Các triều đại phong kiến đều đề cao vai trò của dân, thực thi chính sách an dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 66)

chính sách an dân

Khi bàn đến vai trị của dân, các nhà Nho Trung Quốc từ Khổng tử trở đi đều đặc biệt quan tâm tới dân, đề cao vai trò của dân, đều đòi hỏi nhà vua, người cầm quyền phải thật sự yêu thương chăm sóc dân. Khổng tử, Mạnh Tử đều coi dân là gốc của nước (dân vi bang bản), dân là quý (dân vi quý), đều nhấn mạnh đến vai trò của dân, coi dân là nước, vua chỉ là thuyền. Từ đó các nhà Nho đều coi dưỡng dân là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của người cầm quyền. Mạnh Tử đã từng nói: “Một ông vua chư hầu nên

quý trọng ba điều: đất đai, nhân dân và chính sự. Nếu bỏ ba điều ấy thì ắt nguy đến tính mạng bản thân” [10, tr.271]. Đồng thời các nhà Nho ln coi việc được lịng dân, hợp ý dân, được dân tin hay khơng có quan hệ đến sự hưng vong, an nguy của triều đại của chế độ. Vì vậy các nhà Nho đều khuyên nhà cầm quyền muốn được lịng dân, được dân tin thì phải làm cho họ đủ ăn, đủ mặc, phải để dân có tài sản riêng (dân hằng sản mới hằng tâm), đối xử với dân phải giữ chữ tín, sai khiến dân phải hợp thời. Song dân trong quan niệm của các nhà Nho Trung Quốc không phải là tất cả những người dân nói chung, mà chỉ là những người dân nào biết nghe và hành động theo giáo hoá của kẻ thống trị. Còn ngược lại, họ chỉ là những kẻ bất hiền, tiểu nhân, hèn kém về đạo đức và phải dùng luật hình đối với họ.

Các nhà Nho, nhà cầm quyền, nhà tư tưởng của chế độ phong kiến Việt Nam khi đề cập đến đường lối trị nước chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng trên, đều nhất mực đề cao vai trị của dân , coi trọng những chính sách nhằm đem lại lợi ích cho dân. Họ luôn coi việc quan tâm đến đời sống và nguyện vọng của dân là một đức cần có của nhà vua, bậc cai trị cầm quyền và là cơ sở hết sức quan trọng để nhà vua có thể trị nước an dân. Song xuất phát từ hoàn cảnh xã hội và nhiệm vụ thực tiễn của công cuộc dựng nước và giữ nước đặt ra trong từng thời kỳ, lại xuất thân chủ yếu từ tầng lớp nông dân, sống gần gũi với nhân dân, cho nên tư tưởng về dân trong Nho Việt có nội dung rộng hơn, phong phú hơn, nhân đạo hơn. Dân trong quan niệm của các nhà Nho, nhà tư tưởng, nhà cầm quyền là tồn thể nhân dân nói chung. Và từ việc coi nhân dân là cơ sở của cơng cuộc dựng nước và giữ nước, nhân dân có vai trị quan trọng nhất đối với sự hưng vong của mỗi triều đại. Vì vậy các nhà Nho, nhà tư tưởng đều cho rằng, mọi hoạt động chính trị, mọi hoạt động chính trị, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước, của người cầm quyền phải lấy ý dân, lòng dân làm căn cứ, phải coi việc được lòng dân, hợp ý dân làm mục đích. Để được lịng dân, hợp ý dân thì theo các nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam, việc

an dân, quan tâm đến đời sống và nguyện vọng của dân, nuôi dân phải ân đức, sai khiến dân phải ơn hậu... là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của người cầm quyền, là gốc của đạo trị nước. Tư tưởng trên được quán triệt ở tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam.

