1. Lý do chọn đề tài
1.3. Khái quát về thân thế, sự nghiệp của M.T.Cicero và tác phẩm
1.3.2. Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Bàn về chính quyền”
“Bàn về chính quyền” là cuốn sách tập hợp 7 bài hùng biện và bài luận của Cicero xoay quanh các hoạt động chính trị tại nơi ông sống. Cuốn sách được một số học giả nhận định là một văn bản khó chuyển ngữ do ngôn ngữ Cicero sử dụng là tiếng Latin, bản dịch tại Việt Nam được dịch từ bản tiếng Anh của Michael Grant.
12 Octavius (63 TCN – 14 SCN), con nuôi của Julius Ceasar, sau khi thắng trận Actium, năm 31 TCN, đã lên
ngôi hoàng đế dưới tên Augustus.
13
Marcus Antonius (83 TCN – 30 TCN) là một chính trị gia và một thống chế La Mã.Ông là người ủng hộ quan trọng và là một người bạn trung thành của Gaius Julius Caesar như là tướng lĩnh quân đội và là người thừa kế tài sản trở thành một người cháu thứ hai của Ceasar.
Tác phẩm “Bàn về chính quyền”15 (On Government), chính là một tập hợp các trích đoạn diễn văn và tác phẩm giá trị của Cicero về chính trị. Trong đó, ông vừa mô tả lại chính quyền La Mã đương thời, vừa đề xuất một số ý tưởng mới của riêng mình.
Do phương pháp trình bày cuốn sách thuộc dạng diễn văn và đối thoại nên “Bàn về chính quyền” không trình bày một cách hệ thống toàn bộ quan điểm của Cicero. Tuy nhiên, cuốn sách đủ cho ta thấy một số nội dung cơ bản trong quan niệm triết học chính trị - xã hội của Cicero như: Nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc kiểm soát và cân bằng quyền lực, giới hạn nhiệm kỳ của quan chức…
Chương 1 của tác phẩm có tên “Buộc tội Verres” được Cicero viết vào năm 70 TCN để thay mặt công dân Sicily tố cáo tên thống xứ Gaius Verres vì tội tống tiền. Thế nhưng, hầu như ai cũng hiểu rằng cáo trạng này của Cicero nhằm tấn công vào thói cai trị tệ hại nói chung trong chính quyền lúc bây giờ. Michael Grant đánh giá tác phẩm này “là đóng góp quan trọng đầu tiên của Cicero cho nghệ thuật cai trị” [4; tr. 28]. Cicero đã dành rất nhiều tâm huyết cho vụ án thống xứ Gaius Verres (có nhiều nguyên nhân khiến ông làm vậy, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là ông thực lòng căm ghét lối cai trị bất lương và sách nhiễu dân chúng), do vậy nó đã thành công triệt để, khiến Verres phải trốn chạy ngay sau khi Cicero trình bày phần đầu tiên của diễn văn luận tội. Và Cicero đã rất thành công với mục tiêu cuối cùng của mình là thông qua sự buộc tội một tham quan để bày tỏ quan điểm của ông về nghệ thuật cai trị. Quan lại là đại diện cho nhà nước bảo vệ nhân dân do vậy hành vi ăn hối lộ và sách nhiễu dân chúng là một biểu hiện của lối cai trị bất lương, hành vi này phải bị triệt tiêu nếu nhà nước muốn tồn tại.
