Quan niệm về các hình thức nhà nước cơ bản trong lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 49 - 54)

1. Lý do chọn đề tài

2.1. Quan niệm về công lý và các hình thức nhà nƣớc cơ bản

2.1.2. Quan niệm về các hình thức nhà nước cơ bản trong lịch sử

a. Nhà nước quân chủ

Hình thức nhà nước quân chủ là hình thức nhà nước đầu tiên của La Mã. Trong hình thức nhà nước này, quyền lực của quốc vương cũng tương tự như “thiên tử” trong nhà nước phương Đông: có quyền lực tuyệt đối, là người đặt ra và đứng trên luật pháp, là toà án và là thống lĩnh quân đội. Mặc dù Cicero miêu tả, quyền lực của quốc vương được giới hạn và kiểm soát bởi một hiến pháp mà ông ta không được phép thay đổi và mô hình nhà nước quân chủ này của La Mã vẫn có Viện nguyên lão và Hội đồng nhân dân cùng nhau giám sát các hành vi cai trị của quốc vương nhưng về cơ bản nó không phải là thể loại nhà nước nào hết, bởi “Bất cứ ai

có quyền sinh sát đối với người khác đều là kẻ độc tài, dù họ thích được người khác nhìn nhận là vua, phỏng theo hình mẫu của Jupiter Tối Thắng” [4; tr. 243].

Cicero lý giải, một nhà nước không được hành xử chuyên chế đối với những nhà nước khác và nhà nước cũng không được hành xử chuyên chế đối với người dân của nó. “Một nhà nước được cai trị bởi một kẻ độc tài thì hoàn toàn không thể xem là một nhà nước” [4; tr. 251]. Ông nhấn mạnh ý kiến của Scipio: “bởi từ ngữ định nghĩa “nhà nước” là res publica – tức: tài sản của nhân dân – và rõ ràng một đất nước dưới một chế độ độc tài thì hoàn toàn không phải là tài sản của nhân dân. Trái lại, nó cho thấy một tình huống mà trong đó, tất thảy mọi người đều bị khuất phục dưới uy quyền tàn bạo của một người duy nhất, và không có mối ràng buộc chung nào được tạo ra bởi luật pháp, vì vậy những con người chung sống trong cộng đồng ấy – tức là những con người sống dưới chế độ ấy – không được liên kết bởi bất cứ mối quan hệ cộng tác đích thực nào” [4; tr. 251]. Cicero khẳng định ngay cả khi xem xét một cộng đồng to lớn, đẹp đẽ và giàu có nhưng vẫn được lãnh đạo bởi một vị vua thì đó vẫn không được xem là một nhà nước. “Bởi nhân dân không sở hữu thứ gì cho riêng mình, mà thật ra chính nhân dân thuộc về con người độc nhất ấy. Do đó, khi một quốc gia bị một kẻ độc tài cai trị, chúng ta không được khẳng định: đó là một kiểu nhà nước tồi tệ… bởi logic buộc chúng ta phải kết luận rằng: đó không phải là thể loại nhà nước nào hết” [4; tr. 251].

Như vậy, có thể thấy Cicero đã có bước tiến mới trong việc nhìn nhận các hình thức nhà nước so với thời kì trước đó. Nếu như ở Socrates, Platon và Aristotle coi chế độ quân chủ là một hình thức nhà nước và cho rằng mặc dù chế độ quân chủ có thể tha hóa thành nhà nước xấu là nhà nước độc tài, nhưng nếu công dân có thể lựa chọn ra người lãnh đạo có đủ đức hạnh thì chế độ quân chủ vẫn là một nhà nước tốt. Khác với các triết gia đi trước, Cicero cho rằng, không thể coi thể chế quân chủ là một hình thức nhà nước, bởi xét trên yếu tố quyền sở hữu, không công dân nào ở thể chế quân chủ có vật sở hữu riêng của mình, thậm

chí ngay quyền làm chủ bản thân mình cũng không có. Theo Cicero, quyền được sống và quyền tự do là do thần linh ban cho con người, do vậy đó là quyền tự nhiên, vốn có và không ai có thể tước đoạt. Trong chế độ quân chủ, một con người lại có thể quyết định sự tồn vong của cá nhân và cả một dân tộc, điều này cực kì phi lý, đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Ông viết: “Có một luật thực sự trong thực tế - gọi là lý trí đúng đắn - phù hợp với tự nhiên, phổ biến trong tất cả các sinh vật, không thay đổi và không diệt vong. (…) Làm cho luật này mất hiệu lực bằng cách lập pháp, về mặt đạo đức là không đúng hay hạn chế ảnh hưởng của nó là không thể chấp nhận được và xoá bỏ nó hoàn toàn là không thể” [53]20. Như vậy, con người có các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng được và không một ai hoặc một thể chế nào có thể tước đoạt những quyền tự nhiên đó.

