Cao các giá trị Trung Hiếu, Nhâ n Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 56 - 60)

Nho giáo Trung Quốc khi được du nhập vào Việt Nam khơng cịn giữ ngun bản mà đã được Việt hóa. Người Việt tiếp nhận Nho giáo nhưng có sự cải biến cho phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Nho giáo Trung Quốc khi vào

Việt Nam đã trở thành Nho giáo Việt Nam, người dân Việt Nam tiếp thu Nho giáo trên nền đạo đức truyền thống dân tộc. Do vậy những khái niệm như Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa vốn là của Nho giáo Trung Quốc nhưng đã được các nhà Nho Việt Nam cải biến, phát triển, làm cho các khái niệm ấy vốn hết sức gị bó, khắc nghiệt trở nên ít gị bó, khắc nghiệt hơn, mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc. Chữ “trung” trong quan niệm Nho giáo Việt Nam không chỉ là phẩm cách của người trung thành không thờ hai vua, trung thành với một triều đại mà còn là trung thành với sự nghiệp của dân tộc “trung với nước”. Chữ “hiếu” cũng được người Việt Nam đề cao nhưng không đến mức ngu hiếu như những tấm gương về “đạo hiếu” trong lịch sử Trung Quốc, người Việt đặt “đại hiếu - tức hiếu với dân” lên trên “tiểu hiếu - hiếu với cha mẹ”. Nguyễn Trãi là một tấm gương “trung, hiếu” tiêu biểu, ông là con cháu tôn thất nhà Trần nhưng thờ Lê Lợi, cha ông bị giặc Minh bắt và đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi muốn đi theo để làm trịn “đạo hiếu”, nghe lời cha ơng đã đặt đại hiếu lên trên, trở về tham gia nghĩa quân Lam Sơn để đánh đuổi giặc Minh cứu nước cứu dân. Trong ngũ thường đức nhân, nghĩa được đề cao, được đặt ở vị trí hàng đầu, nhưng nội dung nhân, nghĩa của Nho giáo Trung Quốc là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đối với vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng (tức là của bề dưới đối với bề trên). Còn đối với các nhà Nho Việt Nam nhân nghĩa là vì nhân dân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Khi bàn về đạo đức của người cầm quyền các nhà Nho Việt Nam nhấn mạnh các giá trị Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Dưới thời Lý - Trần, các phạm trù đạo đức của Nho giáo, như trung, hiếu, nhân, nghĩa... đã được vận dụng vào lĩnh vực chính trị và ngày càng trở thành chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con người trong xã hội. Vua Lý Thái Tông không tiếc lời ca ngợi tấm gương trung dũng của bề tôi Lê Phụng Hiểu: "Ta thường xem sử nhà Đường thấy Uất Trì Kính Đức giúp nạn vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được.

Ngày nay gặp biến, mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều”.

Đời Trần, xuất phát từ thực tiễn của công cuộc dựng nước và giữ nước lúc bấy giờ, trung nghĩa được nhấn mạnh như một yêu cầu quan trọng đối với các binh, tướng trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ an nguy cho triều đình. Trần Quốc Tuấn - người được đánh giá là "có tài mưu lược anh hùng, lại một lịng giữ gìn trung nghĩa”, trong bài Hịch tướng sĩ, đã lấy những tấm gương trung liệt trong lịch sử Trung Quốc, như Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng... để giáo dục các tì tướng của mình, kêu gọi lịng trung thành của họ với triều đình, với đất nước. Ơng khẳng định “từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đời nào cũng có”. Ơng đã đặt con người vào mối quan hệ cụ thể: quốc gia, triều đình, gia đình , gia tộc và xác định nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ cụ thể để khích lệ, động viên mọi người đứng lên đánh giặc cứu nước. Bản thân ơng vì nghĩa lớn đã từ chối lời dặn phải trả thù cho cha, ơng cịn địi chém người con bất hiếu chỉ vì người đó bất trung.

Khi thực hành các chuẩn mực đạo đức trên, các triều đại Lý - Trần đã biết đặt lợi ích của trăm họ lên trên lợi ích của gia đình và lợi ích cá nhân. Tư tưởng đạo đức Nho giáo đã là chất keo để liên kết nhân tâm, góp phần tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc làm nên chiến thắng oanh liệt đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt và ba lần đại phá quân Nguyên-Mông đội quân hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

Ở thời Lê (Hậu Lê), Nho giáo phát triển cực thịnh, trở thành hệ tư tưởng chính thống, lúc này đạo đức Nho giáo càng được đề cao hơn bao giờ hết. Tư tưởng trung, hiếu, nhân, nghĩa được nhấn mạnh trong đạo trị nước của các bậc cầm quyền. Vua Lê Thánh Tông coi đạo đức của nhà vua là phải có đức nhân. Biểu hiện của đức nhân của nhà vua là phải làm cho dân được no ấm, đất nước được thái bình, thịnh trị, phải trừ bỏ được bạo tàn. Năm 1470,

vua còn ban hành 24 điều giáo huấn, đề cập đến vấn đề củng cố mối quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, xã hội... theo lễ, nghĩa, hiếu, trung...