Ở thời Lý - Trần, tư tưởng "khoan thư sức dân" là điều hệ trọng bậc nhất trong các hoạt động chính trị, đó là căn cứ, là mục đích cho những chủ trương chính trị lớn như việc dời đô, kế vị hay thay đổi vương triều, phát động chiến tranh... Trong thời kỳ này, nhân dân được xem như là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, theo nghĩa đó, để chiến thắng phải "khoan thư sức dân", tranh thủ và vận động được sự đồng lòng của người dân cả nước. Trong "Chiếu dời đơ", Lý Cơng Uẩn đã nói: "Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân...", để “làm cho nhân dân được giàu của, nhiều người” bởi có như vậy “cơ nghiệp mới được to lớn, mới được thịnh vượng”. Trong bài "Văn lộ bố" khi tiến hành cuộc chiến tấn cơng qn Tống ở biên giới phía Bắc, Lý Thường Kiệt đã nói: "Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất hoà mục. Đạo làm chủ dân cốt ở ni dân” [22, tr.66]. Ơng đã cụ thể hoá Đạo làm chủ ở ni dân là: sai bảo dân thì ôn hậu, phải khoan hoà giúp đỡ trăm họ, phải biết dân lấy sự no ấm làm đầu, phải nuôi dưỡng người già nơi thôn dã. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thì cho rằng nhân dân là cơ sở để tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước. Khi tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc đã nói" Mới rồi Toa Đơ và Ơ Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tơi cùng lịng, anh em hồ mục, cả nước góp sức lại, giặc tự bị bắt... vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước” [44, tr.186]. Luận điểm quan trọng nhất của Trần Quốc Tuấn là

khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, coi đó là thượng sách để giữ

nước. Điều này biểu thị sự quan tâm của nhà nước đối với sản xuất và đời sống của nhân dân, theo đó, nhân dân là nơi hội tụ những tiềm lực về kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền của

đất nước. Ơng cịn chỉ ra vai trị quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển tài năng của những cá nhân anh hùng: Chim hồng hộc bay cao được là nhờ ở sáu cái lơng cánh, nếu khơng có sáu cái lơng cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường thơi, theo đó, những cá nhân anh hùng chỉ có thể thể

hiện được vai trị của mình, làm nên sự nghiệp là nhờ vào sự giúp đỡ, ủng hộ, đồng lòng của quần chúng nhân dân.

Nguyễn Trãi, một nhà Nho, một vị công thần đầu triều Lê, người mà cả cuộc đời ln vì dân, vì nước thì tư tưởng của ơng về dân, về vai trò của dân và thái độ của vua, của người cầm quyền đối với dân so với các nhà Nho trước ơng đã có bước phát triển mới. Theo Ơng, dân chúng (tức nhân dân) là người dân lao động - những người chịu nhiều đau khổ và bị áp bức bóc lột nhiều nhất khơng chỉ khi có nạn ngoại xâm mà thậm chí cả khi đất nước yên bình... nên lý tưởng về nhân nghĩa của ơng là đất nước thái bình, nhân dân no đủ, bên trên thì vua sáng tơi hiền, bên dưới thì tận trong thơn cùng xóm vắng khơng cịn tiếng hờn giận ốn sầu. Phải xem dân là gốc nước, dân có quan hệ đến an nguy của triều đại. Bởi vì theo Ơng, nhân dân là số đông, là cơ sở của xã hội, là lực lượng có vai trị quyết định đến việc ủng hộ hay phế truất một triều đại, một ơng vua: nhà Trần có một q khứ chống ngoại xâm rất hiển hách và vinh quan nhưng vẫn sụp đổ do về cuối lòng dân chán ghét, nhà Hồ, mặc dù có nhiều cải cách kinh tế, chính trị mạnh mẽ nhưng do bị dân oán giận nên mới bị mất về tay giặc Minh, bản thân quân Minh cũng do nhân dân căm giận mà đại bại, phong trào khởi nghĩa Lam Sơn được lòng tin của dân nên đã thành công. Theo ông chở thuyền và lật thuyền cũng là dân... thuyền lật mới tin rằng dân như nước: Vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Dân như nước, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền.

