Khái niệm cán bộ, công chức, Đạo đức cán bộ, công chức Khái niệm cán bộ, công chức :Cán bộ, công chức là một bộ phận quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)

Khái niệm cán bộ, công chức :Cán bộ, công chức là một bộ phận quan

trọng của nền hành chính quốc gia, tầm quan trọng đó tựa như xương sống của cơ thể. Với tầm quan trọng như vậy nên các quốc gia đều quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh về mọi mặt. Đã là cán bộ, cơng chức phải có đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ. Để hiện thực hoá các tiêu chuẩn và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải bằng sự giáo dục, sự nỗ lực cá nhân và bằng chững cơ chế, chính sách sử dung, quản lý. Hoạt động của cán bộ, công chức trên mọi lĩnh vực của xã hội ngày càng tỏ rõ sự cần thiết, cũng như lợi ích to lớn ở cả tầm quốc gia lẫn tầm quốc tế. Vì vậy nếu khơng có một chế độ cơng chức tiên tiến, phù hợp nhà nước không thể quản lý và thúc đẩy sự phát triển của xã hội một cách đồng bộ.

Nhiều quốc gia quan niệm cán bộ, công chức là những nhân viên công tác được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được quy định bởi quy chế hoặc luật cán bộ, công chức, là những người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước.

Nền hành chính ở nước ta khơng chỉ nằm trong hệ thống chính quyền hành pháp như cách hiểu của nhiều nước trên thế giới hiện nay, mà do đặc điểm của cấu trúc thể chế chính trị, nó được hiểu theo một khái niệm rộng hơn. Đó là hoạt động hành chính: Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý xã hội

của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đoàn kết dân tộc và quyền làm chủ của nhân thông qua mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội.

Ngay từ năm 1950. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 7657 về quy chế công chức, bước đầu xác định rõ về đội ngũ, vị trí, vai trị, nhiệm vụ và những yêu cầu về năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong xã hội mới. Từ đó đội ngũ cán bộ, cơng chức đã phát huy được vai trị to lớn của mình, cùng tồn thể nhân dân đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc, làm nên những kỳ tích của dân tộc Việt Nam.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngày càng nhận rõ tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong nền hành chính quốc gia , nhà nước đã ban hành Luật cán bộ, công chức (được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ 01/01/2010 ). Luật này đã chỉ rõ:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm

giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập

thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [30, tr.4].

Như vậy theo luật cán bộ, công chức, khái niệm cán bộ, cơng chức ở nước ta có ngoại diên khá rộng. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả chỉ tập trung vào đối tượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đạo đức cán bộ công chức: Đạo đức là là khái niệm thuộc hệ thống

giá trị. Chuẩn mực đạo đức có khả năng điều khiển hành vi mang tính động cơ, có khi mang tính “mệnh lệnh” đối với bản thân con người, như khi ta gặp tình huống của sự thơi thúc lương tâm. Với đặc trưng này, đạo đức được nhận thức như là sự là sự định hướng trong các quan hệ xã hội.

Hoạt động nghề nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào, thời nào cũng đều đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức, người ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc và chuẩn mực có tính đặc trưng của nghề nghiệp , xã hội đòi hỏi phải tuân theo. Đạo đức cán bộ, công chức là một dạng đạo đức nghề nghiệp gồm những quan điểm, nguyên tắc và chuẩn mực đánh giá, điều chỉnh tư tưởng, hành vi, và quan hệ đạo đức cán bộ, công chức.

Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ, công chức là hoạt động công vụ, công vụ là một yếu tố quan trọng của nền pháp chế, của quản lý xã hội bằng pháp luật. Nó là một loại lao động đặc thù, hoạt đơng công quyền, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoạt động thi hành luật pháp, đưa pháp luật vào

cuộc sống, sử dụng có hiệu quả tài sản công và ngân sách công, phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đời sống chính trị của một quốc gia. Và khác với các loại hoạt động thông thường, hoạt động công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước, là hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành và trong quan hệ với đối tượng được quản lý là quan hệ bất bình đẳng.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức là đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ là phạm trù phản ánh các quan hệ giữa người với người trong công việc và gắn liền với hoạt động của những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung. ở nước ta, đó là những cán bộ, công chức do nhà nước quản lý. Đạo đức công vụ được nhận thức, đánh giá qua thái độ của người thi hành công vụ khi các hành vi công vụ của người cán bộ, công chức bộc lộ: như nói năng, ăn mặc khi tiếp dân; giải quyết cơng việc có đúng pháp luật, có vi phạm thời gian, có đặt ra các khoản này khoản nọ với dân hay khơng, có sách nhiễu, thiên vị trong cơng vụ hay không. Do quan hệ đa chiều trong hoạt động công vụ, nên đạo đức công vụ cũng thể hiện trong nhiều mối quan hệ: giữa công chức với công dân, giữa cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa những người đồng cấp, đồng nghiệp, thậm chí là quan hệ của cán bộ, cơng chức với gia đình của họ, nhất là những người có trách nhiệm. Đạo đức công vụ, dưới những hình thức và mức độ nhất định, được hình thành như như một lĩnh vực đặc thù của đạo đức xã hội. Đạo đức công vụ biểu hiện qua hành vi của cán bộ, công chức trong thực thi công quyền hoặc phục vụ xã hội. Nhưng xã hội lại gồm nhiều lĩnh vực và có nhiều nhóm cán bộ, cơng chức khác nhau và do vậy biểu hiện của đạo đức công vụ cũng rất khác nhau, rất phong phú. Như vậy, có thể nói, mỗi loại hình, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức đặc thù làm thành tính đặc thù của đạo đức cơng vụ ở lĩnh vực đó.

Đạo đức công vụ là một bộ phận của đạo đức cách mạng. Đó là hệ thống những phẩm chất đạo đức tạo nên nền tảng nhân cách của người cán bộ, công chức. Đạo đức cách mạng của người cán bộ, công chức được thể hiện qua thái độ, hành vi của họ đối với Đảng, đối với Tổ quốc, đối với cách mạng, đối với nhân dân, đối với gia đình, người thân - đó là suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết lịng phục vụ giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động và vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình gương mẫu trước mọi việc. Người cán bộ cách mạng phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, kiên trì, ham học hỏi,khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo, nói đi đơi với làm và có trách nhiệm đối với cơng việc, có như vậy mới sứng đáng là “cơng bộc của dân”. Đạo đức cách mạng làm cho mỗi người cán bộ, công chức hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của mỗi việc làm, của từng nhiệm vụ mà họ được phân cơng đảm nhận, từ đó hướng tồn bộ tài năng, sức lực của mình để hồn thành. Nó cũng có vai trị nâng cao tính tích cực tự giác của cán bộ, cơng chức, giúp cho cán bộ, cơng chức tin tưởng vào mình trong q trình thực thi cơng công vụ, thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao. Niềm tin đó là động lực thúc đẩy người cán bộ, công chức vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, cao cả , loại trừ được cái xấu , cái nhỏ nhen, từ đó làm cho bộ máy hành chính nhà nước và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)