Nguyễn Trãi, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 15 cũng đề cao nhân nghĩa. Ơng nói rằng “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” [27, tr.443] và “Người làm vua... phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình” [27, tr.513] hay “đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của” Đức nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi trước hết gắn chặt với với tư tưởng vì dân, an dân “việc nhân nghĩa cốt ỏ yên dân”. Là lòng yêu thương con người, là sự khoan dung, độ lượng với kẻ lầm đường, lạc lối nhưng đã biết hối cải quy phục, kể cả với kẻ thù xâm lược. Theo ơng: Trả thù báo ốn là lẽ thường tình của mọi người, mà khơng phải là bản tâm của người nhân. Đối với người làm quan là phải thương dân, lời nói phải hợp lịng dân. Người làm quan có đức nhân phải biết sống thanh liêm đức độ , chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Với ơng: Đánh giá một việc gì lớn thì hãy xem nó có trái với nhân nghĩa hay khơng, nếu đúng thì lớn, nếu trái thì dẫu gì cũng khơng phải là lớn; đánh giá hành động một người, hãy xem hành động ấy có biểu hiện nhân nghĩa khơng, nếu phải thì người ấy có cơng, nghĩa càng lớn thì cơng càng to, bằng khơng biểu hiện nhân nghĩa thì dù hành động kinh thiên đi nữa cũng chưa chắc được gọi là công trạng, lời Nguyễn Trãi: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Thư trả lời Phương Chính). Nguyễn Trãi mong muốn xây dựng một xã hội bên trên vua thánh tơi hiền, bên dưới khơng cị tiếng oán sầu “thánh tâm dục dữ dân hữu túc, thiên hạ bình” (lịng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình).

Đức trung, hiếu cũng được Nguyễn Trãi đề cao: “Bui có một tấc lịng trung lẫn hiếu, mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”. Trung, hiếu trong quan niệm của ơng được đặt trong hồn cảnh lịch sử của đất nước, đã mang một sắc thái khác với đạo đức Nho giáo Trung Quốc. “Trung” không phải chỉ với một

triều đại, một ông vua mà trung thành với sự nghiệp của dân tộc, “Hiếu” Phải đặt đại hiếu - hiếu với dân lên hàng đầu (đã phân tích ở trên). Có thể nói tư tưởng đạo đức của Nguyễn Trãi là cầu nối giữa tư tưởng đạo đức truyền thống, đạo đức Nho giáo với đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.

Khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền, triều đình tìm mọi cách để duy trì địa vị độc tơn của Nho giáo mặc dù nó đã tỏ ra lỗi thời. Các giá trị đạo đức của Nho giáo tiếp tục được nhấn mạnh. Nhà Nguyễn muốn nhờ vào những nội dung đạo đức Nho giáo để thống nhất và ổn định đất nước, như lời bề tôi Nguyễn Hữu Đạt: “Việc dụng binh thì cốt yếu ở nhân hồ, hễ lịng người lịng người hồ thuận thì đánh đâu cũng được. Vậy chỉ lấy ơn mà kết hợp, lấy tín mà cảm phục, thì người ta tự vui theo, chém giết làm gì” [50, tr.7]. Gia Long vị vua sáng lập triều Nguyễn đã dụ rằng “Nay nên bảo cho dân biết đường yêu ghét, dạy lễ nghĩa, nhiên hậu dân phong mới chính lại được”. Hay như Minh Mệnh đã ban hành và cho truyền bá rộng rãi “Huấn địch thập điều” đến tận các làng xã, trong đó đề cao trung - hiếu, lễ - nghĩa theo quan niệm Nho giáo. Tuy nhiên khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam thì những nội dung đạo đức đó đã khơng được huy động tới mức có thể để đoàn kết toàn dân chống Pháp, Triều đình nhà nguyễn vì quyến lợi của hồng gia đã hèn nhát đầu hàng Pháp, phản bội lợi ích của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay (Trang 56 - 60)