Chính với quan niệm trên đây mà Cicero được đánh giá là “người đầu tiên trình bày rõ ràng về pháp quyền tự nhiên” và là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với các nhà tư tưởng sau này.

b. Nhà nước quý tộc

Về mô hình nhà nước quý tộc, Cicero cho rằng, mô hình này cũng không thể xem là nhà nước. Theo quan niệm của Aristotle, một chế độ chỉ được gọi là nhà nước quý tộc một cách đúng đắn nếu đó là một chế độ điều hành bởi những người tài đức nhất, hiểu theo nghĩa tuyệt đối, chứ không phải là những người tài giỏi theo một tiêu chuẩn nào đó. Ông cũng cho rằng, mô hình nhà nước lý tưởng do tầng lớp trung lưu cầm quyền, đó là tầng lớp không quá giàu cũng không quá ngh o. Aristotle phân tích rằng những người quá giàu hoặc quá vượt trội về tài năng sẽ sinh ra kiêu ngạo, dễ phạm tội lớn. Những người quá ngh o sẽ bị lòng tham và sinh tồn chi phối, cũng không thể có khả năng lý trí, dễ trở thành lưu manh. Vì vậy, những người ở giữa, tức giai cấp trung lưu, nên chiếm đa số, như thế tình trạng bình đẳng sẽ dễ dàng diễn ra hơn. Ông nhấn mạnh: “Thành phần

công dân trung lưu là thành phần ổn định và chắc chắn nhất của một nhà nước, vì họ không, như những kẻ ngh o, th m thuồng tài vật của hàng xóm, mà cũng không ai th m thuồng của cải thuộc vào loại thường thường bậc trung của họ, vì người ngh o ham muốn tài vật của người giàu. Họ cũng chẳng th m âm mưu hại lẫn nhau, mà cũng chẳng có ai th m âm mưu làm hại đến họ, cho nên, họ sống một đời sống an toàn” [1 ; 238]. Tất cả những điều ấy khiến giai cấp trung lưu đóng vai trò quyết định. Hoàn hảo nhất là giai cấp trung lưu chiếm đa số, còn nếu không tối thiểu phải đông hơn một trong hai nhóm đối nghịch là giàu và ngh o; khi ấy, sự quyết định của giai cấp trung lưu sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cân bằng quyền lực chính trị và ngăn không cho các phần tử cực đoan thống trị.

Trên thực tế, mô hình trung dung này cũng rất khó thực hiện. Cicero, sau khi xem xét rất nhiều các hình thức nhà nước trong lịch sử (không chỉ riêng Athens và Rome) đã nhận ra rằng, thực chất mô hình nhà nước quý tộc hoặc sẽ được tạo ra bởi lớp người giàu có trong xã hội hoặc những kẻ có quyền lực quân sự. Nghĩa là nhà nước theo mô hình này được lãnh đạo bởi tầng lớp trên, có khả năng chiến đấu và tự bảo vệ tài sản chứ không bao giờ có thể là tầng lớp trung lưu như Aristotle ước mong. Tầng lớp trung lưu cho đến tận thời kì Cicero sống vẫn chỉ là tầng lớp thấp cổ bé họng, khó có khả năng tham dự vào chính trường chứ đừng nói gì tới việc lãnh đạo quốc gia. Trong cuộc thảo luận giả định giữa Scipio và Laelius, Cicero đi đến một kết luận: “khi bất cứ một phe phái nào hoàn toàn nắm quyền, một lần nữa người ta không thể xem đó là một nhà nước... bởi chẳng có gì là tài sản của nhân dân” [4; tr. 252]. Tuy nhiên, ông cho rằng kiểu nhà nước này còn đáng giá hơn nhà nước quân chủ “chính quyền quý tộc và chính trị đầu sỏ sẽ tốt hơn chính quyền quân chủ, bởi vì một vị vua chỉ là một cá nhân đơn lẻ, trong khi một nhà nước sẽ gặt hái được nhiều lợi ích nhất nếu nó được cai trị bởi nhiều người tốt chứ không chỉ một” [4; tr. 253 - 254].

Khi xem xét đến mô hình nhà nước dân chủ, Cicero có vẻ tán thành với Socrates và Platon khi khẳng định “cá nhân tôi thậm chí còn ưa thích chế độ quân chủ hơn chế độ dân chủ tuyệt đối, đó là hình thức chính quyền tệ hại nhất” [4; tr. 253].