Ở chương 2 có tên “Biện hộ cho Murena” được Cicero viết năm 62 TCN. Mục đích trực tiếp của bài diễn văn này là biện hộ cho Murena – một trong bốn
ứng viên của vị trí chấp chính cho nhiệm kì tiếp theo16
. Sau khi dập tắt âm mưu của Catilina trong nhiệm kì của mình, Cicero lo sợ hiểm họa cách mạng sẽ kéo dài lâu hơn sau nhiệm kì của ông, nên hi vọng đưa Murena lên làm chấp chính quan sẽ góp phần ngăn chặn mối nguy cơ này. Trong trường hợp này, Cicero đã cố quên đi rằng kẻ mà ông đang biện hộ thật sự đã có hành vi hối lộ. Thông qua lối diễn đạt tài tình, Cicero bộc lộ rõ quan điểm chính trị của mình là: nếu phải lựa chọn giữa việc giữ vững sự ổn định của một chính quyền với việc vi phạm một nguyên tắc, ở đây cụ thể là nguyên tắc liêm khiết, thì có thể chọn vi phạm nguyên tắc.
Chương 3 có tên “Biện hộ cho Balbus” được Cicero công bố năm 56 TCN. Ở giai đoạn này, Cicero đã không thể hành động đơn độc để chống lại chế độ độc tài nữa, ông buộc phải thực hiện nhiều bài diễn văn đại diện cho “tam đầu chế thứ nhất”17 tại Viện Nguyên lão và bài “Biện hộ cho Balbus” này chính là bài diễn văn thứ hai trong số đó. Cicero với tư cách một chính trị gia đã từ bỏ các nguyên tắc của bản thân để bảo vệ nhà nước, qua đó thể hiện quan điểm cởi mở tương đối trong việc chấp nhận người ngoại quốc trở thành một công dân – điều mà các thành bang Hi Lạp chưa bao giờ sẵn lòng thực hiện.
Chương 4 và chương 5, có thể được coi là trung tâm của tác phẩm, nơi thể hiện quan điểm rất rõ nét của Cicero về các hình thức chính quyền trong lịch sử, nguyên tắc để xác định chính trị gia mẫu mực và cách thức vận hành của một chính quyền lý tưởng. Đáng tiếc là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào đó mà bản dịch không đề cập nhiều đến quan niệm của Cicero về nguồn gốc, bản chất của nhà nướcmà chủ yếu tập trung vào vấn đề công lý và mối quan hệ của công lý với luật pháp.
16 Là nhiệm kì ngay sau nhiệm kì của Cicero.
Chương 4 có tên “Về nhà nước” được Cicero bắt đầu nghiên cứu vào năm 54 TCN, ông hoàn thành nó vào năm 51 TCN hoặc có thể sớm hơn. Hình thức của phần này là một cuộc thảo luận giả định diễn ra vào năm 129 TCN trong đó đề cập đến những vấn đề như: định nghĩa bản chất nhà nước, tóm lược lịch sử La Mã… Nhưng mục đích thật sự trong chương này là Cicero muốn “trình bày hiến pháp cổ đại một cách chân thực – hoặc theo hình mẫu lý tưởng của nó – vào thời điểm một thế kỷ trước đó, tác phẩm đã chấp nhận quan điểm của trường phái Khắc kỷ cho rằng: các quyền của cá nhân có thể dung hòa với các quyền của xã hội” [4; tr. 234 - 235].
Chương 5 mang tên “Về luật pháp” được khởi đầu không lâu sau khi “Về nhà nước” được hoàn thành, thậm chí trước khi tác phẩm này hoàn thành. Theo Michael Grant “Về luật pháp đã gần hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ vào năm 52 TCN ” [4; tr. 259]. Bản gốc mà Michael Grant sử dụng để dịch sang tiếng Anh được cho là một sản phẩm hoàn chỉnh, theo như lời dịch giả thì
“có lẽ nó chưa hề được xuất bản khi Cicero còn sống” [4; tr. 259].
Chương 6 và 7 của tác phẩm thể hiện cái nhìn tổng quan của Cicero về thuật hùng biện La Mã sơ khai thông qua góc nhìn trọng yếu này ông đã trình bày một cách tóm lược lịch sử đất nước và quan điểm phản đối nền cai trị độc tài lúc bấy giờ - điều mà sau này Cicero đã phải trả giá bằng cả mạng sống.