Trong quan niệm về một xã hội lý tưởng, thì điều quan tâm nhất của ơng là đất nước thái bình. Nhưng đất nước thái bình, theo ơng trước hết người

dân phải có cuộc sống no đủ, khơng cịn tiếng ốn sầu, hờn giận. Với ơng, đó cịn là điều căn bản, cốt yếu của đạo trị nước. Ơng nói: “Lịng thánh muốn cho dân nghỉ ngơi, văn trị cuối cùng phải đưa đến thái bình”. Cũng giống như các nhà Nho, nhà tư tưởng thời Lý - Trần, Nguyễn Trãi cũng cho rằng điều quan trọng nhất của đạo trị nước là an dân, nhiệm vụ chính trị cơ bản của nhà cầm quyền là phải ni dân, chăn dân, huệ dân. Vì theo ơng đời sống vật chất có được đảm bảo thì trật tự xã hội mới ổn định, cuộc sống no đủ thì đạo đức con người mới được tơn trọng, “Đói rét thiết thân thì khơng đối hồi gì lễ nghĩa”. Song khơng dừng lại ở đó, theo ơng điều cơ bản trước nhất để an dân là phải bảo vệ dân, phải đảm bảo đời sống an ninh cho dân, phải lo trừ bạo ngược: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

(Bình Ngơ đại cáo). Tư tưởng trên còn được nhắc tới trong thư gửi Liễu Thăng: “Quân của vương giả chỉ có dẹp n mà khơng đánh chém. Việc làm

nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Ở Nguyễn Trãi “an dân” gắn liền với đất nước thái bình, khơng có chiến tranh, khơng có cướp bóc, bạo ngược. Tấm lòng nhân nghĩa , thương dân của ông không chỉ dành cho nhân dân Việt Nam mà còn là người dân của đát nước của kẻ xâm lược, những kẻ lầm đường, những tên giặc đã ra hàng. Bởi theo ơng đó chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Ơng phê phán chiến tranh, coi đó chỉ là việc bất đắc dĩ phải thi hành, chiến tranh là cốt bảo vệ dân chứ không làm hại dân. Trong thư gửi Lương Minh, Hồng Phúc,

ơng viết: “Binh cốt bảo vệ dân, không phải là để hại dân... Binh bất đắc dĩ mới dùng”. Những tư tưởng nêu trên của Nguyễn Trãi đã vượt ra ngồi khn mẫu cứng nhắc, chật hẹp của nho giáo truyền thống.

Từ thế kỷ XVI trở đi cho đến triều Nguyễn, tư tưởng “an dân”, “vì dân” tiếp tục được các nhà Nho, nhà tư tưởng tiếp tục kế thừa, phát triển. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng người cầm quyền cần chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là dân nghèo; đất nước phải được hồ bình, triều đình phải có chính sách cứu vớt những người nghèo khổ, nhà vua phải chăm lo soi xét đến đời sống

của muôn dân: "Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân" (tức là nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo). Triết lý này khơng phải là sự thương xót, thơng cảm của bề trên đối với kẻ dưới mà là xuất phát từ những nhận thức sâu sắc về đời sống và vai trò của quần chúng nhân dân trong xã hội: "Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lịng mong muốn cả"; "Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân". Cịn theo Nguyễn Dữ thì nhà vua đối với dân phải có chính sách nhân nghĩa - đó chính là việc đem lại lợi ích cho dân - những con người ln mong muốn khơng có chiến tranh, sống yên ổn, no đủ. Ai đáp ứng được những yêu cầu trên của nhân dân sẽ được họ ủng hộ, họ theo về và do đó sẽ có được thiên hạ.

Tự Đức một vị vua triều Nguyễn gắn “yêu dân” với “kính trời” khi cho rằng kính trời và thương dân ln đi đơi với nhau: kính trời phải thương dân, khơng thương dân tức là khơng kính trời. Ơng cịn viện dẫn "Kinh thư": “trời trông thấy là tự mắt dân trông thấy, trời nghe thấy là tự tai dân nghe thấy”. Theo ông trong việc trị nước mà: muốn chuyển tai biến thành điềm lành duy chỉ có biết cách dùng người và biết cách an dân là việc cần kíp hơn hết.

Tóm lại để có một đất nước thái bình, thịnh trị thì đường lối trị nước của người cầm quyền là phải “vì dân”, “an dân”, “khoan thư sức dân”, quan tâm đến đời sống, nguyện vọng của dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 66)