Một số giải pháp cơ bản để kế thừa, phát huy các giá trị trong quan niệm của Nho giáo về đạo đức người cầm quyền trong công tác giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 91 - 109)

quan niệm của Nho giáo về đạo đức người cầm quyền trong công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, kiểm tra giám sát của các cấp uỷ Đảng, các ngành, các đoàn thể và nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Mục đích của cơng tác cán bộ là chọn đúng người có năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý và đặc biệt là có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống trong sáng vào các chức vụ phù hợp trong bộ máy nhà nước. Vì vậy các cấp uỷ Đảng, các tổ chức, đoàn thể cần phải nắm vững và thực hiện đúng những quan điểm và nguyên tắc cơ bản của Đảng về công tác tổ chức cán bộ để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới. Phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Cần có quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ một cách công tâm, khách quan và khoa học. Khi đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ cần dựa vào tiêu chuẩn và sở trường, chú trọng cả phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và hiệu quả hoạt động thực tiễn của người cán bộ, cơng chức. Khắc phục tình trạng cục bộ địa phương trong việc bố trí cán bộ. Cơng tác tổ chức cán bộ khơng được chọn nhầm người để quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, vị thế người cán bộ khơng bị lợi dụng cho mục đích tư lợi dẫn đến suy thoái đạo đức, lối sống của người cán bộ cách mạng. Chọn đúng người, giao đúng việc sẽ giúp người cán bộ, công chức phát huy được khả năng của mình trong cơng việc và qua đó giữ vững và hồn thiện đạo đức lối sống của người cán bộ cách mạng.

Xây dựng, giáo dục đạo đức các mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ mà đi liền với nó địi hỏi phải tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát, giám sát của Đảng, của các tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Quản lý mà khơng kiểm tra thì là khơng quản lý.

Mục đích của cơng tác kiểm tra là để làm trong sạch tổ chức đảng và bộ máy nhà nước. Đồng thời công tác kiểm tra là để nâng cao chất lượng của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền. phương châm của của công tác kiểm tra là mọi hoạt động của cán bộ, công chức đều phải được quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Cấp uỷ, người lãnh đạo bộ máy chính quyền và tổ chức đảng phải trực tiếp tiến hành công tác quản lý, kiểm tra cán bộ; kết hợp tăng cường việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và nhân dân đối với cán bộ, công chức. Việc buông lỏng công tác kiểm tra cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa ngã của một số cán bộ, cơng chức có chức có

Trường Tơ ở tỉnh Hà Giang, vụ Phạm Thanh Bình ở tập đồn Vinasin là một ví dụ. Kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, chính sác, cụ thể và cơng khai. Từ đó, địi hỏi cơng tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, ở các cấp, các ngành phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước; chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên. Thông qua công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện ưu điểm, phát hiện những nhân tố mới, những tấm gương sáng về đạo đức của người cán bộ, cơng chức và cũng qua đó khắc phục khuyết điểm, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, khỏi bộ máy nhà nước những người không đủ tư cánh là người cán bộ, đảng viên; giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý ngiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Từ đó góp phần uốn nắn, chấn chỉnh, cảnh báo, giúp cho tổ chức đảng, người cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra khuyết điểm, vi phạm.

Để hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, phải củng cố và kiện toàn Uỷ ban kiểm tra các cấp, nâng cao hơn nữa vị thế của Uỷ ban kiểm tra. Uỷ ban kiểm tra các cấp phải thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó cần phát huy vai trị giám sát của các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức. Bất cứ người cán bộ, công chức nào cũng đều sinh sống trên một địa bàn dân cư nhất định, và gắn bó với địa bàn dân cư ấy. Mọi việc làm của người cán bộ, công chức đều được nhân dân giám sát, rất khó lọt qua tai mắt của nhân dân và các tổ chức xã hội. Vấn đề là làm sao để nghe được ý kiến đóng góp của các tổ chức xã hội, của quần

chúng nhân dân về mỗi người cán bộ, cơng chức. Vì vậy, phải có cơ chế giám sát rõ ràng, cụ thể, bảo vệ người đóng góp ý kiến, người khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức; phải không ngừng phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong xây dựng cuộc sống mới cũng như trong đấu tranh chống tiêu cực trong điều kiện xã hội hiện nay.

Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh công tác cơng tác kiểm tra giám sát cán bộ: “Hồn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát cuả tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của nhà nước và giám sát của nhân dân”. Nếu thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thì đây sẽ là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng tiêu cực đạo đức của cán bộ, công chức.

Gắn giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật nhằm góp phần khai thác các giá trị tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo.

Đạo đức và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội, có quan hệ kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau do có chung một chức năng xã hội. Vì thế trong thực tế nhiều quy tắc đạo đức được nhà nước thừa nhận đã trở thành quy phạm pháp luật và nhà nước cũng sử dụng pháp luật để bảo vệ đạo đức.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, pháp luật là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển đạo đức mới; còn đạo đức lại giúp con người khả năng tự định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Sự sai lệch và biến dạng của các chuẩn mực đạo đức tất yếu kéo theo tình trạnh vi phạm pháp luật. Ngược lại tuân thủ pháp luật trở thành tiêu chuẩn của đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Ở nước ta hiện nay trong công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức cần chú trọng giáo dục đạo đức kết hợp với giáo dục pháp luật.

Về giáo dục đạo đức. Cần chú trọng giáo dục đạo đức truyền thống,

trong đó bao hàm những giá trị đạo đức của Nho giáo.

Lòng nhân ái, bao dung, tư tưởng trọng lễ nghĩa là nét đẹp cao quý trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Nó được hình thành trên cơ sở tiếp nối, kế thừa các giá trị đạo đức Nho giáo của ông cha ta và tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nó trở thành đặc trưng của nhân cách, lối sống, văn hoá ứng sử của con người Việt Nam. Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đó được nhân lên mãi. Mỗi con người Việt Nam, nhất là người cán bộ, cơng chức phải hình thành, củng cố lịng u nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành nên các giá trị đạo đức mới.

Trong giáo dục đạo đức cán bộ, công chức hiện nay, nên chăng cần chắt lọc những giá trị, những mặt tích cực của lễ giáo, đưa vào đó những nội dung mới để nó trở thành những quy phạm đạo đức của xã hội mới, làm cho mọi người lễ phép với nhau, kính trên, nhường dưới, tơn trọng kỷ cương phép nước. Trong hoạt động công vụ và công tác cán bộ cũng nên phát huy mặt tích cực của lễ, của chính danh, của sự tu dưỡng đạo đức của mỗi cán bộ, công chức để người cán bộ, công chức thực sự là “công bộc của nhân dân”. Bên cạnh việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, việc giáo dục các quy tắc ứng sử, các hành vi đạo đức hình thành văn hố giao tiếp cũng là một nội dung không thể thiếu trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, cơng chức. Điều đó tạo nên sự phát triển đạo đức của người cán bộ, công chức trong sự nghiệp đổi mới. Phát triển mặt đạo đức của người cán bộ, cơng chức đó là phát huy tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, ý thức tập thể đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, là xây dựng lối sống lành mạnh “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư”, là phát huy truyền thống “nhân nghĩa” của dân tộc. Phát triển mặt đạo đức còn là phát triển “cái thiện trong con người”, phát triển lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng sử, tính giản

dị trong lối sống. Yêu cầu này là đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức, bởi có như vậy họ mới có thể hồn thành sứ mệnh “là người đầy tớ, công bộc của nhân dân”.

Về giáo dục pháp luật. Việc giáo dục đạo đức phải gắn liền với giáo

dục pháp luật, bởi pháp luật là chỗ dựa cho việc hình thành đạo đức mới. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong cuộc đời sống hằng ngày những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi người trong tư cách cơng dân của mình. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội, khắc phục tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, cục bộ, bản vị, chủ nghĩa cá nhân,... khuyến khích các hành vi tích cực, tự giác, hình thành văn hố pháp luật cho mỗi công dân.

Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng có nghĩa là bỏ qua pháp luật tư bản. Trong khi đó ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo, đạo đức truyền thống vẫn còn sâu đậm ở mọi tầng lớp nhân dân trong đó có đội ngũ cán bộ cơng chức. Do đó kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật là hết sức cần thiết để phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống.

Nho giáo đề cao việc cai trị nhân dân không phải là pháp luật mà trước hết là bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo (Đức trị, Nhân trị, Lễ trị). Còn ngày nay nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi công dân, đặc biệt là cán bộ, công chức phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Vấn đề đặt ra hơm nay cho chúng ta là có thể khai thác những gì từ Nho giáo trong quá trình kết hợp giáo dục đạo đức và pháp luật nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một nền đạo đức mới trên cơ sở nền đạo đức truyền thống.

Như vậy, chú trọng giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật sẽ góp phần khai thác những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo, đồng thời cũng khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của nó gây ra với xã hội nói

chung, đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Ở nước ta hiện nay cần phải “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” (Văn kiện Đại hội Đảng khoá VIII). Sự kết hợp đạo đức và pháp luật sẽ vừa thúc đẩy sự nghiệp đổi mới hôm nay, vừa xây dựng những con người, những công chức kiểu mới cho xã hội ngày mai .

Nâng cao tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.

Hiện nay khi sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường tới sự phát triển đạo đức, cùng với những tàn dư tư tưởng đạo đức cũ còn tồn tại ở nhiều cán bộ, cơng chức thì giáo dục đạo đức càng trở nên cần thiết. Nếu công tác giáo dục đạo đức tốt thì sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy mặt tích cực của đạo đức Nho giáo nói riêng, cũng như các tư tưởng đạo đức phong kiến nói chung đối với việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho tồn xã hội nói chung và cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng là cơng việc rất cần thiết ở nước ta hiện nay. Một trong những biện pháp quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả của quá trình giáo dục đạo đức là mỗi cán bộ, công chức tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân mình. Đạo đức Nho giáo đã rất có lý khi đề cao nguyên tắc tu thân, coi đây là một nguyên tắc quan trọng trong rèn luyện đạo đức. Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, công chức chúng ta cần kế thừa tư tưởng này của Nho giáo. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống mà là kết quả của sự đấu tranh rèn luyện hằng ngày của mỗi người. Tự bản thân mỗi người cán bộ, công chức phải luôn trau rồi rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư... Phải khơng ngừng chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức. Thực tế cho thấy rằng nếu cán bộ không tu dưỡng đạo đức thường xuyên sẽ dễ dàng sa ngã, sẽ dễ có những sai phạm về mặt đạo đức. Tự tu dưỡng đạo đức được coi là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi người.

Để nâng cao tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức ở mỗi cán bộ, công chức cần đặt ra một số yêu cầu sau.

Thứ nhất, người cán bộ, cơng chức phải xác định được cơ sở của tính tự giác trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức công vụ, đạo đức cách mạng. Cơ sở này làm nảy sinh tính tự giác trong rèn luyện phẩm chất đạo đức đó là hệ thống các nhu cầu đa dạng, phong phú của con người cùng với nó là hệ thống lợi ích của chủ thể có ý nghĩa quyết định. Do vậy ở mỗi cán bộ, công chức cần có sự hài hồ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tâp thể, lợi ích xã hội.

Thứ hai, người cán bộ, công chức phải ý thức được nội dung, yêu cầu của việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường người cán bộ, công chức phải đối mặt với sự trỗi dậy của những tâm lý, tập quán, tư tưởng cũ như tâm lý thu vén, nhập nhằng công tư, quan liêu, gia trưởng... và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân. Đây là những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo. Để vượt qua hạn chế đó, hơn ai hết mỗi cán bộ, cơng chức phải ý thức được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 91 - 109)