Giá trị của tư tưởng triết học chính trị xã hội của M.T.Cicero

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 75 - 79)

.4. Đánh giá về tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội của M.T .Cicero

2.4.1. Giá trị của tư tưởng triết học chính trị xã hội của M.T.Cicero

Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Cicero có sự kết hợp tư tưởng trong Cộng hòaLuật pháp của Platon. Theo sự luận giải của Cicero thì trong đó ẩn chứa lí tưởng về chính phủ tốt nhất và công dân tốt nhất, được rút ra từ mối quan hệ tất yếu của chúng. Chính vì thế nên có người đã chỉ trích ông ăn cắp văn của Platon, song thực chất không phải như vậy. Tư tưởng về nhà nước của Cicero cũng không phải sự biện hộ có dự tính trước cho ngôi hoàng đế mà là mong ước của con người về nhà nước lý tưởng. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Cicero là sự kết hợp tư duy Hi Lạp với kinh nghiệm cá nhân chín muồi của ông tạo nên sự thích ứng với tư duy La Mã trong khuôn khổ chính trị của thành bang cộng hòa. Về điều này, Michael Grant đã nhận xét: “Sẽ là bất công khi coi ông đơn thuần là một kẻ ăn cắp những tư tưởng triết học Hi Lạp. Chính ông đã chọn lọc và tổng hợp tài liệu, chúng được củng cố thêm bởi lịch sử La Mã và kinh nghiệm cá nhân ông, và được đặt trong một bối cảnh phổ quát” [4; tr. 24]. Đọc “Bàn về Chính quyền” chúng ta có thể rút ra một số giá trị mà Cicero đã cống hiến cho nhân loại, và được cho là đã ảnh hưởng sâu sắc tới những người cầm bút phương Tây và lan tỏa ảnh hưởng tới Châu Mỹ xa xôi.

Thứ nhất, Cicero là nguyên thủ duy nhất của La Mã đã truyền đạt toàn diện cho chúng ta, về niềm tin chính trị của mình, là một trong những người đầu tiên quan tâm xem xét một cách chi tiết và có hệ thống các cơ chế, chiến thuật và chiến lược cai trị của quốc gia. Sở dĩ Cicero đặc biệt quan tâm tới vấn đề này vì ông sống trong kỉ nguyên mà chính quyền La Mã đang dần đi đến những trang sử cuối cùng với tư cách là một nhà nước, các đề xuất cải tổ của đất nước rơi vào vô vọng và dân chúng dần trông mong vào các tướng lĩnh quân sự chứ không phải là các chính trị gia. La Mã đắm chìm trong các cuộc xung đột và chiến tranh mà không ý thức được nguy cơ nó sẽ kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình bởi sự say mê mở rộng lãnh thổ. Trong hoàn cảnh đó, thật dễ hiểu khi Cicero khát khao hòa bình, không chỉ cho ông mà cho những con người đang sống với tư cách là

công dân La Mã. Ông bị thúc đẩy bởi lý tưởng là sự hòa hợp quốc gia và sự hòa hợp giai cấp. Do vậy, ông ưa thích một hiến pháp kết hợp cả ba hình thức danh tiếng: quân chủ chuyên chế, chính trị đầu sỏ, và dân chủ.

Thứ hai, tiếp nối tư tưởng của Aristotle về sự phân công chức năng giữa các cơ quan nhà nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp và tòa án, Cicero với những phân tích thấu đáo và những đề xuất về việc phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước đã được Michael Grant đánh giá là “nhà tư tưởng chính trị khai sáng nhất và có lẽ vĩ đại nhất của Rome”24 [4; tr. 22]. Tư tưởng về sự phân chia quyền lực nhà nước sau này được phát triển đầy đủ trong quan niệm của các nhà triết học Cận đại Tây Âu nhằm kiểm soát từ bên trong và chống lại sự tha hóa của bản chất nhà nước. “Đây là học thuyết có sức ảnh hưởng áp đảo, và nhận được nhiều tiếng nói đồng tình, dù hiện nay, cũng như xuyên suốt quá khứ, nó thường bị vi phạm hơn là tôn trọng thực tiễn” [4; tr. 24].

