Cao vai trò của đạo đức và tu dưỡng đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 56)

Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức với nguyên lý Tam cương, Ngũ thường nhằm giáo hố, đào tạo con người và ổn định hồn thiện

gọi là Nhân trị, Lễ trị, Vương đạo), tức là dùng đạo đức để cai trị, tổ chức và quản lý xã hội. Nho giáo đưa ra đường lối đức trị là để nhằm khắc phục tình trạng rối loạn từ trong gia đình đến ngồi thiên hạ, để xây dựng và duy trì xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương. Các nhà Nho việt Nam chủ trương đường lối Đức trị, Cai trị bằng đạo đức cũng khơng ngồi mục đích trên. Nhưng nội dung của đường lối ấy có sự thay đổi và phát triển thêm.

Khi nước ta bước vào thời kì độc lập nhiệm vụ chủ yếu của các triều đại phong kiến và cũng là của dân tộc là xây dựng xã hội phong kiến ổn dịnh và phát triển mọi mặt. Đồng thời do đất nước luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ và hành động xâm lược từ bên ngoài, cho nên ngoài nhiệm vụ dựng nước, dân tộc ta phải thực hiện nhiệm vụ giữ nước. Hai nhiệm vụ này gắn chặt với nhau, là yêu cầu của sự tồn tại không chỉ đối với các triều đại phong kiến mà cịn đốí với cả dân tộc. Bởi vậy một xã hội thái bình, thịnh trị, vua sáng, tơi hiền, nhân dân no đủ luôn là mong muốn của các nhà Nho, nhà tư tưởng, nhà cầm quyền Việt nam. Đi tới xã hội như vậy, các nhà Nho, Nhà cầm quyền Việt nam không chỉ vận dụng những tư tưởng trong đường lối Đức trị của Nho giáo mà còn phát triển mở rộng thêm những nội dung mới như tư tưởng chiến tranh giữ nước phải dựa vào dân, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị.

Cũng giống như Nho giáo trung Quốc, trong quan niệm của các nhà Nho, nhà cầm quyền Việt nam đều đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là cái gốc, cái căn bản để tiến hành, xây dựng và duy trì xã hội phong kiến ổn định thịnh trị. Khi bàn về đạo trị nước, xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đề ra trong mỗi thời kì, đồng thời xuất phát từ từ quan niệm rằng vua chỉ đại diện cho đất nước chứ không phải đất nước là của vua, các nhà Nho Việt Nam không chỉ chú ý đến mặt tu dưỡng đạo đức mà chủ yếu nhấn mạnh tới thái độ, trách nhiệm của nhà vua, bậc cai trị đối với dân, với nước. Đó khơng chỉ là u cầu mà cịn là tiêu chuẩn đạo đức để nhà vua,

người cầm quyền tu dưỡng, răn mình. Chính vì vậy ngay từ thời Lý, Trần và cả sau này các nhà Nho Việt nam đều khẳng định đất nước trị hay loạn, triều đại hưng thịnh hay suy vong chủ yếu phụ thuộc vào đức độ của bậc cai trị, vào việc tu thân, trau đức, sửa mình của nhà vua.

Trong hồn cảnh đất nước khủng hoảng, có chiến tranh. Ơng vua có đạo đức, có trách nhiệm với xã tắc là nơi quy tụ lịng dân tạo nên sức mạnh vơ địch dẹp nội loạn, chống xâm lược. Đào Cam Mộc khi khuyên Lý Công Uẩn lên ngôi đã khẳng định “Thân vệ (tức Lý Công Uẩn) là người công minh, trung hậu, khoan ái, nhân từ, lòng người đều quy phục. Hiện nay chăm họ quẫn bách không chịu nổi mệnh trên. Thân vệ nhân tình thế đó mà lấy ân đức vỗ về thì người ta tất đua nhau theo về như nước chảy chỗ trũng, ai có thể ngăn lại được” [43, tr.353]. Đời Trần trong hoàn cảnh lịch sử phải luôn đối đầu với quân đội Nguyên Mông hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, Các vua Trần đã quy tụ lòng dân chống xâm lược, hội nghị Diên Hồng là một minh chứng. Tổng kết ba lần chiến thắng quân Nguyên, trong lời “Lâm chung di chúc” Trân Hưng Đạo viết: “Mới rồi Toa Đơ và Ơ Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tơi đồng lịng, anh em hồ mục, nước nhà góp sức nên giặc tự bị bắt đó là trời xui nên vậy” [44, tr.186].

