1. Lý do chọn đề tài
2.2. Quan niệm về mô hình nhà nƣớc lý tƣởng
2.2.2. Cơ cấu quyền lực trong nhà nước lý tưởng
Cicero đã cho chúng ta thấy những quan niệm về nền tảng của nhà nước lý tưởng, tuy nhiên không dừng lại ở đó ông còn trình bày một cách chi tiết về cách thức để vận hành một nhà nước một cách hài hòa.
Trước tiên ông khẳng định: “các quan chức phải chắc chắn về giới hạn thẩm quyền của mình. Và các công dân cũng phải nhận thức đầy đủ việc họ buộc phải tuân thủ các yêu cầu của quan chức đến đâu” [4; tr. 262]. Theo ông, trong mối liên
hệ giữa công dân và quan chức sẽ không có ai là người mãi mãi trị vì và không có ai là người mãi đứng ở vị trí phục tùng kẻ khác. Ở tương lai hoặc trong quá khứ họ từng và sẽ đều trải qua hai vị trí này, nếu người nào tuân thủ tốt các yêu cầu người lãnh đạo thì họ sẽ có thêm kinh nghiệm và “đủ sức trở thành người trị vì trong tương lai” [4; tr. 262].
Ông cho rằng khi nhân dân đã trao cho một người chức vụ nhất định thì những mệnh lệnh mà anh ta ban bố sẽ mang tính công bằng, và các công dân sẽ tuân thủ đúng theo chỉ thị mà không phản kháng. Để có được điều này Cicero nhấn mạnh thêm “Điều tôi mong muốn là : nhân dân tin tưởng vào quyết định đúng đắn của họ và đã bổ nhiệm đúng người” [4; tr. 54]. Nếu có công dân không tuân thủ hoặc gây nguy hại tới luật pháp thì phải bị cưỡng chế bằng nhiều hình thức ở mức độ phạm tội khác nhau như: đánh đập, phạt tiền… Tất nhiên các hình phạt này được ban hành bởi những người có thẩm quyền cao hơn và công dân có quyền kháng cáo lên hội đồng. Trong trường hợp đặc biệt (ví dụ như phạm tội trên chiến trường) thì hình phạt có thể được thi hành ngay lập tức mà không cần thông qua hội đồng vì “những mệnh lệnh được ban bố bởi người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động quân sự có luật pháp đảm bảo thực hiện” [4; tr. 263].
Ông đưa ra những quan điểm khá rõ ràng về sự vận hành nhà nước theo cơ cấu phân chia quyền lực thành ba nhánh giống như nhà nước La Mã lúc đó. Nhánh một, quyền thiết lập các đạo luật thuộc về các hội đồng (ngày nay gọi là quyền lập pháp). Nhánh hai, quyền thi hành luật thuộc về các pháp quan (hành pháp). Nhánh ba, quyền xét xử thuộc về quan tòa và các Hội đồng xét xử (tư pháp). Ba nhánh quyền lực nhà nước hoạt động theo nguyên tắc kiểm soát và cân bằng.
Nhánh lập pháp có chức năng làm luật, thuộc về các hội đồng. Có nhiều hội đồng, một số hội đồng có thành viên là đại biểu của công dân La Mã, có hội đồng có thành viên là toàn bộ các công dân La Mã. Việc tuyển chọn thành viên vào các Hội đồng cũng dựa theo nguyên tắc phân loại về: tầng lớp (quý tộc, bình
dân…) hay địa lý (các phân khu của thành Rome). Các Hội đồng này không chỉ đề xuất, thảo luận, ban hành các đạo luật mà còn bầu cử các chức vụ pháp quan – tức các quan chức hành chính và cả quan toà.
Nhánh hành pháp có chức năng điều hành mọi hoạt động thường nhật của chính quyền, thuộc về các pháp quan cùng với một cơ quan trọng yếu, áp đảo về mặt quyền lực là Viện Nguyên lão. “Pháp quan sẽ là người thực thi công lý, tuyên bố hoặc chỉ đạo các phán quyết trong các vụ kiện cá nhân. Ông ấy là người bảo vệ luật dân sự. Các pháp quan có quyền lực ngang nhau, số lượng pháp quan do Viện nguyên lão hoặc Hội đồng quy định” [4; tr. 264]. Có nhiều loại pháp quan với nhiệm vụ khác nhau và cấp bậc khác nhau, trong đó cấp cao nhất là Chấp chính quan.