Socrates và Platon công kích chế độ dân chủ, coi đó là một thể chế quyết định bởi những người không biết, không có kiến thức, hoặc những doanh thương giàu có, đầu óc mê muội vì tiền bạc. Đối với các ông, người lãnh đạo thông thái phải là các triết gia, nghĩa là người ưu tú nhất của xã hội về tư tưởng, và những nguời trong giai cấp lãnh đạo cũng phải là những người ưu tú. Chỉ có những triết gia mới là những người có đức hạnh, chỉ khi họ là giai cấp lãnh đạo mới là tấm gương tốt và là những người định hướng đúng cho công dân trở thành con người hạnh phúc. Chính vì thế mà Platon thậm chí còn chủ trương một “thế giới cộng sản” dành riêng cho những người được chọn lựa để trở thành lãnh đạo hoàn hảo. Tầng lớp lãnh đạo không có gia đình, không có tài sản riêng, sống và được huấn luyện chung kiểu trại lính. Theo Platon, đó là cách duy nhất để những người này trở nên hiền đức, không tư hào cá nhân, không ghen tuông, không bị quyến rũ bởi vật chất, và có khả năng tư duy để tìm ra sự thật.

Khác với Platon, Aristotle quan niệm về mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là làm tốt mà là hạnh phúc. Ông cho rằng, con ngườichọn hạnh phúc vì chính giá trị thực tại của nó mà không vì những điều gì khác. Còn khi chúng ta lựa chọn danh dự, khoái lạc, tri thức,... là vì chúng ta tin rằng chúng làm ta hạnh phúc. Con người, theo bản chất tự nhiên là một sinh vật chính trị bởi vì chỉ có con người mới có khả năng trao đổi suy nghĩ về công lý, bất công và những điều tốt đẹp. Nhà nước dựa trên pháp luật là thiết yếu cho cuộc sống. Một chính thể được xem là “tốt đẹp” khi giới cai trị quan tâm đến vấn đề an sinh của dân chúng, trong khi một chính thể bị xem là “thối nát” khi giới cai trị quan tâm chủ yếu đến mục đích tư lợi. Do vậy, một chính thể “tốt đẹp” có thể bị tha hoá và rơi vào tình trạng “thối nát” nếu giới cai trị bắt đầu mưu cầu tư lợi, lơ là trách nhiệm

đối với vấn đề an sinh cộng đồng. Xét từ cái nhìn đó, mỗi chính thể tốt đẹp đều có một hình thức thối nát tương ứng với nó. Aristotle đánh giá nhà nước dân chủ là sự thoái hóa của mô hình nhà nước hợp hiến. Trong nhà nước dân chủ, đa số giới cầm quyền phớt lờ lợi ích của nhà nước và quần chúng, lạm dụng chức quyền để mưu cầu tư lợi, còn quần chúng quyết định các chính sách quốc gia vì lợi ích cục bộ hơn là vì lợi ích của đất nước.

Với những trải nghiệm của mình trong chính quyền La Mã Cicero cho rằng, việc nhân dân quản lý mọi thứ và duy trì quyền kiểm soát tổng thể sẽ tạo điều kiện cho quần chúng có thể giáng hình phạt xuống bất cứ ai mà họ muốn, điều khiển mọi thứ chính xác theo cách của họ, thậm chí tước đoạt hay chiếm hữu hoặc giữ lấy bất cứ thứ gì. Mặc dù phê phán nhưng Platon hay Aristotle vẫn coi nhà nước dân chủ là một hình thức nhà nước, còn ở Cicero ông mượn lời Laelius cho rằng: “không có thể loại chính quyền nào mà tôi sẵn lòng phủ nhận tư cách nhà nước hơn một chính quyền hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của dân chúng” [4; tr. 253], vì “một dân tộc chỉ có thể được cho là tồn tại khi các cá nhân tạo nên nó ràng buộc với nhau bởi một mối quan hệ cộng tác, được hình thành dựa trên luật. Thế nhưng, thể loại chính quyền quần chúng mà ngài đề cập đến cũng chỉ mang tính độc tài giống như kiểu độc tài của một cá nhân, mà thật ra còn bẩn thỉu hơn nữa bởi vì không có gì kinh tởm hơn những thứ quái đản mạo danh và đội lốt “nhân dân” [4; tr. 253].

Cicero cho rằng, mô hình nhà nước dân chủ thoạt đầu tưởng chừng đem lại công bằng cho công dân, nhưng thực chất không có một căn cứ để phân định đúng sai khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi chỉ thuộc về nhóm nào có quyền lực hay giàu có hơn, do vậy không xứng đáng là một nhà nước. Nếu duy trì mô hình này, thì sự hỗn loạn tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người sẽ ngày một tăng, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và không có luật lệ nào đủ sức răn đe để phân xử thì chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)