Ngay trong việc chiến thắng giặc Minh xâm lược, theo sử thần Lê Sỹ Liên cũng chủ yếu do đức của nhà vua hợp với lẽ trời, lòng dân. “Vua nổi dậy, nghĩa binh di đến đâu, qn Minh đều thua chạy, có phải vì ta nhiều địch ít, ta mạnh địch yếu mà chúng khơng chống nổi đâu? Là vì đức của vua hợp với lẽ trời, nên trời giúp, làm đẹp lịng người nên người theo về, khơng những người nước ta vui vẻ thuận phục, mà cả bọn phản nghịch cũng tơn kính như vậy, nên chúng khơng cịn ý chí chiến đấu và đều ra hàng là phải lắm” [27, tr.415].

Khi đất nước hồ bình, đạo đức cần có của bậc cai trị là phải làm cho quốc gia hưng thịnh, thái bình. Đức sáng của nhà vua là điều kiện tiên quyết

làm cho đất nước thịnh trị. Để đạt được điều đó vua phải thi hành đường lối nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Nhà vua phải làm điều thiện, bớt ham muốn dục vọng, phải đặt lợi ích của dân, của đất nước lên trên hết. Lê Thánh Tông khi viết tập thơ “Anh hoa hiếu trị” để răn dạy con theo những nguyên tắc của Nho giáo, đã đề cao đạo đức trong đạo trị nước, chủ trương giáo dục con người theo đạo làm người của Nho giáo (Tam cương, Ngũ thường), dùng lễ nghĩa để ràng buộc con người, coi trọng hiền tài xuất thân từ Nho gia. Đối với đạo đức của nhà vua, ơng u cầu phải có đức Nhân, “mối lo lắng là con hiếu vua nhân”. Biểu hiện đức Nhân của nhà vua theo ông là phải giảm thuế để dân được no ấm, phải làm cho đất nước được thái bình, thịnh trị, phải trừ bỏ được bạo tàn.

Nguyễn Trãi, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XV cũng đề cao đạo đức của người cầm quyền. Theo Nguyễn Trãi “Đạo là tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của”. Ơng cũng nêu lên đức tính mà người cầm quyền cần rèn luyện đó là : nhân, trí, dũng của Nho giáo, nhưng khác với Nho giáo trung Quốc là ông đã chỉ ra điều kiện để đạt được những đức tính đó là phải tham gia vào hoạt động thực tiễn: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân, có nghĩa, có anh hùng”.

Nhà vua, người cầm quyền còn phải là tấm gương sáng cho thần dân, thiên hạ noi theo. Trong tác phẩm “Minh mệnh chính yếu”, Minh mệnh nêu lên quan điểm của đạo làm vua: “Ta làm vua của cả một nước vẫn nghĩ sâu sắc rằng mình là gốc của phong hoá, phải làm gương cho thiên hạ” [42, tr.74], “Người làm vua không nên cầu an nhàn, dù tinh thần mệt mỏi cũng phải cố gắng. Trẫm độ mươi năm sau, nếu nhân mệt mỏi không y được ngày lẻ ra chầu, cũng phải hai ba ngày hoặc bốn năm ngày một lần gặp các khanh bàn bạc để tinh thần tụ họp, trên dưới tinh thông, quyết không thể xa cách nhau lâu được” [42, tr.81].

Để ln là tấm gương sáng đó thì nhà vua, người cầm quyền phải chính tâm, tu thân, sửa đức thường xuyên. Việc sửa đức của nhà vua phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức Nho giáo, noi theo tấm gương của các bậc vua hiền tài thuở trước (đã được ghi trong kinh thi). Trong bài “Chiếc chậu tắm vua

Thang” tác giả đưa ra tấm gương tu dưỡng đạo đức của vua Thang Thành một

điển hình mẫu mực “mỗi lần dùng chậu, mỗi lần lại đọc bài minh răn mình thì lịng càng sạch, đức lại càng sáng thêm”. Nguyễn Nguyên Úc thì cho rằng yên nguy, trị, loạn của xã tắc hoàn toàn phụ thuộc vào việc tu dưỡng đạo đức của nhà vua, ông khuyên nhà vua: “Các bậc thánh vương đời trước... đều bắt trước trời, không ngừng trau đức để sửa mình, đều bắt trước đất, khơng ngừng trau đức để yên dân, Sửa mình thì phải cẩn thận trong lịng , run sợ như dẫm lên băng mỏng” [22, tr.65].