Viện Nguyên lão gồm khoảng 300 thành viên, có lúc lên đến khoảng 500 thành viên. Viện này bao gồm các cựu pháp quan, đóng vai trò tư vấn trên danh nghĩa. Viện Nguyên lão có thể thảo luận về mọi vấn đề chính trị của La Mã và thông qua các “sắc lệnh”. Các sắc lệnh này thực chất chỉ là những lời khuyên, không bắt buộc các pháp quan phải tuân theo. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các pháp quan đều tuân theo chỉ thị từ các sắc lệnh này. Sở dĩ Viện Nguyên lão có được uy tín vượt trội như thế vì nó là một tổ chức lâu đời và người La Mã có nguyên tắc tôn trọng tiền lệ của tổ tiên, bên cạnh đó là do uy tín và phẩm chất của các nguyên lão. Tuy nhiên, nếu sắc lệnh của Viện Nguyên lão mâu thuẫn với luật do các hội đồng ban hành thì luật có hiệu lực cao nhất.
Nhánh tư pháp thuộc về các quan toà và các hội đồng. Các hội đồng sẽ chuyên trách phân xử những vụ trọng án đặc biệt liên quan đến hình phạt tử hình và trục xuất. Tất cả các chức vụ pháp quan đều do các hội đồng bầu chọn. Trong đó, chức vụ pháp quan cao nhất – Chấp chính quan sẽ chủ trì các buổi họp của Viện Nguyên lão. Có hai vị Chấp chính quan trong một nhiệm kỳ, và vị này có thể phủ quyết vị kia. “Sẽ không có ai đứng trên họ” [4; tr. 264] và “Không ai được phép hai lần giữ cùng một chức vụ, trừ khi hai lần đó cách
nhau mười năm” [4; tr. 264]. Trong trường hợp đặc biệt (có chiến tranh hoặc xung đột dân sự), Viện Nguyên lão có thể ra sắc lệnh trao quyền lực cho một trong hai pháp quan. Tuy nhiên để ngăn chặn việc thâu tóm quyền lực thì quyền lực này chỉ được duy trì trong sáu tháng kể từ khi sắc lệnh được ban. Cicero nhấn mạnh “không ai được bổ nhiệm làm đặc sứ nhà nước nếu động cơ của hắn là lợi ích cá nhân” [4; tr. 265].
Một chức vụ pháp quan khác là Giám quan, đảm nhận các công việc mang tính giám sát, ngoài ra họ còn bổ nhiệm thành viên mới cho Viện Nguyên lão, giám sát hành vi của các nguyên lão và có thể trừng phạt nếu các nguyên lão vi phạm. Các pháp quan cũng chủ trì các cuộc họp hội đồng. Ngoại trừ các nguyên lão có nhiệm kỳ suốt đời, các pháp quan chỉ có nhiệm kỳ từ một đến năm năm, trong đó đa phần các chức vụ có nhiệm kỳ một năm.
Theo niềm tin của người La Mã, các cuộc họp Viện Nguyên lão do thần Jupiter – vị thần của ánh sáng, bảo trợ, do đó, chúng phải luôn kết thúc vào lúc chạng vạng tối. Đồng thời nguyên tắc hoạt động của Viện Nguyên lão yêu cầu tất cả nguyên lão đều phải tuần tự phát biểu về chủ đề đang thảo luận, không giới hạn thời gian phát biểu. Do đó, một vị nguyên lão có thể dùng quyền này để phát biểu liên tục đến chiều tối nhằm cản trở việc thông qua một kiến nghị nào đó. Nhân vật sử dụng biện pháp này đầu tiên chính là Cato Trẻ22. “Nếu một nguyên lão vắng mặt trong một cuộc họp của viện nguyên lão, thì ông ta phải có lý do chính đáng, nếu không ông ta sẽ bị khiển trách. Một nguyên lão sẽ phát biểu khi đến lượt mình, nhưng không được nói quá lâu” [4; tr. 267]. Cicero cũng đặt ra yêu cầu đối với các thành viên trong viện nguyên lão “Ông ấy cần có một số kiến thức về các vấn đề quốc gia. Không được hành xử bạo lực trong các cuộc họp của Hội đồng” [4; tr. 267]. “Những ngoại lệ cá nhân sẽ không được khuyến khích” [4; tr. 267] và các ứng viên đã và đang đương chức không được phép ăn hối lộ và nhận quà biếu. Cicero cũng đề xuất sẽ có hình phạt nếu các ứng viên vi phạm quy định và hình
phạt cụ thể sẽ được quy định phù hợp với mức độ vi phạm. Thậm chí cả khi đã kết thúc nhiệm kì của mình, ông ta phải đệ trình cho các giám quan và có thể bị khởi tố nếu bị phát hiện sai phạm trong thời gian đương chức.