Thứ ba, tư tưởng về nhà nước lý tưởng dựa trên công lý và luật pháp của Cicero có giá trị nhân văn sâu sắc. Cicero tin rằng “có một luật phổ quát, có hiệu lực hoàn hảo, dựa trên lý tính (Reason) vượt trên mọi luật lệ của bất kỳ quốc gia hay nhà làm luật nào” [4; tr. 23 - 24]. Ông đề ra ba nguyên tắc mà theo đó, người nào không biết đến ba nguyên tắc đó sẽ không biết đến bản chất con người trong bản thân mình. Một là, Cicero cho rằng bản chất nhân loại, lý tính chính nghĩa công bằng (Công lý) phát ra những mệnh lệnh phải được tôn trọng bởi người nghe những mệnh lệnh ấy. Hai là, những mệnh lệnh của công lý không thể bị thay đổi bởi pháp quyền thực chứng và các quyền lực công cộng phải bất lực ngay trong môi trường của chúng. Ba là, những biểu hiện của công lý phải có một tính chất vĩnh hằng và phổ biến.

Thứ tư, việc đề xuất bỏ phiếu công khai với hy vọng nhân dân được bảo đảm quyền tự do hành động cũng cho thấy điểm tiến bộ vượt thời đại trong tư tưởng chính trị - xã hội của Cicero. Cho đến tận ngày nay, việc bỏ phiếu công

khai vẫn là vấn đề mà nhiều quốc gia vẫn đang phải cân nhắc và gây nhiều tranh luận bởi những mối lo ngại về an ninh và tính công bằng.

Thứ năm, Cicero cũng là nhà tư tưởng có đóng góp quan trọng trong việc làm rõ vai t ò của thuật hùng biện trong nhà nước La Mã. Chính nhờ thuật hùng biện mà các chính trị gia có thể trình bày rõ ràng các quan điểm và thúc đẩy hành động, kể cả các quyết định pháp lý gắn với sự bền vững của một nhà nước. Tại thời điểm của chúng ta, rất khó hình dung cũng như tái hiện lại vai trò của thuật hùng biện trong lịch sử, các chính trị gia hoàn toàn không có khả năng hay cảm nhận gì về nó thì quan niệm của Cicero được đánh giá là một nghiên cứu vô giá, Michael Grant từng viết: “Chúng ta thật may mắn biết bao khi Cicero, trong khi bị ngăn hoạt động chính trị… vẫn còn sức lực và ý chí để lại cho chúng ta nghiên cứu vô giá này” [4; tr. 25].

Thứ sáu, Cicero đã đưa ra tiêu chí cho một chính trị gia hoàn hảo. Ông nhận thức rõ ràng về việc hệ thống chính trị không thể tồn tại nếu thiếu đi biện pháp định hướng cá nhân. Theo Cicero, nhà nước hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, bắt nguồn từ bản chất của con người muốn chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi bị trừng phạt nên tìm kiếm và tham gia vào cuộc sống cộng đồng, cho nên không một ai có quyền sở hữu quyền lực. Tuy nhiên, nhà nước vẫn cần có những con người thay mặt công dân thực thi các biện pháp để bảo vệ công lý. Và do vậy, chúng ta cần có những tiêu chí rõ ràng cho một chính trị gia hoàn hảo. Người muốn là một chính trị gia, theo Cicero điều đầu tiên phải có khả năng hùng biện và am hiểu về tình hình chính trị của đất nước. Nghĩa là các chính trị gia phải thật sự có tài năng, bất chấp việc anh ta có xuất thân từ tầng lớp nào. Cicero cũng nhấn mạnh rằng “những “người mới” mang đến một nguyên tố trọng yếu là

virtus – tức phẩm chất” [4; tr. 20]25. Cũng dễ hiểu khi Cicero đưa ra tiêu chí này trong khi La Mã là một dân tộc rất coi trọng xuất thân của người muốn tham gia chính sự vì ông chính là một “người mới” như vậy. “Cicero thăng quan tiến chức

như sao băng, không nhờ sự hỗ trợ của bất kỳ một quý tộc có vai vế nào, chủ yếu nhờ tài năng xuất chúng của ông – tài diễn thuyết hùng hồn, lôi cuốn trước công chúng” [32; tr. 58].