Đạo đức của nhà vua, người cầm quyền còn được thể hiện trong thái độ của vua đối với kẻ bề tôi và trong quan hệ giữa vua và bề tôi. Bề tôi (hàng ngũ quan lại) là người giúp vua, là chỗ dựa của vua trong việc trị nước, trị dân. Bởi vậy, các nhà Nho quan niệm rằng, nước trị là do quan giỏi, vua dùng người quân tử, nước loạn là do quan xấu. Về mối quan hệ giữa nhà vua và bề tôi, Khổng tử nói: “Vua khiến bầy tơi thì phải giữ lễ phép, bề tơi thờ vua thì phải hết lịng” (thiên Bát dật - Luận ngữ). Nhưng để bề tôi tuyệt đối trung

thành với vua, hết lịng vì quyền lợi của vua thì vua khơng những là tấm gương sáng về đạo đức, khơng chỉ cần mẫn, siêng năng, hết lịng trong việc trị nước, an dân mà còn phải hết lòng thương yêu bề tôi. Để tiến hành cuộc chiến tranh cứu nước thắng lợi, các nhà Nho Việt nam cho rằng, nhà vua khơng chỉ dựa vào dân mà cịn đồng cam cộng khổ, đồn kết với bề tơi chống giặc, phải thưởng bổng lộc hậu đãi họ. Để công việc trị nước được thành công, nhà vua phải quan tâm đến đời sống vật chất của bề tôi, phải lấy việc làm cho bề tơi có đời sống vật chất sung túc đầy đủ là một trong những công việc hàng đầu của nhà vua. Nếu khơng, như Ngơ Thì Nhậm đã chỉ rõ, các cấp chính quyền sẽ

rệu rã, xã hội sẽ mất an ninh. Để đất nước n trị, bề tơi hết lịng với vua, với nước với dân, nhà vua phải trọng người hiền tài, xa lánh kẻ bất hiền, phải biết nghe lời nói thẳng, tránh kẻ phỉnh nịnh. Nguyễn Đức Đạt đã khẳng định: “Vua có trực thần, là gốc của việc trị. Vua có nịnh thần là gốc của việc loạn. Vua mà tin kẻ “ngậm miệng ăn tiền” thì bại vong, theo người nói thẳng thì hưng thịnh” [42, tr.134]. Đối với bề tôi quan niệm của Nho giáo cũng như các nhà Nho Việt nam, phẩm chất của người trung thần không chỉ là là phải tuyệt đối trung thành với vua, hi sinh vì vua, giữ uy tín cho vua, phải chịu khó nhọc thay vua mà còn can gián hành vi sai trái của vua, phải giúp vua làm điều thiện. Theo Nguyễn Đức Đạt, những kẻ bề tôi mà ln “lựa lời đón ý” nhà vua chỉ là những kẻ làm hại đạo trung, chỉ là để giữ bổng lộc, họ không phải là bậc trung thần. Và để có những bậc trung thần, theo Ngơ Thì Nhậm, tầng lớp quan lại phải được giáo dục, vì chỉ có được giáo dục họ mới có văn, có hạnh, mới giữ được trong sạch, liêm sỷ, có khí tiết. Lê Thánh Tơng một bậc minh quân thì cho rằng, một bậc trung thần không chỉ thông thuộc sách thánh hiền mà cịn cần phải có năng lực tổ chức thực tiễn để giúp vua, cùng vua dựng nước, giữ nước. Còn theo Minh Mệnh - nhà Nho đồng thời là nhà vua triều Nguyễn, tầng lớp quan lại - những kẻ trung thần phải thật sự và thường xuyên chăm lo cho đời sống nhân dân, không được giúp vua làm điều bất thiện đối với dân.

Như vậy để nước trị, dân an, để thu phục nhân tâm, theo các nhà Nho, thì các bậc cai trị cầm quyền phải có đức, phải là tấm gương sáng trong việc tự mình tu dưỡng đạo đức, phải thật sự yêu nước, thương dân, phải phục vụ lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân hết mực, hết lịng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 56)