Quan Bảo dân là chức vụ pháp quan có nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của giới bình dân tại Viện Nguyên lão. Khi phản đối một kiến nghị nào đó, vị quan Bảo dân sẽ phủ quyết, và kiến nghị đó sẽ không được biểu quyết. Hai vị Chấp chính có thể phủ quyết lẫn nhau, do đó, mọi quyết định đều cần sự đồng tình của cả hai. Cicero giải thích cho việc cần có chức quan bảo dân trong hệ thống chính quyền như sau: “thật hợp lý khi chúng ta lập chức quan bảo dân để giám sát các quan chấp chính… Vì quan bảo dân là những quan chức duy nhất mà quan chấp chính không có quyền buộc họ phải tuân lệnh. Và sau khi lập nên chức quan chấp chính, thì vị trí của các quan bảo dân tồn tại chỉ để đảm bảo rằng những gì xảy ra trước đây sẽ không bao giờ lặp lại nữa” [4; tr. 271]. Việc lập lên chức quan bảo dân chính là bước đầu tiên để giới hạn quyền lực của các quan chấp chính. Với lo sợ vị trí quan bảo dân sẽ làm gia tăng quyền lực của dân chúng nên Cicero giải thích thêm “quyền lực của họ phải chịu giới hạn, một cách chừng mực và hợp lý” [4; tr. 272]. Về nguồn gốc, “chúng ta sẽ thấy rằng chức quan bảo dân xuất hiện ở thời điểm diễn ra bất đồng dữ dội giữa các công dân của chúng ta, khi một phần của thành phố bị vây hãm và nhiều khu vực khác bị chiếm đóng bằng vũ lực” [4; tr. 273]. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chức quan bảo dân gây ra mọi sự nhập nhằng và hỗn loạn do nó tước đi toàn bộ vị trí mà các nguyên lão nắm giữ trước kia. Cicero đề nghị “chỉ cho họ quyền hỗ trợ người khác khi cần thiết mà thôi” [4; tr. 276] chứ không nên bãi bỏ nó.
Theo ông mặc dù quan bảo dân là chức vụ nhiều tai tiếng vì có nhiều ứng viên nắm giữ chức này từng kích động quần chúng nhưng về cơ bản thì “họ cũng thường xuyên làm lắng dịu quần chúng” [4; tr. 277] và hầu hết thành viên của quan bảo dân vẫn là những thành viên ôn hòa. Sự tồn tại của chức quan bảo dân theo Cicero sẽ “tránh cho Viện nguyên lão trở thành mục tiêu cố kị, và quần
chúng sẽ không phát động đấu tranh quyết liệt cho các quyền của họ” [4; tr. 277]. Chức quan bảo dân là minh chứng cho việc khi bãi bỏ chế độ quân chủ “quần chúng phải được trao tự do đúng nghĩa chứ không chỉ cái vỏ bọc tự do mà họ đã nhận được” [4; tr. 278]. Cicero khẳng định “chính quyền của chúng ta không thể vận hành mà thiếu đi chức vụ quan bảo dân” [4; tr. 279]. “Khi nhận thấy nhân dân chúng ta tha thiết mong mỏi chức vụ quan bảo dân, trong khi họ thậm chí còn không biết ở vị trí đó sẽ như thế nào, thế thì bằng kinh nghiệm, làm sao ta có thể trông đợi họ chấp nhận bãi bỏ nó khi mà nó đã trở nên quen thuộc với họ? Bên cạnh đó, khi phải đối xử với một chức vụ mà bản thân nó không hề xấu ác và lại còn được lòng quần chúng đến độ khó mà chống lại nó, thì bổn phận của một người công dân trí tuệ là không được giao phó việc biện minh cho nó cho đại biểu của quần chúng – điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức tai hại” [4; tr. 279].
Ngoài những đề xuất cũng như những phân tích các vị trí trong mô hình nhà nước lý tưởng của mình, Cicero cũng đưa ra một loạt các quy định đi k m để đảm bảo công lý và luật pháp luôn được đảm bảo.