Theo đó, chương 6 có tên “Brutus” còn có một tên gọi khác là “Về những biện giả nổi tiếng” (On Famous Orators) được Cicero viết vào năm 46 TCN, nằm trong một công trình gồm 3 quyển, hai quyển còn lại là “Về biện giả” viết năm 55 TCN và “Biện giả”. Trong tác phẩm này Cicero đã cho độc giả thấy rõ tầm quan trọng của nghệ thuật hùng biện, trình bày một cách tổng quan về thuật hùng biện La Mã thủa sơ khai. Do vậy nó không chỉ trực tiếp thể hiện những tư tưởng quan trọng của người La Mã mà còn trở thành tài liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử. Mặc dù mục đích chủ yếu của tác phẩm “Brutus” là bàn luận về tầm quan trọng của thuật hùng biện, nhưng mọi tranh luận về đề tài này đều không tránh
khỏi sự liên quan đến chính quyền và chính trị. Mặc dù Cicero công nhận kĩ năng hùng biện và năng lực chính trị của những con người cùng thời nhưng khi nhìn vào chính trường lúc bấy giờ, ông không tài nào chấp nhận nền độc tài của Caesar và nhấn mạnh nỗi tuyệt vọng mà nó gây ra cho ông, cũng như nỗi lo sợ của ông về tương lai của La Mã.
Đến chương 7 với nhan đề: “Các diễn văn Philippic”, sau nhiều lần nhượng bộ với hi vọng tái thiết lập bộ máy chính quyền mà Cicero cho là tối ưu nhất cho La Mã không thành, ông quyết định đánh đổi tất cả, bao gồm cả mạng sống của mình cho những diễn văn tấn công vào nền cai trị độc tài. “Chúng chính là những cống hiến tối hậu và huy hoàng nhất cho nghệ thuật cai trị, và là sự biểu lộ can đảm nhất cho niềm tin sắt đá của ông” [4; tr. 451].
Trên đây là tóm tắt khái quát về nội dung cơ bản của tác phẩm “Bàn về chính quyền” của Cicero, cuốn sách được đánh giá là 1 trong 5 cuốn sách đáng đọc nhất dành cho những người muốn khám phá nền văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại.
Tiểu kết chƣơng
M.T.Cicero (106 – 43 TCN) là nhà triết học, nhà hùng biện và chính trị gia nổi tiếng của La Mã cổ đại. Ông đã sinh ra trong thời kì Cộng hòa La Mã đang lâm vào khủng hoàng nghiêm trọng. Do vậy ông đã sống và đấu tranh với hi vọng xây dựng một nhà nước hòa bình và tôn trọng sự công bằng.
Quan điểm chính trị - xã hội của Cicero chịu nhiều ảnh hưởng từ các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates, Platon, Aristotle… Cicero đã kết hợp giữa những thành tựu tiếp thu từ các nhà tư tưởng đi trước kết hợp với kinh nghiệm chính trường dày dặn của bản thân để tạo nên những quan điểm triết học chính trị có giá trị và sức lay động đến tận ngày nay.
Tác phẩm “Bàn về chính quyền” là tập hợp các bài luận và bài hùng biện của M.T.Cicero trong suốt những năm tháng hoạt động chính trị sôi nổi của ông. Nó phản ánh lại thời kì bất ổn của Cộng hòa La Mã cả về bên trong lẫn bên ngoài. Dưới con mắt của một nhà triết học nhưng cũng là một chính trị gia trực tiếp tham gia điều hành chính quyền, Cicero lo sợ sự diệt vong sẽ đến với La Mã và chính những điều đó đã thôi thúc ông suy nghĩ đến các biện pháp với hi vọng xây dựng một nhà nước mà ở đó có sự tham gia kiểm soát lẫn nhau của nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân dưới sự kiểm soát của công lý.
ƢƠ . N I DUNG Ơ BẢN Ƣ ƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC PHẨM
“BÀN VỀ CHÍNH QUYỀN”