Vai trò của nghệ thuật hùng biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 72 - 74)

1. Lý do chọn đề tài

2.3. Lịch sử và vai trò của nghệ thuật hùng biện

2.3.2. Vai trò của nghệ thuật hùng biện

M.T.Cicero đánh giá rất cao vai trò của nghệ thuật hùng biện trong chính trị, nghệ thuật hùng biện là phương tiện hiệu quả nhất tạo nên quan điểm và thúc đẩy hành động, bao gồm cả các quyết định xét xử. Nghệ thuật hùng biện cũng chính là yếu tố tạo nên chính trị gia cộng hòa hoàn hảo.

Cicero cho rằng một đất nước muốn ổn định và phát triển thì không thể thiếu uy tín và tài hùng biện của những công dân yêu nước. Khi tài hùng biện phát triển đến độ chín muồi nó sẽ trở thành một loại vũ khí sắc bén góp phần đánh bật các mối nguy cơ ngây ra tình trạng bất ổn và những con người sử dụng

thành thạo loại vũ khí đặc biệt này luôn tìm ra cách sử dụng chúng sao cho chúng phát huy lợi ích tốt nhất.

Với Cicero, đại bộ phận những con người cảm thấy hạnh phúc trong thời đại của ông là những con người đã tìm ra cách để vượt qua nỗi sợ hãi luôn tiềm ẩn trong tâm hồn, thích nghi được với những điều định mệnh đã an bài và tất nhiên những người đó có khả năng hùng biện hay ít nhất có khả năng thấu cảm chúng. Tâm trí con người như mảnh đất từng một thời màu mỡ đã bị hạn hán thiêu đốt khô cằn, do vậy những hạt giống vẫn nằm ở đó, ngủ say trong bóng tối, nếu con người chịu khó vun trồng thì sẽ được đến đáp bằng những món quà hào phóng. Và nghệ thuật hùng biện chính là phương pháp để vun trồng và đánh thức các hạt mầm này: “nếu như tâm trí của tôi có thể hoạt động hiệu quả như một cánh đồng: sau khi bị bỏ hoang trong nhiều năm, cánh đồng ấy thường xuyên cho vụ mùa bội thu hơn hẳn lúc trước” [4; tr. 306]. “Trong khi lý trí chính là vinh quang của loài người, thì ngọn đ n soi sáng lý trí chính là nghệ thuật hùng biện” [4; tr. 323].

Đối với thuật hùng biện, con người sẽ hài lòng phần nhiều không phải vì những phần thưởng và danh tiếng mà nó đem đến, thứ khiến người ta hài lòng là “quá trình nghiên cứu và rèn luyện đằng sau nó” [4; tr. 308]. Vì vậy, bất cứ ai dấn thân cho nghệ thuật hùng biện chân chính thì cũng dấn thân cho tư duy chân chính. Bởi đó là “thứ mà nếu thiếu đi thì không ai có thể hành động đúng đắn, ngay cả trong những trận chiến vĩ đại” [4; tr. 309].

Từ đó, Cicero chắc chắn rằng không có ai trở thành nhà hùng biện nhờ chiến tranh. Bởi vì “cho dù hùng biện là sự sáng tạo các nguyên tắc, hay rèn luyện, hay năng khiếu tự nhiên, thì đó cũng là thứ khó đạt được nhất” [4; tr. 309]. Để trở thành một nhà hùng biện đúng nghĩa con người cần có năm nhân tố: biết sáng tác, biết cách sắp xếp bố cục lời nói và văn bản, cách phát âm phải chuẩn xác, hành động phải đoan chính và có một trí nhớ tốt. Và “tự thân mỗi nhân tố đã là một nghệ thuật vĩ đại rồi” [4; tr. 309]. Cicero cũng nói rõ hơn là “biện giả không được phép thiếu sót hoàn toàn một phần nào cả. Bởi nếu ông hoàn toàn

lúng túng với bất cứ phần nào thì ông không thể trở thành biện giả. Tuy nhiên, một cá nhân hoàn toàn có thể vượt trội ở một phần nào đó, và một người khác vượt trội ở một phần khác” [4; tr. 389]. Do đó, những nhà hùng biện xứng đáng được dân tộc ngưỡng mộ và tôn vinh. Cicero cũng chỉ ra các điều kiện để thuật hùng biện có thể này sinh và phát triển: “Hòa bình và sự thanh bình chính là những điều kiện sản sinh ra nghệ thuật hùng biện như thể chúng là bằng hữu, đồng minh với nhau; có thể nói đó là sản phẩm của một nhà nước tổ chức quy củ” [4; tr. 317]. Và do vậy, “chức vụ cao cấp là phần thưởng cho công trạng, nó được ban phát dựa vào sự đánh giá và ủng hộ của thể chế công dân” [4; tr. 421]. Cicero chủ trương rằng “người nào đạt được chúng thông qua những thẻ bầu thì xứng đáng được công nhận là một người tốt và danh giá. Tuy nhiên, khi kẻ nào đó nhờ vào may rủi và đi ngược lại nguyện vọng của đồng bào mà đạt đến vị trí lãnh đạo, thì hắn ta chỉ có được thứ vinh dự bề ngoài, chứ không phải vinh dự chân chính” [4; tr. 421].

Như vậy có thể thấy, Cicero rất đề cao vai trò của thuật hùng biện trong lịch sử, đặc biệt là vai trò của nó đối với vấn đề cai trị đất nước. Thuật hùng biện sẽ là nhân tố then chốt giúp bình ổn một quốc gia và giới quan chức cần phải hiểu rất rõ về thứ nghệ thuật này để cai trị đất nước, đồng nghĩa là họ phải rất tài năng. Tài năng và uy tín ở đây được xây dựng nhờ vào quá trình r n rũa của bản thân và niềm tin của nhân dân chúng chứ không phải thông qua bạo lực vào cướp giật. Nếu ở Socrates thuật hùng biện là phương thức để tìm ra chân lý thì ở Cicero cụ thể hơn đó là nghệ thuật thuyết phục dân chúng để bảo vệ và xây dựng công lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)