đạo đức, để nâng cao năng lực cơng tác và giữ gìn phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức, công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ này cần được đẩy mạnh. Trong cấu trúc nhân cách của người cán bộ, công chức, năng lực cơng tác và phẩm chất đạo đức có quan hệ hữu cơ với nhau. Đối với người cán bộ, cơng chức thì phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ được đặt lên hàng đầu. Bởi vì, người cán bộ, cơng chức có tài mà khơng có đức thì chỉ trở thành người vơ dụng, có hại cho nhân dân, cho đất nước. Có đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ, người cán bộ, công chức khi gặp khó khăn gian khổ thậm chí thất bại sẽ khơng rụt dè, nhụt chí và mỗi khi thành công không say sưa kiêu ngạo, xa rời, lên mặt với quần chúng. Trong điều kiện kinh tế thị trường hơm nay, tâm lý ích kỷ có thể trỗi dậy, vượt ra ngoài sự kiểm sốt của lương tâm, danh dự, lịng tự trọng, đạo đức. Khi người cán bộ, công chức được giao quyền lực trong tay và thêm nữa khi những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước chưa hoàn thiện, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước còn yếu kém, những quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh chưa được điều chỉnh bằng pháp luật, tạo nên những khe hở, thì đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ là yếu tố quan trọng để người cán bộ, công chức định hướng nhận thức, điều chỉnh hành vi. Nhờ có phẩm chất đạo đức mà mỗi cán bộ đảng viên luôn giữ được phẩm giá, danh dự của người cách mạng, biết sống vì lý tưởng cộng sản, tránh được tư tưởng bè phái cục bộ, ngăn cản sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân. Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ gương mẫu, năng động, chấp hành đúng quy định của pháp luật, nơi đó tạo ra được mơi trường xã hội lành mạnh và thực hiện tốt cơng việc được giao. Chính vì vậy Đảng ta xác định công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức phải được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 77)