Cicero cũng cho rằng, chính trị gia hoàn hảo phải là người công bằng và liêm chính. Việc nhận hối lộ được ông đánh giá là một hành vi tồi tệ, đáng bị khinh mệt và căm ghét.

Thêm nữa, chính trị gia hoàn hảo với Cicero phải là người yêu chuộng hòa bình, việc lợi dụng quyền lực được dân chúng tin tưởng giao phó để thực hiện những hành vi tàn bạo thì không xứng đáng là kẻ cai trị. Mặc dù trong các văn bản của mình, ông có đề cập tới vấn đề chiến tranh phải được áp dụng khi cần thiết nhưng về cơ bản, hòa bình và cuộc sống công bằng dành cho dân chúng vẫn là điều tối quan trọng đối với sự tồn vong của một quốc gia.

Cicero được nhiều nhà nghiên cứu nhận xét là có quan điểm ôn hòa và đôi khi việc không dứt khoát trong các quan điểm của ông bị coi là hèn nhát, giả tạo. Điều này thật không công bằng và thiếu khách quan với một người vốn đã trực tiếp tham gia điều hành chính quyền trong nhiều năm như Cicero. Ông nhận thấy rõ ràng những biểu hiện bất cập và bất công trong nhà nước của mình, nhưng với quan điểm ưa chuộng hòa bình ông luôn tìm cách đấu tranh mềm dẻo, tránh xung đột. Đến cuối cùng cái chết của ông là minh chứng rõ ràng nhất cho tính gan dạ và quyết đoán của ông, sự đấu tranh bày tỏ tiếng nói công khai và thiết thực nhất về niềm tin của ông đối với chính quyền. Chính quyền lý tưởng không được để một cá nhân độc nhất cai trị đất nước và các quyền con người phải được công nhận, tôn trọng mà không một nhà độc tài nào trên thế giới có quyền chà đạp.

Đọc “Bàn về chính quyền” trong bối cảnh hiện nay, nhìn lại có thể thấy Cicero là nhà tư tưởng có bước tiến vượt thời đại. Trong khi Hàng loạt quốc gia phương Đông khác vẫn duy trì chế độ quân chủ một cách lâu dài, hay thậm chí về tư tưởng còn tìm cách biện minh, củng cố cho nó, thì trái lại, người La Mã sau khi trải qua cảnh quân chủ lạm quyền, đã hiểu được rằng, quyền lực tuyệt đối

dẫn đến tha hoá tuyệt đối và lạm dụng tuyệt đối. “Đó là một lối tư duy rất thực tế, và họ không còn ảo tưởng, trông mong vào òng tốt của “thiên tử”. Họ quyết tâm suy nghĩ để xây dựng một hình thức chính quyền khác, hoạt động theo những nguyên tắc khác mà họ tin tưởng là sẽ tốt đẹp hơn. Quả thực, họ đã thành công phần nào – chính quyền Cộng hoà La Mã tốt đẹp hơn về nhiều mặt, đã đưa La Mã từ chỗ một dân tộc vô danh với một lãnh thổ nhỏ bé ở khu vực thành Rome trở thành một cường quốc vĩ đại nhất thời ấy. Dù rằng nó cũng còn nhiều khiếm khuyết và cuối cùng phải sụp đổ, nhưng bài học của họ vẫn nên được tiếp thu và bổ sung cho đến tận thời nay” [54].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm bàn về chính quyền, the political and social philosophical imagine of m t cicero in his creation on government (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)