Về vấn đề thẩm quyền tư pháp, Cicero đề xuất “thẩm quyền tư pháp nên được trao cho tất cả các quan chức nhà nước” [4; tr. 280] vì điều đó sẽ đảm bảo Hội đồng giữ được quyền tiếp nhận kháng án. Ông cũng đề xuất một luật quy định “toàn bộ Viện Nguyên lão sẽ chỉ bao gồm các cựu quan chức mà thôi và đây là điều hoàn toàn dân chủ, vì nó bảo đảm không ai có thể đạt đến vị trí cao cấp đó nếu trước đó họ không được Hội đồng bầu chọn vào một chức vụ nào đó” [4; tr. 280]. Theo đó, ông đề nghị bãi bỏ việc bổ nhiệm trực tiếp vào Viện Nguyên lão bởi các phán quan đang tồn tại lúc bấy giờ nhằm đảm bảo tính khách quan. Tất nhiên điều này phải đi k m với điều kiện “Hội đồng nhân dân sở hữu quyền lực nhưng Viện Nguyên lão nắm giữ quyền lãnh đạo” [4; tr. 281] và “Tầng lớp nguyên lão phải tuyệt đối trong sạch để làm gương cho những thành phần khác của toàn thể nhân dân” [4; tr. 281], như vậy sẽ bảo đảm việc hài hòa
trong hệ thống nhà nước. Cicero cũng nói thêm, những tiêu chuẩn để lựa chọn được các nguyên lão trong sạch rất khó thực hiện, điều này chỉ có thể đạt tới nhờ giáo dục và huấn luyện. Cicero tin rằng, những lãnh đạo tốt sẽ là tấm gương cho toàn thể công dân, nếu lãnh đạo quốc gia mà hành động bất chính sẽ khiến cộng đồng bị lây nhiễm và công dân sẽ bị suy đồi “Tấm gương xấu xa của họ gây hại hơn những chuyện xấu xa do chính họ thực hiện” [4; tr. 283].
Về vấn đề bầu cử, Cicero khẳng định: “quyền tự do bầu cử của công dân bình thường không nên bị xâm phạm” [4; tr. 284]. Ông phản đối hình thức bỏ phiếu kín và cho rằng công dân “có thể lợi dụng việc bỏ phiếu kín để che đậy những điều sai quấy trong việc bỏ phiếu, đồng thời che mắt những công dân thượng cấp, tầng lớp cai trị truyền thống và những toan tính của họ” [4; tr. 285]. Cicero tin rằng, bầu cử công khai sẽ “trao cho nhân dân quyền tự do hành động, nhưng theo cách mà giới lãnh đạo truyền thống vẫn giữ được thẩm quyền và có khả năng sử dụng quyền đó” [4; tr. 287]. Theo đó “những công dân thuộc tầng lớp trên, tầng lớp cai trị truyền thống, sẽ được thông báo về tình hình hiện tại, tuy nhiên quyền tự do bầu cử của một công dân bình thường sẽ không bị cản trở” [4; tr. 287 - 288]. Theo ông, luật này sẽ ngăn cản việc tra hỏi, cản trở cử tri nhằm tác động tiêu cực giành phiếu bầu và để ngăn chặn triệt để hơn nữa Cicero đề nghị điều khoản đi k m các thẻ bầu “phải được phơi bày và trình ra một cách triệt để cho tất cả những vị lãnh đạo chủ chốt của quốc gia” [4; tr. 288]. Thủ tục này được Cicero coi như một hình thức biểu hiện khác của tự do, vì nhân dân được ban cho sự tự do giành lấy sự ủng hộ từ các lãnh đạo của họ. Việc nhân dân được trao cho quyền lực khiến nhân dân hài lòng nhưng tầng lớp cai trị truyền thống vẫn có thể sử dụng thẩm quyền và sức ảnh hưởng của mình để định hướng hành vi của công dân và như vậy xung đột giai cấp sẽ không còn nữa.
Về vấn đề quyền chủ trì các hội nghị quan trọng, Cicero bổ sung thêm: “các cuộc họp của hội đồng và viện nguyên lão đều yêu cầu hành xử trừng mực” [4; tr. 290], do vậy vậy quan chức chủ tọa chính là người có quyền lực định hình
và điều chỉnh thái độ cũng như nguyện vọng của các thành viên khác. Và tất cả các thành viên của Viện Nguyên lão cần nhớ “ba huấn thị”: “Điều đầu tiên, ông ấy nên tham gia các cuộc họp, vì một cuộc họp đông đủ sẽ ra tăng sức mạnh cho việc bàn luận của các nguyên lão. Thứ hai, ông ấy nên phát biểu khi đến lượt mình, nghĩa là khi ông ta được mời phát biểu. Thứ ba, ông ấy nên phát biểu ngắn gọn. Việc diễn đạt một cách súc tích những gì cần nói là năng lực giá trị nhất đối với một diến giả của Viện nguyên lão hay ở bất cứ nơi nào khác” [4; tr. 289]. Cicero cũng đưa ra các điều kiện cho các trường hợp cuộc họp đặc biệt: thứ nhất, các thành viên của Viện nguyên lão được phép kéo dài bài diễn thuyết đến trọn ngày nếu họ đang phải đối mặt với “những kế hoạch hành động tai hại” [4; tr. 289]; thứ hai, được phép kéo dài bài diễn thuyết khi chủ đề cuộc họp quá hệ trọng. Cicero đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe cho các thành viên của Viện nguyên lão là “ông ấy cần có hiểu biết về các vấn đề quốc gia” [4; tr. 290] nghĩa là, cần